Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2 tiết: Thực hành tiếng việt trang 47

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 2 tiết: Thực hành tiếng việt trang 47. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2 tiết: Thực hành tiếng việt trang 47


Tiết 22: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Gv dẫn dắt bào bài học

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. BIỆN PHÁP TU TỪ
  3. ẨN DỤ

Thảo luận: Đọc kĩ hai câu sau và trả lời câu hỏi:

+ Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

? Em hãy cho biết các từ in đậm trên có gì đặc biệt? Từ ngọt ngào ở đây để chỉ điều gì?

?Ăn quả kẻ trồng cây dùng để nói lên điều gì?

+ Ngọt ngào là một tính từ chỉ vị của thức ăn, đồ uống như đường, mật, khiến con người có cảm giác dễ chịu

+ Ngọt ngào trong ví dụ trên đã được chuyển đổi cảm giác, từ vị giác sang thính giác để nói về giọng nói của con người dễ nghe, khiến người khác thoải mái, dễ chịu.

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một thành ngữ của Việt Nam để nói đến việc khi hưởng thụ thành quả nào đó, phải nghĩ đến công sức của người lao động vất vả mới làm ra được.

+ Ăn quả ở đây để chỉ với việc hưởng thành tựu, kẻ trồng cây để chỉ người lao động đã tạo ra thành quả.

KẾT LUẬN:

  • Từ ngữ được in đậm trong các ví dụ vốn để chỉ một sự vật, hiện tượng này, song đã được sử dụng để ám chỉ một sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
  • Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Bài tập 1:

Trong bài thơ Mây và sóng, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể gợi cho em liên tưởng tới những đối tượng nào khác?

- “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, đầy hấp dẫn.

- “Mây” và “sóng” mở ra những thế giới xa xôi, hư ảo, huyền bí.

- “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho những cám dỗ ở đời.

Bài tập 2

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc”: ẩn dụ

- Tác dụng:

+ “Bình minh vàng”: mở ra không gian đẹp, tràn ngập ánh sáng rực rỡ, như dát vàng, gợi ý nghĩa về sự quý giá của mỗi khoảnh khắc thời gian.

+ “Vầng trăng bạc”: mỹ lệ hóa vẻ đẹp của vầng trăng: sáng lấp lánh như chiếc đĩa làm bằng bạc.

Bài 3:

- Điệp ngữ lăn

 - Tác dụng:

+ Hình ảnh tả thực: hành động em bé sà vào lòng mẹ hết lần này đến lần khác.

+ Hình ảnh tả thực: những con sóng nối tiếp nhau, chạy đuổi theo nhau lan xa trên mặt đại dương bao la rồi vỗ vào bờ cát.

  1. Dấu câu
    1. Ôn tập

Em hãy đọc đoạn văn bản dưới đây và cho biết, dấu chấm đã được đặt đúng vị trí trong các câu chưa? Hãy sửa lại sao cho các câu trở nên có nghĩa là có lý:

Chú bé bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán. Lấm tấm mồ hôi.

Chú bé bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi.

  1. DẤU CÂU
    1. Khái niệm

- Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết, có tác dụng làm rõ trên mặt văn bản một cấu tạo ngữ pháp bằng cách chỉ ra ranh giới giữa các câu, giữa cá thành phần của câu.

Dấu câu là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, tình cảm và thái độ của người viết.

Cần phải sử dụng chính xác dấu câu, nếu không có thể làm sai ý nghĩa của diễn đạt

  1. Dấu ngoặc kép

- Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu;

- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp;

- Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một nghĩa đặc biệt;

- Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm.

 III. ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG

- Đại từ thường dùng để xưng hô (tôi, chúng tôi, chúng ta,...); để hỏi (ai, gì, bao nhiêu, mấy, thế nào,...);

- Đại từ chỉ ngôi là những đại từ để chỉ ngôi: thứ nhất, thứ hai, thứ ba (tôi, bạn, anh ấy, chúng tôi, các bạn, họ…)

Bài tập 5

Bọn tớ trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người “trên mây” và “trong sóng”.

Bài tập 6

Trong tiếng Việt, ngoài bọn tớ còn có một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như chúng ta, chúng tôi, bọn mình, chúng tớ,... Có thể dùng bọn mình hoặc chúng tớ trong số đó để thay cho bọn tớ. Vì hai từ này có cùng ý nghĩa và đều mang sắc thái gần gũi, thân thiện.

LUYỆN TẬP

Bài tập 2 mục 7 Sách bài tập trang 12

  Đọc lại đoạn thơ trong bài Những cánh buồm SGK trang 57, xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây có cửa có nhà,

Vẫn là đất nước của ta,

Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.

(Những cánh buồm, Hoàng Trung Thông)

Sử dụng phép điệp ngữ: có cây, có cửa, có nhà

Khẳng định niềm tự hào, niềm tin và khát vọng của cha về một miền đất xa xôi, trù phú của đất nước

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Tưởng tượng em là em bé trong bài Mây và sóng. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về hai người bạn “trên mây” và “trong sóng”, trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều và biện pháp tu từ điệp ngữ.

  • DẶN DÒ:
  • Hoàn thành bài tập
  • Chuẩn bị Văn bản 3: Bức tranh của em gái tôi

 

Tiết 23-24: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm anh chị em trong gia đình

Anh em như thể chân tay

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần

 

Chị ngã em nâng

 

Anh em như thể chân tay

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Tác giả, tác phẩm
    1. Tác giả

- Nhà văn Tạ Duy Anh

- Năm sinh: 1959;

- Quê quán: Hà Tây (nay là Hà Nội)

- Là cây bút trẻ nổi lên trong thời kỳ đổi mới văn học những năm 1980.

Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi

  1. Tác phẩm
  • Thể loại: Truyện ngắn
  • Đạt giải Nhì trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong 1998.
  • In trong tập Con dế ma.

HƯỚNG DẪN ĐỌC

  • Đọc chậm rãi, rõ ràng, phân biệt ngữ điệu của từng nhân vât
  • Nhấn mạnh các chi tiết miêu tả tâm trạng, hành động của nhân vật chính
  • Kết hợp Theo dõi các từ khó ở phần dưới trang SGK
  1. Đọc – hiểu văn bản
  2. Tìm hiểu chung
  • Nhân vật chính: người anh, Kiều Phương.
  • Nhân vật trung tâm: người anh à thể hiện chủ đề tác phẩm: sự thức tỉnh của nhân vật.
  • Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người anh – nhân vật “tôi”.
  • PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
  • Bố cục: 3 phần
  • Đoạn 1: Từ đầu... vui lắm: giới thiệu về Kiều Phương
  • Đoạn 2: Tiếp... để nó phát huy tài năng: Tài năng của Kiều Phương được mọi người phát hiện.
  • Đoạn 3: Còn lại: Diễn biến tâm trạng của người anh.
  1. Tìm hiểu chi tiết
  • Nhân vật Kiều Phương
  • Nhân vật «tôi» người anh

2.1. Nhân vật Kiều Phương

Tên: Mèo

à Chấp nhận tên gọi tinh nghịch

à Yêu mến anh trai.

Ngoại hình: Mặt luôn bị bôi bẩn

Sở thích: Lục lọi đồ vật

è Hồn nhiên, tinh nghịch, có tài hội họa, yêu mến anh trai.

* Hành động

Hồn nhiên, trong sáng

Tài năng, vẽ sự vật có hồn và yêu thương gia đình

- Tự pha chế màu

- Vừa làm vừa hát

- Khi bị anh mắng à mặt bịu xịu

- Ôm cổ anh trai, vẽ anh vào tranh, không để ý đến lời anh gắt gỏng.

- Mọi thứ trong nhà đều được cô bé đưa vào bức tranh.

Nhận xét:

  • Hồn nhiên, tinh nghịch, có tài năng hội họa.
  • Qúy mến anh trai, có lòng nhân hậu.

2.2. Nhân vật «tôi» (người anh)

  1. Trước khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện

- Gọi em là Mèo.

- Bắt gặp, thảo nào, bí mật theo dõi.

à Coi hành động của em  gái là trò nghịch ngợm, dễ thương.

  1. Khi tài năng hội họa của Kiều Phương được phát hiện

- Cảm thấy mình bất tài: xem tranh của em – làm một việc mà tôi vẫn coi khinh à lén trút ra một tiếng thở dài.

- Không thể thân với Mèo như trước kia.

- Khó chịu, gắt gỏng (Cách kể: Rồi cả nhà – trừ tôi – [...]).

à Tự ái, mặc cảm, tự ti và có phần đố kỵ với em gái.

à Đây là một trạng thái cảm xúc tiêu cực mà bất kỳ ai cũng có thể trải qua. Nhưng mỗi chúng ta cần hiểu để vượt qua, thay đổi theo hướng tích cực.

  1. Sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ

Thái độ: sững người, ngỡ ngàng à hãnh diện à xấu hổ à muốn khóc quá.

2.2. Nhân vật tôi (người anh)

  • Sự thay đổi trong tâm lý của nhân vật «tôi».
  • Cách kể chuyện theo mạch cảm xúc, diễn biến tâm lý nhân vật của nhà văn.
  • Thông điệp về sự phát triển bản thân và tình yêu thương gia đình.

 

  • Tâm trạng bất ngờ, bối rối vì em gái vẽ mình
  • Tự hào vì được em gái vẽ trong bức chân dung rất đẹp “tỏa thứ ánh sáng rất lạ…suy tư và mơ mộng”
  • Xấu hổ vì đã đối xử không tốt với em

 

III. TỔNG KẾT

  1. Nghệ thuật

 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua cách kể ngôi thứ nhất gần gũi, đáng tin vì đó như một trải nghiệm.

  1. Nội dung, ý nghĩa

  Đề cao tình cảm yêu thương gia đình giữa hai anh em và đề cao tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét đố kỵ.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” thuộc thể loại nào?

  1. Truyện ngắn
  2. Tiểu thuyết
  3. Kí sự
  4. Truyện đồng thoại

PTBĐ chủ yếu của VB “Bức tranh của em gái tôi” là:

  1. Miêu tả
  2. Tự sự
  3. Biểu cảm
  4. Cả A, B, C

VB “Bức tranh của em gái tôi” sử dụng lời kể chuyện của:

  1. Chú Tiến Lê
  2. Kiều Phương
  3. Người kể chuyện ngôi thứ ba
  4. Người anh – ngôi thứ nhất
  5. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Từ các văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì? Hãy viết một đoạn văn ngắn để nêu quan điểm của em.

* Dặn dò:

  • Nắm nội dung Bài học
  • Hoàn thành Bài tập
  • Tiết sau: Viết đoạn văn trang 52

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay