Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 6: Đo thời gian

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 6: Đo thời gian. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 6: Đo thời gian


BÀI 6 ĐO THỜI GIAN

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Tại sao khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO THỜI GIAN
  3. Đơn vị đo thời gian

Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta là giây (second), kí hiệu là s.

Hoạt động cặp đôi

Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi sau

  1. Kể tên một số đơn vị đo thời gian mà em biết.
  2. Điền số thích hợp vào chỗ trống:

1h = ..... phút = .......giây

2,5h = .... phút = .......giây

1 ngày = .....giờ = ....... phút

40 giây = ......phút

giây (s)

  • 1 phút (min) = 60s
  • 1 giờ (h) = 60 phút
  • 1 ngày đêm = 24 giờ
  • Tuần
  • Tháng
  • Năm dương lịch
  • Thập niên
  • Thế kỉ
  • …..
  • 1 phân = 15s
  • 1 khắc = 15 phút
  • 1 canh = 2 giờ
  • Tuần trăng
  • Năm âm lịch

……

  1. Dụng cụ đo thời gian

Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ.

Kể thêm một số loại đồng hồ mà em biết và nêu ưu điểm của từng loại.

ĐCNN CỦA DỤNG CỤ ĐO

Cho biết ĐCNN của các dụng cụ đo sau:

  1. THỰC HÀNH ĐO THỜI GIAN
  2. Ước lượng thời gian và chọn đồng hồ

Thảo luận cặp đôi

Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

  • Để xác định thời gian vận động viên chạy 800m ta dùng loại đồng hồ nào? Vì sao?
  • Hãy ước lượng thời gian đi từ cuối lớp học tới bục giảng và lựa chọn đồng hồ phù hợp để đo khoảng thời gian đó.
  1. Sử dụng đồng hồ đúng cách

Cách hiệu chỉnh đồng hồ ở hình nào thì thuận tiện hơn khi thực hiện phép đo thời gian?

Cách đặt mắt để đọc số chỉ đồng hồ như nào là đúng?

Cho biết số chỉ của đồng hồ ở mỗi trường hợp là bao nhiêu? (Biết ĐCNN của đồng hồ là 1s)

Khi sử dụng đồng hồ để đo thời gian của một hoạt động cần lưu ý:

  • Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo.
  • Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ.
  • Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ.
  1. 3. Đo thời gian bằng đồng hồ

Hoạt động cặp đôi

Yêu cầu:

  • Thực hành đo lần lượt thời gian di chuyển của hai bạn từ cuối lớp tới bục giảng.
  • Hoàn thành bảng sau:

Bảng kết quả đo thời gian

Đối tượng cần đo

Thời gian ước lượng (s)

Chọn dụng cụ đo thời gian

Kết quả đo (s)

Tên dụng cụ đo

GHĐ

ĐCNN

Lần 1:

t1

Lần 2:

t2

Lần 3:

 t3

t =

Bạn 1

 

 

 

 

 

 

 

 

Bạn 2

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi đo thời gian thực hiện một hoạt động, ta cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo.
  • Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp.
  • Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.
  • Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.
  • Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo
  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1. Để đo thời gian của vận động viên chạy 100m, loại đồng hồ thích hợp nhất :

  1. Đồng hồ để bàn.
  2. Đồng hồ bấm giây.
  3. Đồng hồ treo tường.
  4. Đồng hồ cát.

Câu 2. Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian:

  1. từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích.
  2. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.
  3. bạn Nguyệt chạy 50m rồi nhân đôi.
  4. bạn Nguyệt chạy 200m rồi chia đôi.

Câu 3. Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để

  1. lựa chọn đồng hồ đo phù hợp.
  2. đặt mắt đúng cách.
  3. đọc kết quả đo chính xác.
  4. hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách.

Câu 4. Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đấu đến lúc kết thúc hành trình là

  1. 1 giờ 3 phút.
  2. 2 giờ 33 phút.
  3. 10 giờ 33 phút.
  4. 1 giờ 27 phút.

* Nhiệm vụ về nhà

  • Học thuộc ghi nhớ.
  • Làm bài tập trong SGK và SBT
  • Đọc trước bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

 

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay