Giáo án Công nghệ 4 chân trời bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu

Giáo án Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu sách Công nghệ 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công nghệ 4 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 4 chân trời bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ TRỒNG HOA VÀ CÂY CẢNH TRONG CHẬU (4 Tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh.
  • Nêu được một loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
  • Sử dụng được một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh đơn giản.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học; tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học trên lớp.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp giữa các HS để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Đề xuất và đưa ra các phương án trả lời của các câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng, kĩ năng của bài học môn Công nghệ 4 để giải quyết vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức công nghệ: Nêu được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh, nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
  • Sử dụng công nghệ: Sử dụng được một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh đơn giản.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  • Yêu thích hoa, cây cảnh, có hứng thú với việc trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  3. Thiết bị dạy học
  4. Đối với giáo viên
  • SGK và các tranh, ảnh trong Bài 2.
  • Bộ thẻ tên một số giá thể trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
  • Một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh đơn giản.
  • Dụng cụ, vật liệu thực hành sử dụng một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh theo gợi ý trong SGK.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Một số dụng cụ, vật liệu trồng hoa và cây cảnh minh họa.
  • Dụng cụ, vật liệu thực hành sử dụng một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh theo gợi ý trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho HS về bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát hình ảnh khởi động trong SGK trang 12 và yêu cầu HS mô tả nội dung của hình ảnh đó:

- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số vật liệu và dụng cụ trồng hoa và cây cảnh - Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh

a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh.

b. Cách tiến hành

- GV giới thiệu cho HS một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh: Chậu trồng hoa, cây cảnh có nhiều hình dạng, kích thước, màu sắc và chất liệu khác nhau:

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, yêu cầu HS quan sát hình ảnh mô tả trong SGK trang 13, sau đó tìm hiều một số loại chậu trồng hoa, cây cảnh theo gợi ý sau:

+ Đặc điểm về chất liệu;

+ Độ nặng nhẹ;

+ Mức độ khó, dễ vỡ;

+ Tính thân thiện với môi trường.

- GV lưu ý HS: Dưới đáy chậu thường có lỗ thoát nước nên tùy vào vị trí đặt chậu mà cần hay không cần kèm theo đĩa lót chậu.

- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm HS.

- GV lưu ý cho HS các tiêu chí khi chọn chậu trồng hoa và cây cảnh:

+ Kích thước và kiểu dáng phù hợp với cây trồng.

+ Màu sắc hàu hòa với không gian xung quanh.

+ Có lỗ thoát nước phù hợp.

- GV tổng kết lại đặc điểm của một số chậu trồng hoa và cây cảnh có trong bài: chậu bằng nhựa; chậu bằng gốm, sứ; chậu bằng gỗ; chậu bằng xi măng; chậu bằng thủy tinh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu giá thể trồng hoa và cây cảnh trong chậu

a. Mục tiêu: Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.

b. Cách tiến hành

- GV giữ nguyên nhóm 4 HS như ở hoạt động 1.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng":

Các nhóm hãy quan sát và ghép tên gọi với giá thể có trong hình dưới đây cho phù hợp:

- GV giải thích thêm cho HS về đặc điểm của các loại giá thể:

Giá thể

Một số cây phù hợp

Giá thể có độ tơi, xốp, thoáng khí, thoát nước

Vỏ trấu, vụn, than, sỏi, cát, đá nhỏ

Cây xương rồng, cây sen đá, cây lưỡi hổ, cây sống đời...

Giá thể giữ nước tốt

Đất mùn, than bùn, rơm mục, mùn cưa

Phù hợp với hầu hết các loại hoa và cây cảnh.

Giá thể có độ tơi xốp, giữ nước vừa phải

Xơ dừa, đất nung, trấu hun

Cây trầu bà, cây phú quý, cây hồng môn, cây phát tài...

- GV lưu ý HS những việc sau:

+ Các giá thể có thể được sử dụng độc lập hoặc phối trộn với nhau theo tỉ lệ nhất định tùy theo từng loại cây trồng.

+ Tùy theo nhu cầu về nước của từng loại cây mà lựa chọn loại giá thể sao cho phù hợp.

Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu

a. Mục tiêu: Nêu được một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu đơn giản.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và nêu tên một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh.

- GV yêu cầu HS cần tuân thủ các yêu cầu:

+ Sử dụng dụng cụ theo hướng dẫn của GV.

+ Không đùa giỡn khi sử dụng các dụng cụ trồng hoa và cây cảnh.

+ Vệ sinh dụng cụ sau khi sử dụng và đặt chúng đúng nơi quy định.

Hoạt động 4: Thực hành sử dụng một số dụng trồng hoa và cây cảnh

a. Mục tiêu: Sử dụng được một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh đơn giản.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc bảng thông tin trong SGK trang 16 và thực hành sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh theo hướng dẫn.

- GV quan sát, chỉ dẫn HS thực hành và nhận xét kết quả.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng đã hình thành và phát triển từ các hoạt động khám phá, thực hành trong bài.

b. Cách tiến hành

Trò chơi củng cố kiến thức:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Giải ô chữ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Từ khóa cần tìm là từ có 6 chữ cái.

 

 

 

 

 

- HS mô tả nội dung của hình ảnh theo hiểu biết của cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

 

 

- HS chú ý theo dõi.

 

 

 

 

- HS thảo luận cùng bạn, chia sẻ với nhau trước lớp về kết quả làm việc:

Loại chậu

Đặc điểm

Chậu bằng nhựa

- Có nhiều kiểu dáng, kích thước và màu sắc.

- Nhẹ, khó thoát nước, khó vỡ.

- Phù hợp với nhiều loại cây trồng và không gian trồng khác nhau.

- Không thân thiện với môi trường.

Chậu bằng gốm, sứ

- Có nhiều kiểu dáng, kích thước và màu sắc.

- Nặng, khó thoát nước.

- Dễ vỡ, nứt.

Chậu bằng gỗ

- Có nhiều kiểu dáng, kích thước và có màu của gỗ.

- Nhẹ, dễ thoát nước, giữ ẩm tốt; có độ bền không cao.

- Thân thiện với môi trường.

Chậu bằng xi măng

- Nhiều kiểu dáng, kích thước, thường có màu xám, tính thẩm mĩ không cao.

- Rất nặng, dễ thoát nước, độ bền cao.

- Thích hợp trồng các loại cây ngoài trời.

Chậu bằng thủy tinh

- Nhiều kiểu dáng, kích thước, thường trong suốt.

- Độ nặng vừa phải, không thoát nước, rất dễ vỡ, thường không có lỗ thoát nước.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

- HS trình bày kết quả trước lớp:

+ Hình a: than bùn.

+ Hình b: xơ dừa.

+ Hình c: rơm mục.

+ Hình d: mùn cưa.

+ Hình e: vụn than.

+ Hình g: vỏ trấu, trấu hun.

+ Hình h: sỏi, đá nhỏ, cát.

+ Hình i: đất nung (gốm).

+ Hình k: hỗn hợp.

 

- HS lắng nghe, ghi chép bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lưu ý.

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả trước lớp: Tên gọi của một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh có trong hình:

+ Hình a: găng tay.

+ Hình b: xẻng nhỏ.

+ Hình c: chĩa ba.

+ Hình d: bình tưới cây.

+ Hình e: kéo cắt cành.

 

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS thực hành sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh theo hướng dẫn và trình bày lại cách sử dụng.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hào hứng tham gia trò chơi.

 

 

 

G

O

 

 

 

C

H

I

A

B

A

N

H

U

A

 

 

 

 

V

O

T

R

A

U

L

O

T

H

O

A

T

 

 

X

E

N

G

 

- Từ khóa cần tìm là GIÁ THỂ.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 4 CTST PHẦN 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 4 CTST PHẦN 2. THỦ CÔNG KĨ THUẬT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 4 CTST PHẦN 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 4 CTST PHẦN 2. THỦ CÔNG KĨ THUẬT

Chat hỗ trợ
Chat ngay