Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất


BÀI 8
SỰ DA DẠNG VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT.
TÍNH CHẤT CỦA CHẤT

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ở đầu lớp và cuối lớp ngửi được mùi của mẫu nào?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Sự đa dạng của chất

CH: Quan sát và liệt kê các vật thể có trong hình?

Vật thể nào có sẵn trong tự nhiên? Vật thể nào do con người tạo ra?

TL:

- Vật thể:

+Có sẵn trong tự nhiên: Đá, đất, nước, cây, không khí, con người,…..

+Do con người tạo ra: Con thuyền,….

+Có đặc trưng sống: Cây, con người,…..

+Không có đặc trưng sống: Đá, đất, thuyền, nước,……….

* Thảo luận nhóm:

Nhiệm vụ:

  1. Kể tên một số vật thể và cho biết chất tạo nên vật thể đó.
  2. Nêu sự giống nhau, khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
  3. Kể tên một số vật sống và vật không sống mà em biết.

Kết luận:

+ Vật thể tự nhiên: Là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

+ Vật thể nhân tạo: Là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.

+ Vật hữu sinh: Là vật có đặc trưng sự sống.

+ Vật vô sinh: Là vật không có đặc trưng sự sống.

Hãy sắp xếp các vật thể trên vào mỗi nhóm vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh và vật vô sinh

  1. Các thể cơ bản của chất

Quan sát hình 8.2 và điền thông tin vào bảng 8.1

Bảng 8.1. Đặc điểm các thể của nước

Chất

Thể

Hình dạng có xác định không?

Có thể nén không?

Nước đá

 

 

 

Nước lỏng

 

 

 

Hơi nước

 

 

 

TL:

Chất

Thể

Hình dạng có xác định không?

Có thể nén không?

Nước đá

Rắn

Rất khó

Nước lỏng

Lỏng

Không

Khó

Hơi nước

Khí (hơi)

Không

Dễ

 

KT: Các chất đều được cấu tạo từ những hạt vô cùng bé mà mắt thường không thể nhìn thấy

Thảo luận nhóm 4HS hoàn thành bảng sau:

Thể

Các hạt liên kết như thế nào?

Hình dạng có xác định không?

Có thể tích xác định không?

Có bị nén không?

Lấy 2 ví dụ về chất ở mỗi thể

Rắn

     

Lỏng

     

Khí

     

 

TL:

Thể

Các hạt liên kết như thế nào?

Hình dạng có xác định không?

Có thể tích xác định không?

Có bị nén không?

Lấy 2 ví dụ về chất ở mỗi thể

Rắn

Chặt chẽ

Không

Đồng, gỗ

Lỏng

Lỏng lẻo

Không

Có bị nén

Nước, dầu

Khí

Chuyển động tự do

Không

Không

Không khí, nước

Đặc điểm cơ bản ba thể của chất:

Thể rắn:

  • Các hạt liên kết chặt chẽ.
  • Có hình dạng và thể tích xác định.
  • Rất khó bị nén

Thể lỏng:

  • Các hạt liên kết không chặt chẽ.
  • Có hình dạng không xác định, có thể tích xác định.
  • Khó bị nén

Thể khí:

  • Các hạt chuyển động tự do.
  • Có hình dạng và thể tích không xác định.
  • Dễ bị nén
  1. Tính chất của chất

Thảo luận nhóm đôi:

Em hãy nhận xét về thể và màu sắc của than đá, dầu ăn, hơi nước trong các hình trên.

  • Thể rắn, màu đen
  • Thể lỏng, màu vàng
  • Thể khí, không màu

Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt các chất hoặc các vật thể?

TL: Thể, màu sắc, hình dạng, tính chất

CH: Làm thế nào để biết được tính chất của của chất và của vật thể?

  • Quan sát, đo lường: màu sắc, mùi vị, hình dạng, thể tích, khối lượng, độ tan,....
  • Thực hiện các thí nghiệm: biết được tính chất của chúng

* Tìm hiểu một số tính chất của chất:

Hoạt động nhóm

Lớp chia thành 3 nhóm lần lượt thực hiện các thí nghiệm

+ Nhóm 1: Thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước

+ Nhóm 2: Thí nghiệm hòa tan muối ăn vào nước, trộn dầu ăn với nước

+ Nhóm 3: Thí nghiệm đun nóng đường kính trắng

Bảng kết quả TN1

Nhận xét: Trong quá trình nước sôi, nhiệt độ không thay đổi

* Kết quả TN2

Nhận xét:

+ Muối ăn tan trong nước.

+ Dầu ăn không tan trong nước

* Kết quả TN3:

CH: Khi tiến hành thí nghiệm có những quá trình nào xảy ra?

Trả lời:

Đường nóng chảy, ngả màu vàng sẫm  chất rắn màu đen.

CH: Trong các quá trình làm thí nghiệm có tạo thành chất mới không?

Trả lời:

CH: Quá trình nào thể hiện tính chất vật lí, tính chất hóa học của đường?

Trả lời:

Tính chất vật lí: nóng chảy;  Tính chất hóa học: quá trình còn lại

Tính chất của chất:

+Tính chất vật lí:

  • Thể (rắn, lỏng , khí)
  • Màu sắc, mùi vị, hình dạng,….
  • Tính tan trong nước
  • Tính nóng chảy, sôi
  • Tính dẫn điện, dẫn nhiệt

+Tính chất hóa học:

  • Chất bị phân hủy
  • Chất bị đốt cháy
  1. Sự chuyển thể của chất

Thảo luận nhóm

Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi

  1. Tại sao kem lại tan chảy khi đưa ra ngoài tủ lạnh?
  2. Tại sao cửa kính trong nhà tắm bị đọng nước khí ta tắm bằng nước ấm?
  3. Khi đun sôi nước, em quan sát thấy có hiện tượng gì trong nổi thuỷ tinh?

CH: Quan sát vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, em hãy cho biết các quá trình diễn ra trong vòng tuần hoàn này.

Thực hành chuyển đổi thể của chất

Hoạt động nhóm

  • Các nhóm thực hiện thí nghiệm 4, 5 theo hướng dẫn trong SGK
  • Hãy cho biết các quá trình chuyển thể nào xảy ra.
  • Thí nghiệm 4:
  • Khi đun nóng, nến chuyển từ thể …….. sang thể ……
  • Tắt đèn cồn, để nguội nến chuyển từ thể …….. sang …….
  • Thí nghiệm 5:
  • Trong cốc thuỷ tỉnh: ……………. bay lên, trong nước và mặt thoáng của cốc nước có nhiều ……..
  • Dưới đáy bình cầu:…………..

TL:

  • Thí nghiệm 4:
  • Khi đun nóng, nến chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
  • Tắt đèn cồn, để nguội nến chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
  • Thí nghiệm 5:
  • Trong cốc thuỷ tỉnh: Hơi ước bay lên, trong nước và mặt thoáng của cốc nước có nhiều bọt khí
  • Dưới đáy bình cầu: Nhiều giột nước lỏng bám vào

Sự nỏng chảy: Là quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng.

Sự đông đặc: Là quá trình chất ở thể lỏng chuyển sang thể rắn.

Sự bay hơi: Là quá trình chất ở thể lỏng chuyển sang thể hơi.

Sự sôi: Là quá trình bay hơi, xảy ra cả trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng.

Sự ngưng tụ: Là quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

Quá trình chuyển thể của chất:

Hãy cho biết quá trình chuyển thể tương ứng trong các hoạt động sau đây.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

  1. Tạo thành mây.
  2. Gió thổi.
  3. Mưa rơi.
  4. Lốc xoáy.

Đáp án A

Câu 2:  Sắt được dùng để chế tạo ra vật thể nào dưới đây:

  1. Cầu, máy móc, bóng đèn.
  2. Cốc, chai, lưỡi dao.
  3. Cốc, cầu, chai.
  4. Cầu, máy móc, lưỡi dao.

Đáp án D

Câu 3: Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?

  1. Dễ dàng nén được.
  2. Không có hình dạng xác định.
  3. Có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng.
  4. Không chảy được.

Đáp án C

Câu 4: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là

  1. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thế tự nhiên.
  2. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
  3. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
  4. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.

Đáp án B

Câu 5: Tính chất nào sau đây có thể quan sát được mà không cần đo hay làm thí nghiệm để biết?

  1. Tính tan trong nước.
  2. Khối lượng riêng.
  3. Màu sắc.
  4. Nhiệt độ nóng chảy.

Đáp án C

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Bài tập: Vào những ngày trời nồm (không khí chứa nhiều hơi nước, độ ẩm cao), sự chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà và lớp không khí bao quanh khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành những hạt nước nhỏ gây ẩm ướt cho nền nhà. Để giảm thiểu hiện tượng này, chúng ta nên đóng kín cửa, hạn chế không khí ẩm vào nhà. Em hãy giải thích tại sao làm như vậy?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Học bài và làm bài tập trong SGK, SBT

Đọc trước bài mới: Bài 9 - OXYGEN

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay