Giáo án PowerPoint KHTN 6 Kết nối tri thức bài 36: Động vật

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 36: Động vật. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 Kết nối tri thức bài 36: Động vật


BÀI 36. ĐỘNG VẬT

 

KHỞI ĐỘNG

Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”

  • Hãy kể tên các loài động vật, mà em biết trong bức hình trên.
  • Ai đoán được càng nhiều sẽ nhận được một phần thưởng.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT

Theo em, động vật và thực vật giống, khác nhau ở điểm nào?

Giống nhau: đều được cấu tạo từ tế bào, lớn lên và sinh sản.

Khác nhau:

Thực vật

- Thành tế bào có xenlulôzơ.

- Dinh dưỡng: tự dưỡng.

- Không có khả năng di chuyển.

- Không có hệ thần kinh và giác quan.

Động vật

- Thành tế bào không có xenlulôzơ

- Dinh dưỡng: dị dưỡng.

- Có khả năng di chuyển.

- Có hệ thần kinh và giác quan.

- Động vật xung quanh ta rất phong phú gồm hơn 1,5 triệu loài đã được xác định.

- Môi trường sống rất đa dạng: trên cạn, dưới nước, trong đất, trong cơ thể sinh vật khác,…

- Đa số là sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, không có thành tế bào và hầu hết có khả năng di chuyển.

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Thảo luận nhóm 3-4 học sinh và hoàn thành bảng sau:

  • Bảng liệt kê môi trường sống của các loài động vật
  1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT
  2. Động vật không xương sống

Những loài có đặc điểm cơ thể như thế nào được xếp vào nhóm động vật không xương sống và gồm có những ngành chính nào?

- Gồm những loài động vật mà cơ thể chúng không có xương sống.

RUỘT KHOANG

- Cơ thể đối xứng toả tròn.

- Khoang cơ thể thông với bên ngoài qua lỗ miệng.

- Quanh miệng có các tua cuốn để bắt mồi.

- Đại diện: sứa, thuỷ tức, hải quỳ, san hô,...

GIUN

- Giun dẹp: cơ thể dẹp, đối xứng hai bên .

+ Một số sống tự do trong nước, còn lại hầu hết kí sinh trong cơ thể người và động vật.

+ Đại diện: sán lá gan, sán dây,…

- Giun tròn: cơ thể hình trụ, phần lớn có kích thước hiển vi.

+ Một số loài kích thước lớn, chiều dài lên đến 30cm.

+ Sống trong môi trường đất, nước hoặc kí sinh.

+ Đại diện: giun kim, giun đũa,…

  • Giun đũa kí sinh trong ruột người
  • Giun đốt: cơ thể phân đốt.

+ Sống ở môi trường ẩm ướt: đất, nước,...

+ Đại diện: giun đất, rươi,…

Thân mềm

- Cơ thể rất mềm, được bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài.

- Tuy nhiên nhiều loài tiêu giảm hoặc không có vỏ.

- Phân bố chủ yếu ở môi trường nước, một số sống trên cạn.

- Đại diện: trai, ốc, mực, hến, sò,...

Chân khớp

- Phần phụ (chân) phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động.

- Sống ở nhiều môi trường, kí sinh cả trong cơ thể sinh vật khác.

- Đại diện: tôm, cua, ong, bướm,…

Tên loài

Đặc điểm nhận biết

Ngành

Sứa

Cơ thể đối xứng, khoang cơ thể thông với bên ngoài qua lỗ miệng.

Ruột khoang 

Châu chấu

Chân phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động.

Chân khớp 

Hàu biển

Cơ thể mềm, bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài.

Thân mềm 

Rươi

Cơ thể phân đốt.

 Giun đốt

  • Bảng đại diện một số ngành động vật không xương sống
  1. Động vật có xương sống

Kể tên 5 nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên

- Sống dưới nước, hô hấp bằng mang, di chuyển bằng vây.

- Hình dạng khác nhau, phổ biến nhất là thân hình thoi, dẹp hai bên, thích nghi với đời sống bơi lội.

- Gồm hai lớp cá chính:

+ Lớp cá xương: sống ở nước ngọt, nước mặn, nước lợ, có bộ xương bằng chất xương. Đại diện: cá mè, cá chép,…

+ Lớp cá sụn: sống ở nước mặn, nước lợ, có bộ xương bằng chất sụn. Đại diện: cá nhám, cá đuối,…

  • Lớp cá xương: cá voi
  • Lớp cá sụn: cá nhám

Lưỡng cư

- Là nhóm động vật ở cạn đầu tiên.

- Sống ở nơi ẩm ướt.

- Giai đoạn ấu trùng phát triển trong nước, hô hấp bằng mang.

- Con trưởng thành sống trên cạn, hô hấp bằng da và phổi.

- Đại diện: ếch đồng, nhái,…

Bò sát

- Thích nghi với đời sống ở cạn (trừ một số loài như cá sấu,…).

- Da khô, có vảy sừng, một số loài chân đã tiêu biến.

- Đại diện: rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu,…

Chim

- Là nhóm động vật có xương sống có mặt khắp nơi trên trái đất.

- Lông vũ bao phủ cơ thể, chi trước biến đổi thành cánh.

- Hô hấp bằng phổi với hệ thống túi khí phát triển.

- Đại diện: chim bay (bồ câu), chim chạy (đà điểu), chim bơi: chim cánh cụt.

Thú (Động vật có vú)

- Là nhóm động vật có tổ chức cấu tạo cơ thể cao nhất.

- Cơ thể phủ lông mao.

- Hô hấp bằng phổi.

- Phần lớn đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Đại diện: ngựa, thỏ, chuột, mèo, khỉ,…

Thú (Động vật có vú)

Tại sao cá heo, cá voi đều sống dưới nước, đều gọi là cá nhưng chúng lại thuộc lớp động vật có vú?

Thú (Động vật có vú)

Vì các heo, cá voi mang các đặc điểm của lớp động vật có vú: hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, có lông mao (rất ít).

III. VAI TRÒ CỦA ĐỘNG VẬT

  1. Vai trò đối với tự nhiên

- Là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, góp phần duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái.

- Cải tạo đất đai: giun, dế, bọ hung,…

- Giúp thụ phấn cho cây, phát tán hạt cây: dơi, chim phát tán hạt,…

  1. Vai trò đối với con người

- Cung cấp thức ăn cho con người; lợn, bò, gà, vịt,…

- Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống: cừu, ong,…

- Làm đồ mĩ nghệ, đồ trang sức: trai, ốc,…

- Phục vụ nhu cầu giải trí, an ninh và thí nghiệm: khỉ, chó, chuột,…

- Tiêu diệt sinh vật có hại, bảo vệ mùa màng: mèo bắt chuột, ong mắt đỏ diệt sâu hại.

  1. TÁC HẠI CỦA ĐỘNG VẬT

- Động vật hút nhựa và ăn lá gây hại cho thực vật: ốc bưu vàng, ốc sên, sâu hạo, chấy, rận,…

- Các loài động vật gây hại: chuột, gián, ruồi, muỗi,…

- Kí sinh gây bệnh cho động vật và người: giun, sán,…

- Trung gian truyền bệnh: muỗi, chuột,…

  • Ốc bươu vàng đẻ trứng phá hoại mùa màng
  • Trâu bị sán lá gan, phù ở ức, yếm mức độ nhẹ

CH: Làm thế nào để phòng tránh động vật gây hại, bảo vệ sức khoẻ con người?

- Tuyên truyền về diệt muỗi và bọ gậy.

- Vệ sinh môi trường định kì.

- Vệ sinh cá nhân hằng ngày.

- Tiêm phòng: đặc biệt cho trẻ em và người già.

- Chọn các loại giống kháng sâu bệnh.

- Gieo trồng đúng thời vụ để tránh sâu bệnh.

- Sử dụng bẫy và hàng rào chắn côn trùng.

LUYỆN TẬP

  1. Có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống?
  2. Bộ xương ngoài
  3. Lớp vỏ
  4. Xương cột sống
  5. Vỏ calium

Đáp án C

  1. Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

Cấu tạo cơ thể và số lượng loài

Số lượng loài và môi trường sống

Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng

Hình thức dinh dưỡng và di chuyển

Đáp án Số lượng loài và môi trường sống

  1. Tập hợp các loài nào dưới đây thuộc lớp Thú?

 Tôm, muỗi, lợn, cừu

Bò, châu chấu, sư tử, vơi

Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ

Gấu, mèo, dê, cá heo

Đáp án: Gấu, mèo, dê, cá heo

  1. Cá cóc là đại điện của nhóm động vật nào?

Đáp án Lưỡng cư

VẬN DỤNG

  1. Quan sát vòng đời sâu bướm và cho biết: Giai đoạn nào ảnh hưởng đến năng suất cây trồng? Vì sao?

 Trả lời

- Ấu trùng (sâu) là giai đoạn ảnh hưởng nhiều nhất đến cây trồng vì:

+ Thức ăn chủ yếu của chúng là lá cây.

+ Đây là giai đoạn sâu bướm cần nhiều chất dinh dưỡng nhất để có thể trải qua nhiều lần lột xác và đạt được hình thái nhộng.

  1. Cho các loài động vật sau:

Bướm, voi, ngựa, chim, khỉ, ốc sên, gà, chim cánh cụt

  • Vẽ sơ đồ phân chia các động vật trong hình bên thành hai nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống.

VẬN DỤNG

  • Sơ đồ phân chia động vật không xương sống và động vật có xương sống

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học.
  • Học bài trả lời câu hỏi SGK.
  • Đọc và chuẩn bị bài 37.

 

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay