Kênh giáo viên » Công dân 6 » Giáo án PowerPoint Công dân 6 Cánh diều Bài 9: Tiết kiệm

Giáo án PowerPoint Công dân 6 Cánh diều Bài 9: Tiết kiệm

Giáo án PowerPoint Công dân 6 Cánh diều Bài 9: Tiết kiệm. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Công dân 6 Cánh diều Bài 9: Tiết kiệm


KHỞI ĐỘNG

THẢO LUẬN NHÓM

“Em mong ước mua một món đồ nhưng không đủ tiền và cũng không muốn xin tiền bố mẹ. Em sẽ làm gì để thực hiện được mong muốn đó?”.

BÀI 9: TIẾT KIỆM

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Thế nào là tiết kiệm
  2. Biểu hiện của tiết kiệm
  3. Ý nghĩa của tiết kiệm
  4. Rèn luyện lối sống tiết kiệm

KHÁM PHÁ

Thế nào là tiết kiệm?

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

TÂM GƯƠNG SỐNG GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ

Hằng ngày, Thông tấn xã Việt Nam đều đưa bản tin lên cho Bác Hồ xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giây. Sau đấy, Thông tấn xã in hai mặt bằng rô-nê-ô (roneo). Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc dùng làm giấy viết cho tiết kiệm .Ngày 10/5/1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3/5/1969

Tháng 7 năm 1969, Bộ Chính trị họp, ra Nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày Quốc khánh, ngày sinh VI Lê-nin (VILenin) và ngày sinh của Bác. Nhưng Bác không đồng ý đưa ngày 19/5 là ngày kỉ niệm lớn trong năm sau. Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền và ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí»

Thảo luận

  1. a) Cảm nhận của em về Bác Hồ sau khi đọc thông tin trên?

Cảm nhận của em về Bác Hồ là một người có đức tính tiết kiệm, luôn lo lắng cho đồng bào.

  1. b) Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm nào ?

Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm :

Khi xem xong, những tin cân thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyên bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc đìng làm giấy viết cho tiết kiệm.

 Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng đề tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nẻn đành đề in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

  1. c) Qua thông tin trên, em hiểu thế nào là tiết kiệm? Người như thế nào được gọi là người có lối sống tiết tiệm?

Qua thông tn trên, em hiểu tiết kiệm là biết sử dựng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

  1. d) Em học tập được gì từ tấm gương của Bác Hồ về lối sống kiết kiệm ?

Em học tập được cách tiết kiệm của Bác là tái sử dụng những thứ vẫn còn dùng được. Không bày vẽ mà dùng để lo những cái chính giúp ích cho cuộc sống.

KẾT LUẬN

Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

  1. Biểu hiện của tiết kiệm?

Nhiệm vụ 1:

Quan sát hình ảnh và thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và hoàn thành phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Quan sát hình ảnh, nêu nội dung và cảm nghĩ  khi quan sát hình ảnh đó và điền vào bảng?

Biểu hiện của tiết kiệm

Biểu hiện của không tiết kiệm

a) Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

b) Khoá chặt vòi nước

c) Tắt thiết bị điện khi không sử dụng

d) Bỏ tiền vào lợn 

 

 

  1. Phân biệt tiết kiệm và không tiết kiệm

Nam sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố Nam mất từ khi cậu mới 5 tuổi. Mẹ Nam làm thuê, vất vả kiếm tiền nuôi con ăn học. Nhưng Nam hay đua đời, không muốn thua kém bạn bè nên luôn đời hỏi mẹ mua nhiêu thứ từ đồ chơi, quần áo đẹp đến điện thoại thông minh. Mỗi khi Nam đòi mua đồ mới mà mẹ nói nhà không có tiền thì Nam thường giận dỗi, có khi còn doạ bỏ học.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận trả lời câu hỏi:

  1. a) Em có nhận xét gì về hành vi đua đòi của Nam?

Hành vi đua đòi của Nam là không nên vì em đang còn là học sinh phải biết nghĩ cho mẹ và hoàn cảnh của gia đình mình.

  1. b) Hãy đưa ra lời khuyên của em với Nam.

Nam cần phải biết tiết kiệm hơn, chăm chỉ học tập để không phụ lòng mẹ. 

  1. c) Theo em, trái với tiết kiệm là gì? Hãy cùng các bạn thảo luận và liệt kê những biễu hiện trái với tiết kiệm mà em biết trong cuộc sống hằng ngày.

Theo em trái với tiết kiệm là lãng phí.

KẾT LUẬN

Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêt có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu nhiệm vụ đề ra.

  1. Ý nghĩa của tiết kiệm?

Em hãy thực hiện theo nội dung sau:

+ Liệt kê tất cả các hoạt động trong một ngày của em theo thời gian biểu

+ Vì sao em và mọi người phải xây dựng thời gian biểu của riêng mình? Nếu lãng phí thời gian sẽ dẫn đến hậu quả gì?

+ Tiết kiệm thời gian có phải là tiết kiệm tiền bạc không? Tiết kiệm thời gian sẽ mang lại lượi ích gì trong học tập và đời sống?

Thảo luận

  1. Thảo luận về các lí do cần sống tiết kiệm của bản thân (trong sinh hoạt hàng ngày sử đúng quỹ thời gian: hiệu quả học tập: làm việc:...).
  • Sống tiết kiệm để có thể tự mình trang trải những thứ có ích hơn trong học tập và trong công việc. 
  • Sống tiết kiệm để mình biết quý trọng thời gian, công sức mình bỏ ra.
  • Sống tiết kiệm để mình luôn hoạt động hết công suất trong học tập, công việc.

KẾT LUẬN

Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và của người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

  1. Rèn luyện lối sống tiết kiệm?
  2. Giải quyết tình huống

Thời tiết mùa hè nóng bức nên Hoà muốn bật điều hoà cả ngày. Thế mà nhiều buổi tới chị Hiền lại thường tắt đi một lúc. Chị bảo hôm nay trời không nóng nữa nên tắt điều hoà đi, bật quạt cho thoáng, vừa không bị khô da, vừa tiết kiệm tiền điện cho gia đình. Hoà nói: Chị cổ hủ thế? Có điều hoà thì cứ bật cả ngày, có hết bao nhiêu tiền điện đâu mà tiếc.

Em đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao?

  • Em đồng ý với ý kiến của chị Hiền. Cần phải tiết kiệm cho gia đình, cũng như môi trường.
  1. Thực hiện mục tiêu tiết kiệm
  • Viết ra giấy một mục tiêu tiết kiệm mà em mong muốn đạt được nhất.
  • Liệt kê những việc cần làm đề đạt mục tiêu, nguyện vọng tiết kiệm của em bằng cách kẻ bảng và hoàn thiện theo gợi ý dưới đây:

Việc cần làm

Thực hiện

Kết quả

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN

HS cần phải thực hiện tính tiết kiệm thông qua việc:

+ Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí

+ Sắp xếp việc làm khoa học

+ Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động

+ Sử dụng điện, nước phù hợp

+ Tiết kiệm tiền bạc, của cái, thời gian, sức lực

LUYỆN TẬP

  1. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
  2. Tiết kiệm tiền để mua sách.
  3. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
  4. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
  5. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

=> A

  1. Câu nói nào nói về sự keo kiệt, bủn xỉn ?
  2. Vung tay quá trán.
  3. Năng nhặt chặt bị
  4. Vắt cổ chày ra nước.
  5. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.

=> B

  1. Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?
  2. Có làm thì có ăn
  3. Xài thoải mái
  4. Làm gì mình thích
  5. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động

=> D

  1.  Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là :
  2. Tích tiểu thành đại.
  3. Học, học nữa, học mãi.
  4. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  5. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

=> A

  1. Chọn câu phát biểu đúng?
  2. Ba mẹ làm ra mình hưởng và không cần làm việc
  3. Mình làm thì mình xài thoải mái
  4. Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm
  5. Tất cả đúng

=> C

  1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây ? (Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Ý kiến

Đồng ý

Không

A. Tiết kiệm tiền là việc của người lớn, không phải của trẻ em

 

X

B. Cần tiết kiệm thường xuyên, trong mọi hoàn cảnh

X

 

C. Chỉ cần tiết kiệm khi kinh tế thiếu thốn, khi giàu thì không cần

 

X

D. Ai cũng cần chi tiêu tiết kiệm.

X

 

E. Nên biết chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người, mỗi gia đình.

X

 

G. Chỉ cần tiết kiệm của mình, không cần tiết kiệm cho tập thể,

 

X

H. Người biết tiết kiệm sẽ thực hiện được những mong muốn thiết thực của mình.

X

 

 

  1. Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tiết kiệm (Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
  2. Dùng bóng đèn mờ để học bài cho đỡ tốn kém.
  3. Giữ gìn sách vở, đồ dùng cẩn thận.
  4. Ít giặt quần áo cho lâu cũ.
  5. Tính toán hợp lí mỗi khi mua sắm đồ dùng cá nhân.
  6. Mua đồ dùng cũ cho đỡ tốn tiền.
  7. Không là cà quán game để dành thời gian học bài.
  8. Dùng lại sách giáo khoa cũ của anh, chị lớp trên.
  9. Luôn để đồ đạc đúng nơi quy định.

=> B, D, E, G, H

VẬN DỤNG

  1. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
  2. Năng nhặt chặt bị.
  3. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
  4. Buồn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
  5. Thua keo này bày keo khác.
  6. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
  7. Của bền tại người.
  8. Góp gió thành bão.
  9. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
  10. Làm khi lành để dành khi đau
  11. Có chí làm quan, có gan làm giàu

=> A, B, C, G, H, K

  1. Em hãy cùng các bạn trong lớp xây dựng và thực hiện dự án thực hành tiết kiệm "Làm kế hoạch nhỏ" (ví dụ: thu gom sách, báo, truyện cũ,...)
  2. Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về tiết kiệm điện, nước,...

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  1. Đọc lại bài cũ
  2. Chia sẻ lại với người thân trong gia đình em về các cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm em đã học
  3. Đọc trước và chuẩn bị bài 10: Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Công dân 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay