Kênh giáo viên » Công dân 6 » Trắc nghiệm đúng sai Công dân 6 cánh diều

Trắc nghiệm đúng sai Công dân 6 cánh diều

Trắc nghiệm dạng đúng – sai Công dân 6 cánh diều. Bộ trắc nghiệm soạn theo bài, câu hỏi được biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm, chia theo các cấp độ khó dễ khác nhau để học sinh thỏa sức ôn luyện cũng như làm quen với dạng câu hỏi mới này trong bộ đề thi THPT sắp tới. Thầy cô kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm đúng sai Công dân 6 cánh diều
Trắc nghiệm đúng sai Công dân 6 cánh diều
Trắc nghiệm đúng sai Công dân 6 cánh diều
Trắc nghiệm đúng sai Công dân 6 cánh diều
Trắc nghiệm đúng sai Công dân 6 cánh diều
Trắc nghiệm đúng sai Công dân 6 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

BÀI 3: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

Câu 1: Theo em, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về cách thức rèn luyện tính siêng năng, kiên trì?

a) Chỉ làm việc khi có người giám sát và nhắc nhở.

b) Luôn kiên trì thực hiện mục tiêu dù gặp nhiều trở ngại.

c) Học tập đều đặn, không bỏ buổi học, chăm chỉ trong học tập.

d) Chỉ cần hoàn thành mục tiêu khi mọi việc suôn sẻ, không gặp khó khăn.

Đáp án:

a) Sai

b) Đúng

c) Đúng

d) Sai

Câu 2: Trong các phương án sau, đâu là phương án đúng, đâu là phương án sai khi nói về biểu hiện của tính siêng năng?

a) Làm việc thường xuyên, không ngắt quãng và không nản lòng.

b) Tập trung làm việc khi được người khác động viên và chỉ dẫn.

c) Không ngại đối mặt với khó khăn và thách thức.

d) Chỉ hoàn thành công việc khi có lợi ích trực tiếp.

Đáp án:

a) Đúng

b) Sai

c) Đúng

d) Sai

Câu 3: Theo em, đâu là ý kiến dúng, đâu là ý kiến sai khi nói về lợi ích của siêng năng và kiên trì? 

a) Giúp con người đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

b) Chỉ giúp con người khi có sẵn tài năng và trí tuệ.

c) Giúp con người học cách đối diện và vượt qua khó khăn, thử thách.

d) Là tính cách không quan trọng khi làm việc theo nhóm.

Đáp án:

a) Đúng

b) Sai

c) Đúng

d) Sai

Câu 4: Theo em, trong các phương án sau, đâu là phương án đúng, đâu là phương án sai khi nói về các thể hiện của tính kiên trì?

a) Quyết tâm thực hiện mục tiêu đến cùng, dù gặp khó khăn.

b) Dừng lại và tìm cách khác khi công việc gặp khó khăn.

c) Cố gắng từng bước, không bỏ cuộc trước những trở ngại.

d) Làm việc theo hứng thú, không cần tuân thủ thời gian cụ thể.

Đáp án:

a) Đúng

b) Sai

c) Đúng

d) Sai

Câu 5: Trong các tình huống sau, đâu là tình huống đúng, đâu là tình huống sai khi nói về tình huống thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì?

a) Bố mẹ đi làm về muộn nên Nam đã tự giác dọn dẹp nhà cửa và đi đón em đi học về.

b) Dù trời mưa phùn lất phất nhưng Việt quyết định nghỉ học.

c) Đêm khuya trời rất lạnh nhưng Ngân vẫn quyết tâm làm xong bài tập rồi mới nghỉ ngơi.

d) Minh từ bỏ việc học online do bạn muốn chơi game. 

Đáp án:

a) Đúng

b) Sai

c) Đúng

d) Sai

Câu 6: Theo em, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về việc rèn luyện tính siêng năng?

a) Luôn lên kế hoạch làm việc cụ thể và tuân thủ chặt chẽ.

b) Hoàn thành mọi công việc đúng hạn nhưng chỉ khi có phần thưởng.

c) Chăm chỉ làm việc, không bỏ dở giữa chừng.

d) Chỉ tập trung vào những công việc nhẹ nhàng, dễ dàng.

Đáp án:

a) Đúng

b) Sai

c) Đúng

d) Sai

Câu 7: Siêng năng và kiên trì có thể ảnh hưởng đến thành công trong học tập và cuộc sống như thế nào? Trong các ý sau, ý nào là đúng, ý nào là ý sai?

a) Kiên trì chỉ cần thiết trong những lúc khó khăn, không cần trong tình huống bình thường.

b) Siêng năng không có mối liên hệ gì với kiên trì trong quá trình học tập. 

c) Siêng năng giúp người học tiếp thu kiến thức tốt hơn. 

d) Cả siêng năng và kiên trì đều giúp con người vượt qua thử thách và đạt được mục tiêu.

Đáp án:

a) Sai

b) Sai

c) Đúng

d) Đúng

Câu 8: Trong các phương án sau, đâu là phương án đúng, đâu là phương án sai khi nói về cách kiên trì đạt được mục tiêu dài hạn trong cuộc sống?

a) Chỉ cần kiên trì trong những giai đoạn đầu tiên, sau đó không cần quá nỗ lực khi đã có nền tảng.

b) Chia nhỏ mục tiêu thành các bước ngắn hạn để dễ dàng theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết.

c) Tập trung hoàn thành từng mục tiêu nhỏ để dần dần đạt được mục tiêu lớn.

d) Khi gặp khó khăn, kiên trì thực hiện cách cũ mà không cần thay đổi phương pháp.

Đáp án:

a) Sai

b) Đúng

c) Đúng

d) Sai

Câu 9: Trong các phương án sau, đâu là phương án đúng, đâu là phương án sai khi nói về việc đối mặt với thất bại trong quá trình rèn luyện tính kiên trì?

a) Học từ những thất bại để cải thiện phương pháp và cố gắng lại từ đầu với cách tiếp cận mới.

b) Kiên trì có nghĩa là tiếp tục cùng một phương pháp, dù gặp thất bại nhiều lần, mà không cần thay đổi.

c) Bỏ cuộc nếu thất bại quá nhiều lần để tìm cách khác dễ dàng hơn.

d) Thất bại là một phần không thể tránh khỏi, và điều quan trọng là không nản lòng, tiếp tục phấn đấu.

Đáp án:

a) Đúng

b) Sai

c) Sai

d) Đúng

Câu 10: Theo em, đâu là câu ca dao, tục ngữ đúng hoặc sai khi nói về đức tính siêng năng, kiên trì?

a) Tu thân rồi mới tề gia 

Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.

b) Non cao cũng có đường trèo 

Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên.

c) Ban ngày quan lớn như thần 

Ban đêm quan lớn tần mần như ma.

d) Có làm thì mới có ăn, 

Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

Đáp án:

a) Sai 

b) Đúng

c) Sai

d) Đúng

Trắc nghiệm đúng sai Công dân 6 cánh diều
Trắc nghiệm đúng sai Công dân 6 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án
  • Đã có đủ kì I, đang cập nhật liên tục để đến 20/12 có đủ cả năm

PHÍ TÀI LIỆU:

  • 200k/học kì - 250k/cả năm

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm

=> Giáo án Công dân 6 sách cánh diều

Từ khóa: Trắc nghiệm đúng sai Công dân 6 cánh diều, câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đúng sai Công dân 6 cánh diều, câu hỏi Đ/S môn Công dân 6 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay