Giáo án điện tử bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Bài giảng điện tử lịch sử 10 sách kết nối tri thức. Giáo án powerpoint bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối tri thức
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Theo em, để vinh danh di tích – danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới, hồ sơ liên quan đến di sản trình UNESCO gồm những nội dung nào?
Để vinh danh di tích – danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới, hồ sơ liên quan đến di sản trình UNESCO gồm những nội dung:
- Kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ khu Quần thể danh thắng Tràng An và đề xuất lựa chọn tiêu chí văn hóa về giá trị nổi bật toàn cầu của Tràng An.
- Nội dung Khảo cổ học tiền sử Quần thể danh thắng Tràng An trong bối cảnh Đông Nam Á và Đông Á.
Để vinh danh di tích – danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới, hồ sơ liên quan đến di sản trình UNESCO gồm những nội dung:
- Kết quả khảo sát địa chất, địa mạo khu Di sản Tràng An - Những giá trị nổi bật về tự nhiên địa mạo khu vực Di sản Tràng An.
- Sự tương tác giữa môi trường và văn hóa thời tiền sử ở khu Quần thể danh thắng Tràng An…
BÀI 3. SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Tìm hiểu và lí giải tại sao Sử học được coi là môn khoa học có tính liên ngành
- Mối liên hệ giữa sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn
- Mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
1.Tìm hiểu và lí giải tại sao sử học được coi là môn khoa học có tính liên ngành
- Dựa vào kiến thức đã học trong Chủ đề 1, theo em, trong quá trình nghiên cứu, các nhà sử học phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử nào?
- Có cần thiết phải sử dụng các phương pháp của các ngành khoa học khác trong nghiên cứu lịch sử không? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Để có được thông tin trong các tư liệu 1, 2, 3 các nhà sử học đã sử dụng kiến thức hoặc phương pháp của những ngành khoa học nào?
- Các phương pháp đó có tác dụng thế nào khi nghiên cứu sự kiện, vấn đề lịch sử liên quan?
- Khai thác các tư liệu 1, 2, 3, em có thể chỉ ra những điểm giống và khác nhau của 3 tư liệu đó.
Tư liệu 1: Thông qua phương pháp bản đồ học, giúp thể hiện các vị trí tìm thấy các dấu tích của người nguyên thuỷ ở khu vực Đông Nam Á.
Tư liệu 2: Sử dụng phương pháp của Hoá học (đồng vị cacbon phóng xạ) trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kì Đông Sơn, xác định được niên đại xuất hiện của các di vật khảo cổ học, biết được di vật đó liên quan đến thời kì lịch sử nào.
Tư liệu 3: Sử dụng phương pháp Toán học (phương pháp thống kê, phương pháp tính tỉ lệ của các đối tượng nghiên cứu), đưa ra những kết luận tương đối xác thực về tình hình ruộng đất nói riêng, tình hình lịch sử Việt Nam dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn nói chung.
- Mỗi loại tư liệu chứng tỏ nhà sử học đã sử dụng kiến thức, phương pháp của một lĩnh vực khoa học khác trong nghiên cứu.
- Mỗi một phương pháp giúp cho việc trình bày một vấn đề lịch sử được cụ thể, thuyết phục, giúp nhận thức đúng, đủ, sinh động về một sự kiện, nội dung lịch sử trong quá trình phát sinh, phát triển của nó.
Tại sao khi nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành?
Sử học được coi là một môn khoa học có tính liên ngành vì:
- Là ngành khoa học nghiên cứu về tất cả các lĩnh vực đời sống của con người trong quá khứ.
- Trong nghiên cứu cần phải có sự phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực trong quá khứ để hiểu đúng và đầy đủ hơn về lịch sử.
- Mối liên hệ giữa sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn
Khoa học xã hội và nhân văn là một lĩnh vực khoa học bao gồm toàn bộ các ngành khoa học nghiên cứu về các vấn đề, phương diện của con người. Quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối quan hệ tương tác hai chiều.
- Mối quan hệ của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
Đọc thông tin mục 2a, quan sát Hình 3 và trả lời câu hỏi: Mối quan hệ giữa Sử học với các ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn khác có đặc điểm gì? Biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Tư liệu cho thấy giữa Sử học và Văn học có mối quan hệ khăng khít.
- Lịch sử chính là chất liệu cho các sáng tác văn học.
- Ngược lại, văn học là hình thức chuyển tải sinh động về những sự kiện lịch sử đã diễn ra.
Lịch sử đời sống xã hội là chất liệu và là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các tác phẩm văn học, nghệ thuật,... đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
- Tự liệu 4 giúp em biết đến những sự kiện lịch sử nào?
- Hãy chỉ ra một số sự kiện hoặc bối cảnh lịch sử được đề cập trong các hồi của tác phẩm.
- Tư liệu 4 đề cập đến bối cảnh lịch sử ở Đàng Ngoài cuối thế kỉ XVIII trong cục diện vua Lê - chúa Trịnh; Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc, tiến vào kinh đô Thăng Long, đánh tan quân xâm lược (Thanh) do Tôn đốc bộ (Tôn Sĩ Nghị) chỉ huy.
- Một số bối cảnh, sự kiện lịch sử được đề cập:
Đặng Thị Huệ được sủng ái, có quyền hành đứng đầu hậu cung.
Tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm đưa quân ra Bắc.
Một số bối cảnh, sự kiện lịch sử được đề cập:
- Quân Tây Sơn kéo vào thành, vua Lê Chiêu Thống nhiều lần toan tính để khôi phục vương quyền, cử sứ thần sang Trung cầu cứu.
- Tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị kéo quân đến ải Nam để uy hiếp.
- Quân Tây Sơn đánh Ngọc Hồi và giành thắng lợi.
- Quân Thanh phải rút chạy khỏi Thăng Long, Lê Chiêu Thống cũng phải bỏ trốn.
- Mối liên hệ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học
Đọc thông tin mục 2b và trả lời câu hỏi: Giữa các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học có mối liên hệ như thế nào? Hãy lấy ví dụ để chứng minh.
- Các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung, văn học, nghệ thuật nói riêng lại hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng lịch sử.
- Ví dụ:
- Sử học sử dụng tri thức, thành tựu, phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành như: Triết học, Văn học, Địa lí, Luật học, Tâm lí học, Xã hội học.... để miêu tả, khôi phục đối tượng nghiên cứu.
- Cung cấp những cứ liệu, cơ sở phương pháp luận vững chắc giúp cho việc phục dựng, đối chiếu, giải thích, so sánh các sự kiện, quá trình, vạch ra những bài học hay quy luật lịch sử.
- Mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
Lĩnh vực khoa học tự nhiên bao gồm một số ngành cơ bản như: Toán học, Vật lí học, Hoá học, Sinh học, Thiên văn học, Tin học, công nghệ thông tin, Viễn thám, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo, công nghệ 3D,...
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
- Các tác phẩm trong Hình 4 có được coi là tác phẩm lịch sử không? Vì sao?
- Hãy chỉ ra vai trò của Sử học đối với ngành Toán học, Hóa học thông qua tác phẩm đó.
Các tác phẩm được giới thiệu trong Hình 4 là những tác phẩm lịch sử.
- Tác phẩm trang bị cho người đọc những hiểu biết ở các mức độ khác nhau về lịch sử phát triển ngành Toán học trên thế giới, gắn liền với những bối cảnh, điều kiện lịch sử, mốc thời gian, nhân vật lịch sử theo từng giai đoạn, về vai trò của ngành Toán học đối với sự phát triển của lịch sử xã hội; lịch sử, quá trình tìm ra các nguyên tố hoá học.
- Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
- Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên của Sử học: thành tựu của ngành khoa học tự nhiên và công nghệ ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào; có tác dụng, ý nghĩa ra sao đối với sự phát triển xã hội; qua đó phản ánh lịch sử xã hội đương thời thế nào?
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của chính các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ để có thể kế thừa thành tựu tri thức, kinh nghiệm của người đi trước, đồng thời tránh lặp lại các sai lâm của các thế hệ đi trước.
Hãy lấy ví dụ khác về sự đóng góp của sử học đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ.
- Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học
- Đọc thông tin mục 3b, quan sát Hình 5 và trả lời câu hỏi:
- Hãy nêu những hiểu biết của em về mối tương tác giữa Sử học và các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ. Các ngành tự nhiên và khoa học công nghệ có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử.
- Lấy ví dụ cụ thể thể hiện mối liên hệ đó.
- Nhà sử học cần sử dụng nhiều thông tin và phương pháp của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ để tái hiện đời sống của con người trong quá khứ.
- Ví dụ:
- Sử dụng thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ.
- Sử dụng các thông tin và phương pháp của Hoá học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học - kĩ thuật.
- Sử dụng những tài liệu, phương pháp của các ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Y học,... để xác định tính chính xác của sự kiện, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
- Sử dụng những tài liệu, phương pháp của các ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Y học,... để xác định tính chính xác của sự kiện, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Ý nào dưới đây không phù hợp khi giải thích vì sao Sử học là một khoa học có tính liên ngành?
- Vì Sử học là môn khoa học cơ bản, chỉ phối các môn khoa học khác.
- Vì Sử học nghiên cứu về đời sống của loài người trong quá khứ với nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Vì Sử học sử dụng thông tin và phương pháp của nhiều ngành khoa học khác trong nghiên cứu.
- Cần ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ để tăng cường chất lượng và hiệu quả nghiên cứu lịch sử.
Câu 2: Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn có mối quan hệ thế nào?
- Sử học chi phối, quyết định sự phát triển của các ngành khoa học xã hội, nhân văn.
- Các ngành khoa học xã hội, nhân văn chi phối, quyết định sự phát triển của Sử học.
- Đó là mối quan hệ tương tác hai cahiều.
- Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn phát triển độc lập với nhau.
Câu 3: Khai thác Tư liệu 4 (Lịch sử 70, tr. 22) và cho biết sự kiện lịch sử nào được phản ánh thông qua Hồi 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái (thế kỉ XVIII)?
- Quân Tây Sơn tấn công ra Bắc, lật đổ chúa Trịnh.
- Lê Chiêu Thống cầu viện nước ngoài chống lại quân Tây Sơn.
- Quân Tây Sơn đánh thắng trận Ngọc Hỏi, rồi tiến vào giải phóng Thăng Long; quân giặc phải rút chạy.
- Phong trào nông dân Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).
Câu 4: Khai thác thông tin về Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Tràng An (Lịch sử 70, tr. 19) cho thấy: Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?
- Địa chất học, Cổ sinh học, Sử học, Khảo cổ học.
- Văn học, Triết học, Tâm lí học.
- Toán học, Hoá học, Vật lí.
- Khảo cổ học, Toán học, Hoá học.
Câu 5: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
- Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của Sử học.
- Sử học đi sâu nghiên cứu nội dung của khoa học tự nhiên, công nghệ.
- Sử học xem xét, làm rõ thành tựu của từng ngành ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào.
- Sử học đánh giá ý nghĩa, tác dụng của thành tựu các ngành đó đối với xã hội đương thời.
VẬN DỤNG
Hãy xây dựng một bài giới thiệu về trường học/gia đình của em trong những năm gần đây (lưu ý: trong bài viết thể hiện việc vận dụng những thông tin, kiến thức, kĩ năng, phương pháp liên ngành).
Lựa chọn giới thiệu về nhà trường trong khoảng 5 năm trở lại đây:
- Bước 1. Lập dàn ý:
- Trường được thành lập từ bao giờ, địa điểm ở đâu?
- Trong 5 năm gần đây, nhà trường đã đạt được một số thành tích tiêu biểu nào?
- Về đào tạo
- Về thể thao, văn nghệ, phong trào thiện nguyện,... trong nhà trường.
- Một số tấm gương tiêu biểu (thầy/cô giáo, HS,...).
- Bước 2. Thu thập thông tin liên quan để xây dựng bài giới thiệu: phòng truyền thống, bộ phận lưu trữ hồ sơ của nhà trường, Ban Giám hiệu...
Lựa chọn giới thiệu về nhà trường trong khoảng 5 năm trở lại đây:
- Bước 3. Viết và hoàn thiện báo cáo:
- HS vận dụng những thông tin, phương pháp
- mang tính liên ngành như: lập bảng số liệu, bảng thống kê, tính toán các số liệu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,... phù hợp.
- Các bài giới thiệu có dẫn những nguồn tư liệu (viết, hình ảnh, clip phỏng vấn nhân chứng lịch sử,...) liên quan đến nhà trường trong giai đoạn mà HS tìm hiểu.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 phần Luyện tập và câu hỏi 2 phần Vận dụng SGK tr.25.
- Làm bài tập Bài 3 – Sách bài tập Lịch sử 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại.
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối tri thức