Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều bài Bài 22. Đa dạng động vật không xương sống

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Cánh diều. Giáo án Bài 22. Đa dạng động vật không xương sống. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều bài Bài 22. Đa dạng động vật không xương sống


KHỞI ĐỘNG

  • Nêu những đặc điểm giúp em phân biệt động vật với thực vật? Từ đó lập bảng so sánh điểm giống va khác nhau giữa chúng.

Thành tế bào

Cách dinh dưỡng

Khả năng di chuyển

Hệ thần kinh và giác quan

  • Giống nhau: đều được cấu tạo từ tế bào, lớn lên và sinh sản.
  • Khác nhau:

Thực vật

- Thành tế bào có xenlulôzơ.

- Dinh dưỡng: tự dưỡng.

- Không có khả năng di chuyển.

- Không có hệ thần kinh và giác quan.

Động vật

- Thành tế bào không có xenlulôzơ.

- Dinh dưỡng: dị dưỡng.

- Có khả năng di chuyển.

- Có hệ thần kinh và giác quan.

BÀI 22. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

- Động vật không xương sống có ở khắp nơi trên trái đất.

- Chiếm khoảng 95% các loài động vật.

- Đa dạng về hình dạng, kích thước, lối sống,...

- Đặc điểm chung là cơ thể không có xương sống.

- Bao gồm các ngành: Ruột khoang, các ngành Giun, Thân mềm và Chân khớp.

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Thảo luận nhóm 3-4 học sinh, liệt kê tên một số loài động vật không xương sống và hoàn thành bảng sau:

Môi trường sống

Loài động vật

Dưới nước

Mực, bạch tuộc, tôm,…

Trên cạn

Ếch, nhái, giun đất,…

Trong cơ thể sinh vật

Sán dây, giun đũa,…

 

  • Bảng liệt kê môi trường sống của một số loài động vật không xương sống
  1. SỰ ĐA DẠNG CỦA ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
  2. Ngành Ruột khoang

Những loài có đặc điểm cơ thể như thế nào sẽ được xếp vào ngành ruột khoang? .

  • Ví dụ
  • Thuỷ tức có hình dạng như một cái bình.
  • Sứa có hình dạng như một cái bát úp ngược.
  • Cơ thể đối xứng toả tròn

- Đại diện: thuỷ tức, sứa, hải quỳ, san hô,…

- Đa số sống ở biển, số ít sống ở nước ngọt: thuỷ tức.

- Vai trò:

+ Sử dụng làm thức ăn cho con người.

+ Cung cấp nơi ẩn nấp cho các động vật khác.

+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển.

- Tác hại: một số loài có độc tính gây tổn thương cho con người và động vật khi tiếp xúc.

  1. CÁC NGÀNH GIUN

- Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.

- Một số ngành giun:

+ Giun dẹp (sán dây, sán lá gan,…): cơ thể dẹp và mềm.

+ Giun tròn (giun kim, giun đũa,…): cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không cân đối.

+ Giun đốt (giun đất, rươi,…): cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên.

- Sống kí sinh trong cơ thể sinh vật hoặc sống tự do.

 - Vai trò:

+ Làm thứ ăn cho con người: rươi.

+ Làm tơi xốp đất, là thức ăn cho gia súc, gia cầm: giun đất, giun quế,…

 - Tác hại: một số gây bệnh cho người và động vật.

 Làm thế nào để phòng tránh các bệnh do sán dây, sán lá gan, giun đũa,… gây nên?

 - Vệ sinh môi trường định kì.

- Vệ sinh cá nhân hằng ngày.

- Ăn chín, uống sối, không ăn đồ sống, đồ ăn không hợp vệ sinh: tiết canh, nem chua, rau sống, các loại gỏi,…

- Tẩy giun 2 lần/năm.

  1. NGÀNH THÂN MỀM

- Cơ thể rất mềm, không phân đốt.

- Đa số có vỏ cứng bên ngoài.

- Số lượng cá thể trong loài lớn, đa dạng về hình dạng, kích thước và môi trường sống.

- Đại diện: trai, ốc, mực, bạch tuộc, hến, sò,...

 - Vai trò:

+ Làm thức ăn cho con người, động vật: ốc, ngao, sò,…

+ Lọc sạch nước bẩn: con trai.

- Tác hại: phá hoại cây trồng: ốc sên.

  1. NGÀNH CHÂN KHỚP
  • Gọi tên các loài động vật trong hình và mô tả đặc điểm hình thái của chúng

 - Là ngành đa dạng nhất về số lượng loài, có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động.

- Đại diện: tôm, cua, ong, bướm,…

+ Thụ phấn cho cây trồng: ong mật,…

 - Vai trò:

+ Làm thức ăn cho con người: tôm, cua,…

- Tác hại:

+ Làm hại cây trồng: châu chấu, cào cào…

+ Lây truyền các nguy hiểm: ruồi, muỗi,…

Tên loài

Đặc điểm nhận biết

Ngành

Sứa

Cơ thể đối xứng toả tròn.

Ruột khoang 

Châu chấu

Chân phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động.

Chân khớp 

Hàu biển

Cơ thể mềm, bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài.

Thân mềm 

Rươi

Cơ thể phân đốt.

 Giun đốt

  • Bảng đại diện một số ngành động vật không xương sống

LUYỆN TẬP

  1. San hô là đại diện của ngành động vật không xương sống nào sau đây?
  2. Ngành Giun
  3. Ngành Chân khớp
  4. Ngành Ruột khoang
  5. Ngành Thân mềm

=> C

  1. Đại diện của ngành Chân khớp ở môi trường nước ngọt là:
  2. Thuỷ tức
  3. San hô
  4. Hải quỳ
  5. Sứa
  • A
  1. Loài động vật nào sau đây giúp đất tơi xốp, màu mỡ?
  2. Giun kim
  3. Giun đỏ
  4. Giun đất
  5. Rươi
  • C
  1. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm chung của ngành Thân mềm?
  2. Các chân phân đốt, khớp động
  3. Phải qua lột xác để tăng trưởng
  4. Có mắt kép
  5. Cơ thể rất mềm, có vỏ cứng bên ngoài
  • D
  1. Trong các loài sau, loài nào có khả năng làm sạch nước?
  2. Mực, bạch tuộc
  3. Sò huyết, ốc sên
  4. Ngao, tôm sông
  5. Trai sông, hến
  • D
  1. Trong các nhóm động vật dưới đây, nhóm nào thuộc ngành Chân khớp:
  2. Tôm sông, mực, mọt ẩm
  3. Châu chấu, ong mật, nhện lông
  4. Cua đồng, ốc sên, châu chấu
  5. Bọ cạp, giun đất, kiến ba khoang
  • B
  1. Động vật chân khớp nào sau đây có hại với đời sống con người?
  2. Tôm đồng
  3. Cua hoàng đế
  4. Mọt gỗ
  5. D. Ong mật

=> C

  1. Ngành động vật không xương sống nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
  2. Ngành Chân khớp
  3. Ngành Giun
  4. Ngành Ruột khoang
  5. Ngành Thân mềm
  • A

VẬN DỤNG

  1. Các khẳng định sau là đúng hay sai?

 

STT

Khẳng định

Đúng/Sai

1

Tất cả động vật đều có khả năng di chuyển

Sai

2

Sứa có cơ thể đối xứng hai bên

Sai

3

Không phải tất cả động vật ngành ruột khoang đều có lợi cho con người

Đúng

4

Các ngành giun chỉ sống kí sinh

Sai

5

Thuỷ tức sống ở môi trường nước ngọt

Đúng

 

  1. Lập bảng phân biệt các ngành động vật có xương sống theo mẫu sau:

Ngành

Đặc điểm

Đại diện

Ruột khoang

Cơ thể đối xứng toả tròn

Sứa, hải quỳ,…

Giun

Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu - thân

Giun, sán…

Thân mềm

Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ cứng bên ngoài

Trai, ốc, sò,…

Chân khớp

Bộ xương ngoài bằng kitin, chân phân đốt, có khớp động

Tôm, cua,…

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học.
  • Học bài trả lời câu hỏi SGK.
  • Đọc và chuẩn bị bài 23.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay