Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 kết nối tri thức Bài 10: Kính lúp, bài tập thấu kính

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Kính lúp, bài tập thấu kính. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: =>

CHƯƠNG II. ÁNH SÁNG

BÀI 10: KÍNH LÚP, BÀI TẬP THẤU KÍNH

(43 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Kính lúp là dụng cụ quang dùng để

  1. bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ
  2. tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và thu trên màn để quan sát vật rõ hơn
  3. bổ trợ cho mắt cận thị quan sát được những vật ở rất xa
  4. tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và trong giới hạn nhìn rõ của mắt

Câu 2: Kính lúp đơn giản được cấu tạo bởi một

  1. thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
  2. thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn
  3. lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang nhỏ
  4. lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang là góc vuông

Câu 3: Kính lúp là thấu kính hội tụ có:

  1. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ.
  2. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.
  3. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
  4. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.

Câu 4: Có thể dùng kính lúp để quan sát:

A. trận bóng đá trên sân vận động.

B. một con vi trùng.

C. các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay.

D. kích thước của nguyên tử.

Câu 5: Số bội giác và tiêu cự (đo bằng đơn vị xentimet) của một kính lúp có hệ thức:

A. G = 25f

B.

C.

D. 25 - f

Câu 6: Số bội giác của kính lúp cho biết gì?

A. Độ lớn của ảnh.

B. Độ lớn của vật.

C. Vị trí của vật.

D. Độ phóng đại của kính.

Câu 7: Về mặt cấu tạo, kính lúp là một thấu kính ....(1)...... có tiêu cự ... (2) ....

A. Phân kì – dài

B. Hội tụ - dài

C. Phân kì – ngắn

D. Hội tụ - ngắn

Câu 8: Khi sử dụng kính lúp để quan sát, người ta cần điều chỉnh cái gì để việc quan sát được thuận lợi?

  1. Điều chỉnh vị trí của vật.
  2. Điều chỉnh vị trí của mắt.
  3. Điều chỉnh vị trí của kính.
  4. Điều chỉnh cả vị trí của vật, của kính và của mắt.

Câu 9: Đối tượng nào dưới đây không cần sử dụng kính lúp trong công việc của mình?

  1. Một người thợ chữa đồng hồ.
  2. Một nhà nông học nghiên cứu về sâu bọ.
  3. Một nhà địa chất đang nghiên cứu sơ bộ một mẫu quặng.
  4. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa.

Câu 10: Thấu kính nào dưới đây dùng làm kính lúp?

  1. Thấu kính phân kì có tiêu cự 8 cm.
  2. Thấu kính phân kì có tiêu cự 70 cm.
  3. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 8 cm.
  4. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 70 cm,

Câu 11: Kính lúp là

  1. thấu kính hội tụ có tiêu cự > 40 cm.
  2. thấu kính phân kì có tiêu cự > 40 cm.
  3. thấu kính hội tụ có tiêu cự ≤ 10 cm.
  4. thấu kính phân kì có tiêu cự ≤ 10 cm.

Câu 12: Khi quan sát vật qua một kính lúp, ta quan sát được

  1. trực tiếp vật.
  2. ảnh thật của vật có kích thước nhỏ hơn vật.
  3. ảnh ảo của vật có kích thước lớn hơn vật.
  4. ảnh thật của vật có kích thước lớn hơn vật.

Câu 13: Trong thực tế, số bội giác thường được ghi trên:

A. mặt kính lúp

B. tay cầm

C. đế kính lúp

D. khung đỡ kính

2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)

Câu 1: Khi nói về kính lúp, phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Kính lúp là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ
  2. Vật cần quan sát đặt trước kính lớp cho ảnh ảo có số phóng đại lớn
  3. Kính lúp đơn gian là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
  4. Vật cần quan sát đặt trước kính lúp cho ảnh thật có số phóng đại lớn

Câu 2: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải:

A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự.

B. đặt vật trong khoảng tiêu cự.

C. đặt vật sát vào mặt kính.

D. đặt vật bất cứ vị trí nào.

Câu 3: Chọn câu phát biểu không đúng.

  1. Kính lúp có số bội giác càng nhỏ thì tiêu cự càng dài.
  2. Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng dài.
  3. Số bội giác của kính lúp không ảnh hưởng đến chiều dài của tiêu cự
  4. Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng ngắn.

Câu 4: Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?

A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.

D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.

Câu 5: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải

A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự.

B. đặt vật trong khoảng tiêu cự.

C. đặt vật sát vào mặt kính.

D. đặt vật bất cứ vị trí nào.

Câu 6: Số bội giác của kính lúp

A. càng lớn thì tiêu cự càng lớn.

B. càng nhỏ thì tiêu cự càng nhỏ.

C. và tiêu cự tỉ lệ thuận.

D. càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ.

Câu 7: Nhận định nào không đúng?

Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy

A. ảnh cùng chiều với vật.

B. ảnh lớn hơn vật.

C. ảnh ảo.

D. ảnh thật lớn hơn vật.

Câu 8: Dùng kính lúp có số bội giác 4x và kính lúp có số bội giác 5x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì

  1. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh lớn hơn kính lúp có số bội giác 5x.
  2. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác 5x.
  3. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh bằng kính lúp có số bội giác 5x.
  4. không so sánh được ảnh của hai kính lúp đó.

Câu 9: Trên hai kính lúp lần lượt có ghi 2x và 3x thì

  1. cả hai kính lúp có ghi 2x và 3x có tiêu cự bằng nhau.
  2. kính lúp có ghi 3x có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi 2x.
  3. kính lúp có ghi 2x có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi 3x.
  4. không thể khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào lớn hơn.

Câu 10: Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất?

A. Kính lúp có số bội giác G = 5x.

B. Kính lúp có số bội giác G = 5,5x.

C. Kính lúp có số bội giác G = 6x.

D. Kính lúp có số bội giác G = 4x.

=> Giáo án KHTN 9 kết nối bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay