Giáo án PowerPoint KHTN 6 Kết nối tri thức bài 30: Nguyên sinh vật

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 30: Nguyên sinh vật. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 Kết nối tri thức bài 30: Nguyên sinh vật


BÀI 30: NGUYÊN SINH VẬT

 

KHỞI ĐỘNG

  • Quan sát bề mặt ao hồ thường thấy một lớp váng màu xanh, vàng, đỏ,… có chứa các nguyên sinh vật.
  • Vậy thế nào là nguyên sinh vật?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. ĐA DẠNG NGUYÊN SINH VẬT

- Đa số là cơ thể đơn bào nhân thực, kích thước hiển vi.

+ Một số có cấu tạo đa bào, có thể quan sát bằng mắt thường.

- Hình dạng rất phong phú:

+ Hình cầu: tảo silic, trùng kiết lị,…

+ Hình giày: trùng giày,…

+ Hình thoi: trùng roi,…

+ Không có hình dạng cố định: trùng biến hình,…

- Môi trường sống rất đa dạng: dưới nước, trong đất và trong cơ thể con người.

Trùng giày, trùng roi

  • Giọt nước lấy từ rễ bèo ở ao nuôi cá
  1. VAI TRÒ CỦA NGUYÊN SINH VẬT
  2. Vai trò trong tự nhiên

- Cung cấp oxy cho các động vật dưới nước: tảo lục,...

- Làm thức ăn cho các động vật lớn hơn.

- Sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của của các loài động vật khác.

=> Thức ăn của các loài cá nhỏ, các loài thân mềm (trai, ốc), giáp xác (tôm, cua, nhện nước),…

  1. Vai trò đối với con người

- Được chế biến thành thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng cho con người: tảo xoắn spirulina,…

Viên thực phẩm chức năng từ tảo xoắn

- Làm thức ăn và dùng trong chế biến thực phẩm: chất thạch trong tảo được chiết xuất để làm đông thực phẩm,…

- Dùng trong sản xuất chất dèo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, cách nhiệt,…

- Một số nguyên sinh vật có vai trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch của môi trường nước.

CH: Kể tên một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra mà em biết

III. MỘT SỐ BỆNH DO NGUYÊN SINH VẬT

Bệnh sốt rét

- Do trùng sốt rét gây nên.

- Khi bị muỗi đốt, trùng sốt rét từ muỗi tuyền sang người qua tuyến nước bọt.

- Biểu hiện: sốt cao, rét run, mệt mỏi,…

Bệnh kiết lị

- Do trùng kiết lị gây nên.

- Bào xác trùng kiết lị bám vào cơ thể ruồi, nhặng và truyền bệnh thông qua thức ăn.

- Biểu hiện: sốt, đau bụng, tiêu chảy,…

CH: Làm thế nào để phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra?

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DO NGUYÊN SINH VẬT GÂY RA

- Ngủ màn, diệt ruồi, muỗi, côn trùng, bọ gậy.

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Vệ sinh cá nhân, môi trường sống và nơi công cộng sạch sẽ.

- Tuyên truyền trong cộng đóng ý thức vệ sinh môi trường.

LUYỆN TẬP

  1. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật:

Có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi

Có cấu tạo tế bào nhân sơ, kích thước hiển vi

Chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi

Có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn

Đáp án: Có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi

  1. Sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm nguyên sinh vật?
  2. Trùng roi
  3. Trùng kiết lị
  4. Thực khuẩn thể
  5. Tảo lục đơn bào

Đáp án C

  1. Nấm nhầy thuộc giới sinh vật nào trong các giới sau đây?
  2. Nấm
  3. Nguyên sinh
  4. Động vật
  5. Thực vật

Đáp án C

  1. Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?
  2. Trùng Entamoeba histolytica
  3. Trùng Plasmodium falcipanum.
  4. Trùng giày
  5. Trùng roi

VẬN DỤNG

THẢO LUẬN NHÓM

  • Cho chuỗi thức ăn bao gồm: Tảo => Giáp xác chân chèo => Cá => Rái cá biển => Gấu
  • Điều gì sẽ xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn nếu số lượng tảo trong chuỗi bị giảm đột ngột?

TL

Nếu số lượng tảo trong chuối thức ăn bị giảm đột ngột thì số lượng các sinh vật ở mắt xích phía sau cũng sẽ bị giảm đi.

Ảnh hướng nặng nề nhất là giáp xác chân chèo vì tảo là nguồn thức ăn trực tiếp của chúng.

Các sinh vật càng ở xa tảo thì mức độ ảnh hưởng càng giảm.

Trong kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi thuỷ sản, người nuôi thường tiến hành gây màu nước ao. Màu nước lí tưởng là màu xanh lơ, xuất hiện do sự phát triển của tảo lục đơn bào trong nước.

=> Hãy giải thích vì sao người nuôi thuỷ sản luôn gây và cố gắng duy trì màu nước này trong suốt vụ nuôi.

Vì màu nước xanh lơ chứng tỏ có nhiều tảo lục đơn bào trong đó.

Tảo lục đơn bào quang hợp tạo ra oxy làm tăng lượng oxy hoà tan trong nước, có lợi cho hô hấp của các loài động vật thuỷ sinh nuôi trong ao.

Đồng thời cũng là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng của nhiều loài thuỷ sản.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.

- Học bài trả lời câu hỏi sgk.

- Chuẩn bị trước bài 31.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay