Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 6 chân trời sáng tạo
Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ




























Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường: …………..
Giáo viên: …………..
Bộ môn: KHTN 6 (Vật lí) chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD KHTN 6 (VẬT LÍ) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Ngày soạn:.../..../.....
Ngày dạy: :.../..../.....
BÀI 40: LỰC MA SÁT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này, HS:
Nêu được khái niệm về lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ.
Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được nguyên nhân xuất hiện lực ma sát giữa các vật.
Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đấy chuyến động của lực ma sát.
Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí).
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về lực ma sát;
Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; Báo cáo trình bày kết quả thảo luận rõ ràng
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm đề hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ; Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát; Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng
Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí);
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
3. Phẩm chất
Khách quan, trung thực trong quan sát, thu thập thông tin;
Chăm chỉ trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: trảnh minh họa, slide, máy chiếu, SGV,...
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:
Để di chuyển tủ gốc trên sàn, bạn A đã đẩy tủ gốc về phía trước, Tuy nhiên, việc đẩy tủ chuyển động như thế rất khó? Tại sao lại vậy? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về lực ma sát để trả lời cho câu hỏi đó. | ![]() |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. KHÁI NIỆM LỰC MA SÁT
Hoạt động 1: Tìm hiểu lực ma sát
a. Mục tiêu: HS quan sát hình ảnh 40.1 trong SGK
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: HS quan sát hình ảnh 40.1 trong SGK. HS thảo luận nội dung 1, 2, 3 trong SGK theo nhóm để rút ra được khái niệm về lực ma sát và nguyên nhân gây ra lực ma sát giữa các vật. 1. Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc? 2. Khi kéo khối gỏ trượt đều trong hai trường hợp hình 40.1 và 40.2, tại sao giá trị đo được của lực kế lại khác nhau? 3. Dựa vào kết quả thí nghiệm và hình 40.1, 40.2, em hãy giải thích về nguyên nhân xuất hiện của lực ma sát. Sau đó GV đưa ra câu hỏi củng cố: * Lấy ví dụ về lực ma sát trong cuộc sống quanh ta. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK. | 1. Khái niệm lực ma sát a. Tìm hiểu lực ma sát ? 1: Khi đẩy tủ gỗ chuyển động trên sàn, lực cản trở chuyển động của tủ gỗ là lực tiếp xúc. ? 2: Ta thấy, lực cản trở chuyến động của khối gỗ xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa khối gỗ và mặt bàn. Mà tính chất của bề mặt tiếp xúc trong hai trường hợp là khác nhau, ở hình 40.1, mặt tiếp xúc của bàn là gồ ghế; ở hình 40.2, mặt bàn là nhẫn nên lực cản trở chuyền động của khối gỗ là khác nhau. ? 3: Nguyên nhân xuất hiện lực ma sát là do sự tương tác giữa bề mặt của hai vật. * Câu hỏi củng cố: + Khi đi dép trên mặt sàn, mặt đường thì có lực ma sát giữa để dép với mặt sàn. + Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục là lực ma sát trượt. |
2. LỰC MA SÁT TRƯỢT
Hoạt động 2: Tìm hiểu lực ma sát trượt
a) Mục tiêu: HS thực hiện thí nghiệm 1 trong SGK theo nhóm, tahor luận nội dung 4 trong SGK và rút ra được khái niệm lực ma sát trượt
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
------------------- Còn tiếp -------------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT KHTN 6 (VẬT LÍ) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỜI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Để di chuyển tủ gốc trên sàn, bạn A đã đẩy tủ gốc về phía trước, Tuy nhiên, việc đẩy tủ chuyển động như thế rất khó? Tại sao lại vậy?
BÀI 40: LỰC MA SÁT
1. KHÁI NIỆM LỰC MA SÁT
Tìm hiểu khái niệm lực ma sát
Quan sát hình ảnh 40.1, 40.2
Kéo khối gỗ trên bề mặt gồ ghề
Kéo khối gỗ trên bề mặt nhẵn
Thảo luận và trả lời câu hỏi
Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
Khi kéo khối gỗ trượt đều trong hình 40.1 và 40.2, tại sao giá trị đo được của lực kế lại khác nhau?
Dựa vào kết quả thí nghiệm, hãy giải thích về nguyên nhân xuất hiện của lực ma sát.
1. Khi đẩy tủ gỗ chuyển động trên sàn, lực cản trở chuyển động của tủ gỗ là lực tiếp xúc.
2. Lực cản trở chuyển động của khối gỗ xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa khối gỗ và mặt bàn. Hình 40.1, mặt tiếp xúc của bàn là gồ ghề; Hình 40.2, mặt bàn nhẵn nên lực cản trở chuyền động của khối khác nhau.
3. Nguyên nhân xuất hiện lực ma sát là do sự tương tác giữa bề mặt của hai vật
Khi kéo khối gỗ trượt đều trong hai trường hợp
như Hình 40.1, 40.2 được kết quả:
Bề mặt tiếp xúc | Độ lớn lực kéo (bằng độ lớn lực ma sát) |
Bề mặt gồ ghề | 3 N |
Bề mặt nhẵn | 2 N |
Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật. Mặt tiếp xúc càng gồ ghề thì lực ma sát càng lớn.
Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật đã tạo ra lực ma sát giữa chúng
Thảo luận và trả lời câu hỏi
Lấy ví dụ về lực ma sát trong cuộc sống quanh ta.
Khi đi dép trên mặt sàn, mặt đường thì có lực ma sát giữa để dép với mặt sàn.
Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục là lực ma sát trượt.
2. LỰC MA SÁT TRƯỢT
------------------- Còn tiếp -------------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM KHTN 6 (VẬT LÍ) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm KHTN 6 (vật lí) CTST tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao + trắc nghiệm đúng/sai + câu hỏi trả lời ngắn
BÀI 40: LỰC MA SÁT
PHẦN A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “______ giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng”
A. Sự tương tác
B. Sự tác dụng
C. Lực đẩy
D. Lực kéo
Câu 2. Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào:
A. Tốc độ chuyển động của vật
B. Độ lớn của lực kéo hoặc lực đẩy
C. Tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3. Lực ma sát xuất hiện ở:
A. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật.
B. trên bề mặt vật và cản trở chuyển động của vật.
C. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và thúc đẩy chuyển động của vật.
D. trên bề mặt vật và thúc đẩy chuyển động của vật.
Câu 4. Lò xo không bị biến dạng khi
A. dùng tay kéo dãn lò xo
B.dùng tay ép chặt lò xo
C.kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo
D.dùng tay nâng lò xo lên
Câu 5. Chọn phát biểu đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?
A. Chiếc ô tô đang đứng yên ở mặt đường dốc nghiêng
B. Quả bóng lăn trên sân bóng
C. Vận động viên đang trượt trên tuyết
D. Xe đạp đang đi trên đường
Câu 6. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có:
A. trọng lực
B. lực hấp dẫn
C. lực búng của tay
D. lực ma sát
Câu 7. Ở môi trường nào không xuất hiện lực cản?
A. Môi trường nước
B. Môi trường chân không
C. Môi trường không khí
D. Cả A và C
Câu 8. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát nghỉ?
A. Cô giáo đang viết phấn lên bảng
B. Bạn Nam đang bơi ở bể bơi
C. Lực giữ cho các bộ phận máy móc gắn chặt với nhau
D. Trục ổ bị ở quạt bàn đang quay
Câu 9. Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật
B. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia
Câu 10. Cách nào sau đây làm giảm được lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc với vật
B. Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc với vật
C. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với vật
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1. Khi một quả bóng bị đập vào tường thì lực mà tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
A.Không làm biến đổi chuyển động của quả bóng và cũng không làm biến dạng quả bóng.
B.Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
C.Chỉ làm biến dạng quả bóng.
D.Vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng, vừa làm biến dạng quả bóng.
Câu 2. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
A.quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
B.ô tô đang chuyến động, đột ngột hãm phanh.
C.quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng.
D.xe đạp đang xuống dốc.
Câu 3. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát trượt?
A. Một vận động viên đang trượt tuyết
B. Cầu thủ đang đá quả bóng trên sân
C. Em bé đang chạy trên sân
D. Một vật đang rơi từ một độ cao
Câu 4. Đặt vật trên một mặt bàn năm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó
A.bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật.
B.bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật
C.lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật
D.nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có ích?
A. Đế giày dép đi sau một thời gian bị mòn.
B. Đi trên sàn nhà bị trượt ngã.
C. Sau một thời gian đi, răng của xích xe đạp bị mòn.
D. Đẩy thùng hàng trượt trên sàn nhà khó khăn.
------------------- Còn tiếp -------------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI KHTN 6 (VẬT LÍ) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề cả năm KHTN 6 (vật lí) CTST biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ........................... ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Vật lí 6 – Chân trời sáng tạo
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Năng lượng lưu trữ trong một que diêm là?
A. Động năng
B. Thế năng
C.Hóa năng
D. Quang năng
Câu 2. Dạng năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả trong hình sau:
A. Thế năng trọng trường
B. Thế năng đàn hồi
C. Nhiệt năng
D. Quang năng
Câu 3. Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào? Chọn đáp án chính xác nhất.
A. Thế năng
B. Động năng
C. Cơ năng
D. Nhiệt năng
Câu 4. Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao h = 2 km với vận tốc v = 50 m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao h = 3 km với vận tốc v = 200 km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao? (với lần lượt là cơ năng của máy bay 1 và máy bay 2).
A.do h1 < h2, v1 < v2 nên W2 > W1
B. do h1 < h2, v1 < v2 nên W2 h2,
C. do h1 > h2, v1 < v2 nên W2< h2
D. do h1 > h2, v1 > v2 nên W2>W1
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng
A. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
B. Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác
C.Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác
Câu 6. Khi bỏ qua sự mất mát thì cơ năng của một vật được chuyển hóa luân phiên từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào?
A. động năng sang thế năng và ngược lại
B. động năng sang nhiệt năng và ngược lại
C. động năng sang năng lượng âm và ngược lại
D. thế năng sang nhiệt năng và ngược lại
Câu 7. Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:
A. quả bóng bị Trái Đất hút
B. quả bóng đã bị biến dạng
C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng
D. một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng
Câu 8. Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống mặt đất, rồi lại nảy lên nhưng chỉ lên tới điểm B (hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên tới điểm A?
A.Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm.
B. Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt.
C. Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành và năng lượng âm.
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: Chọn những từ thích hợp để hoàn thành câu
Lực biến dạng năng lượng tăng
Dùng tay nén một lò xo, khi lò xo (1)......... sẽ có năng lượng đàn hồi. Khi lò xo bị nén nhiều thì (2)........... đàn hồi của nó sẽ càng (3)................. lò xo sẽ bị nén càng nhiều thì (4)................ đàn hồi tác dụng lên tay càng mạnh.
Câu 2:
a. Căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được dòng điện có năng lượng?
b. Nêu một số ví dụ về sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn mà em biết?
Câu 3:
a. Em hãy giải thích vì sao khi mài dao người ta thường nhúng dao vào nước?
b. Nêu các hoạt động sử dụng năng lượng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng?
BÀI LÀM
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (2021 – 2022)
MÔN ...............LỚP ........
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án đúng | C | B | C | A | C | A | D | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6.0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2.0 điểm) | (1) biến dạng (2) năng lượng (3) tăng (4) lực | 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
Câu 2 (1.5 điểm) | a. Có thể nhận biết được dòng điện có năng lượng dựa vào việc dòng điện có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. b. Ví dụ về sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn: - Năng lượng từ ánh sáng của mặt trời làm nóng bình nước đặt ở ngoài trời - Năng lượng từ pin truyền đến bóng đèn làm nó phát sáng - Năng lượng từ đôi chân của cậu bé truyền đến quả bóng làm nó di chuyển - Năng lượng từ sức gió làm chong chóng quay | 0, 5 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm |
------------------- Còn tiếp -------------------

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án vật lí 6 sách chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Vật lí 6 chân trời sáng tạo, soạn khtn Vật lí 6 chân trời sáng tạo