Giáo án PowerPoint KHTN 6 Kết nối tri thức bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 Kết nối tri thức bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật


CHƯƠNG VII: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

BÀI 25. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SINH VẬT

 

KHỞI ĐỘNG

  • Quan sát hình ảnh và cho biết: Làm thế nào em có thể tìm được cuốn sách mình cần trong một thư viện, hiệu sách?
  • Dựa vào sự sắp xếp sách trong thư viện, hiệu sách. Mỗi loại sách khác nhau đều được sắp xếp thành từng nhóm khác nhau.
  • Vậy để có thể dễ dàng tìm ra một loại sinh vật trong tự nhiên, các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống như thế nào?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG

Hãy sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập của em thành từng nhóm dựa vào đặc điểm chung giữa chúng

NHÓM 1:

- Sách giáo khoa

- Sách bài tập

- Vở ghi chép

NHÓM 2:

- Bút bi, bút chì

- Thước kẻ

- Keo dán

Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm theo thứ tự nhất định.

- Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống:

+ Giúp xác định vị trí các loài sinh vật và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật khác dễ dàng hơn.

+ So sánh sự giống và khác nhau giữa các nhóm đối tượng phân loại, nguyên nhân và mối quan qua hệ giữa chúng.

  1. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SINH VẬT
  • Quan sát một số đại diện sinh vật và cho biết chúng đã được phân loại như thế nào?

- Hệ thống phân loại sinh vật là hệ thống phân loại cơ bản, có thể phân chia thành các mức khác nhau.

- Sinh vật được phân loại thành các đơn vị khác nhau từ thấp đến cao:

Loài=> chi=> họ=> bộ=> lớp=> ngành=> giới

  • Sơ đồ phân loại loài sư tử
  • Sơ đồ phân loại loài hoa li

Tìm hiểu cách gọi tên loài

  • Quan sát hình và cho biết sinh vật có những cách gọi tên nào?

Cách gọi tên sinh vật

- Tên địa phương: cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.

- Tên khoa học: cách gọi tên một loài sinh vật theo giống và tên loài.

Tên khoa học của ong mật: Apis cerana

+ Apis: tên giống

+ Cerana: tên loài thuộc giống

III. GIỚI VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI NĂM GIỚI

Quan sát hình ảnh và cho biết sinh vật được chia thành mấy giới?

Sinh vật được chia thành 5 giới:

Giới Thực vật

Đại diện: cây cam

Giới Nấm

Đại diện: nấm rơm

Giới Động vật

Đại diện: gấu

Giới Nguyên sinh

Đại diện: trùng giày

Giới Khởi sinh

Đại diện: vi khuẩn

TRÒ CHƠI ĐOÁN HÌNH

Quan sát hình ảnh các sinh vật dưới đây và đoán xem chúng thuộc giới nào?

Em có thể phân biệt 5 giới sinh vật bằng cách nào?

Dựa vào đặc điểm tế bào, cách tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng,…

LUYỆN TẬP

Câu 1. Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?

  1. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.
  2. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.
  3. Để xác định vị trí của các loài sinh vật, giúp cho việc tìm ra chúng trở nên để dàng hơn.
  4. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.

Đáp án C

Câu 2. Thế giới sinh vật được chia vào các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự:

loài - chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới

loài - họ - chi - bộ - lớp - ngành - giới

giới - ngành - bộ - lớp - họ - chi - loài

giới - họ - lớp - ngành - bộ - chi - loài

Đáp án: giới - họ - lớp - ngành - bộ - chi - loài

Câu 3. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia là tên gọi gì?

  1. Tên khoa học
  2. B. Tên vùng miền
  3. Tên phổ thông
  4. D. Tên địa phương

Đáp án D

Câu 4. Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?

(1) Đặc điểm tế bào.

(2) Mức độ tổ chức cơ thể.

(3) Môi trường sống.

(4) Kiểu dinh dưỡng.

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn.

  1. (1),(2), (3), (5)
  2. (2), (3), (4), (5)
  3. (1), (2), (3), (4)
  4. (1), (3), (4), (5)

Đáp án A

VẬN DỤNG

Câu 1. Tên khoa học của loài người là: 

Homo sapiens Linnaeus, 1758

Hãy xác định tên giống, loài, tác giả, năm tìm ra loài?

Tên giống, loài, tác giả, năm tìm ra loài:

- Tên giống: Homo

- Tên loài: sapiens

- Tác giả: Linnaeus

- Năm tìm ra: 1758

Câu 2. Trong các loài động - thực vật sau, loài nào được gọi theo tên địa phương, loài nào được gọi theo tên khoa học?

  • con thằn lằn, canis lupus familiaris, cây hoa ngũ sắc, felis catus, cây chuối...
  • Sinh vật được gọi theo tên địa phương: canis lupus familiaris, felis catus.
  • Sinh vật được gọi theo tên phố thông: con thằn lằn, cây hoa ngũ sắc, cây chuối.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Vẽ sơ đồ tư duy để củng cố bài học.

Đọc và chuẩn bị trước bài 26: Khoá lưỡng phân.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay