Kênh giáo viên » Ngữ văn 6 » Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8 tiết: Thực hành tiếng việt trang 61

Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8 tiết: Thực hành tiếng việt trang 61

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 8 tiết: Thực hành tiếng việt trang 61. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8 tiết: Thực hành tiếng việt trang 61


Thực hành tiếng Việt

KHỞI ĐỘNG

An và Thảo trong giờ ra chơi đã nhìn thấy một chú chim nhỏ nằm im trên sân trường. An lên tiếng:

- Ôi! Có một con chim đã bị chết rồi.

Thảo tiếp lời: Sau cậu nói vậy? Nó chết đáng thương như vậy, mình phải dùng từ là con chim đã hi sinh chứ?

Theo em, em đồng tình  với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Từ “hi sinh” cũng đồng nghĩa với chết nhưng chỉ dùng cho những người chịu sự tổn hại về vật chất, tinh thần  nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Ôn tập kiến thức

Xét ví dụ:

+ Trong nói và viết, em có thường xuyên câ nhắc, lựa chọn khi sử dụng từ ngữ không?

+ Theo em, muốn lựa chọn từ ngữ phù hợp trong câu, ta cần phải làm gì?

+ Khi viết câu, em cần chú ý những yếu tố nào?

  1. Lựa chọn từ ngữ trong tạo lập văn bản

- Cần lựa chọn, sử dụng từ phù hợp nhất trong nói và viết.

  1. Lựa chọn cấu trúc câu trong tạo lập văn bản

- Khi viết, cần chú ý những yếu tố:  tạo câu đúng ngữ pháp, chú ý ngữ cảnh, mục đích viết/nói, đặc điểm văn bản.

Muốn sử dụng từ ngữ phù hợp với văn bản và đạt hiệu quả sử dụng cao, cần chú ý tới nghĩa của từ mà chúng ta định sử dụng. Đồng thời, lựa chọn cấu trúc câu trong văn bản cần chú ý tới ngữ cảnh, mục đích viết/nói, đặc điểm văn bản để chọn cấu trúc phù hợp.

  1. Luyện tập

Bài 1 SGK, 61

Trả lời câu hỏi

“Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao”

Không thể dùng từ kiểu để thay cho vẻ được. Hai từ này tuy gần nghĩa, nhưng vẫn có những nét khác nhau. Từ kiểu thường dùng để nói về hành động của con người (kiểu ăn nói, kiểu đi đứng, kiểu ăn mặc,...) hoặc một dạng riêng của đối tượng (kiểu nhà, kiểu quần áo, kiểu tóc, kiểu bài,...), trong khi vẻ thường dùng để chỉ đặc điểm, tính cách của con người (vẻ trầm ngâm, vẻ sôi nổi, vẻ lo lắng,...).

Trả lời câu hỏi

“Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.”

Từ khuất được dùng trong câu phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là “chết” như: mất, từ trần, hi sinh. Nhắc đến cái chết của mẹ, người con dùng từ khuất thể hiện cách nói giảm, nhằm giấu bớt nỗi đau mất mát.

“Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi.”

Trong tiếng Việt, xúc động, cảm động, xúc cảm là những từ gần nghĩa chứ không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau. Xúc động biểu hiện cảm xúc mạnh hơn so với cảm động hay xúc cảm. Vì thế, từ xúc động là sự lựa chọn phù hợp nhất cho câu

Bài 2 SGK, 62

Chọn từ phù hợp cho câu

A’ Bị cười, không phải mọi người đều … giống nhau

(phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác)

  1. Trên đời,… không ai cả

(hoàn tất, hoàn toàn, hoàn hảo, hoàn chỉnh)

  1. Đi đường phải luôn luôn … để tránh xảy ra tai nạn.

(nhìn ngó, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng)

  1. Ngoài… của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ

(sức lực, tiềm lực, nỗ lực)

Trả lời

  1. phản ứng
  2. Hoàn hảo
  3. Quan sát
  4. Nỗ lực

Bài 3 SGK, 62

Chỉ ra nghĩa của cụm từ in đâm, nếu bỏ phần đó nội dung của câu thay đổi như thế nào?

  1. Giờ đây khi hồi tưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên

Cụm từ giờ đây khi hổi tưởng lại là trạng ngữ. Thành phần này thông báo về thời gian xảy ra sự việc. Nếu bỏ trạng ngữ, câu văn sẽ không còn cụ thể, vì không xác định rõ hành động đó xảy ra vào lúc nào.

Chỉ ra nghĩa của cụm từ in đâm, nếu bỏ phần đó nội dung của câu thay đổi như thế nào?

  1. “Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi” được viết lại thành “Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên”” thì có phù hợp không? Vì sao?

Câu văn “Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.” cho biết hành động đứng lên phải diễn ra trước khi trả lời câu hỏi. Nếu viết lại thành: “Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên.” thì các hành động không theo trật tự hợp lí như từng xảy ra trong thực tế.

Chỉ ra nghĩa của cụm từ in đâm, nếu bỏ phần đó nội dung của câu thay đổi như thế nào?

  1. Câu “Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng” có thể đổi cấu trúc “Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước.” Vì sao không thể sử dụng câu biến đổi thay cho câu gốc trong văn bản?

Câu gốc miêu tả hai hành động diễn ra theo thứ tự trước sau: “tiến lên phía trước” rồi mới có thể “bắt tay thầy giáo”, vì thầy ở phía trên bục giảng, J cùng các bạn ngồi ở bàn HS, phía dưới. Câu đổi cấu trúc thì hoá ra thầy và trò vốn đã đứng sẵn bên nhau, dễ dàng bắt tay nhau, hành động “tiến lên phía trước” sẽ thành vô nghĩa.

Bài 4 SGK, 62

Nghĩa của câu thay đổi khác với nghĩa trong câu gốc như thế nào?

a.

  • Câu gốc: Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi.
  • Câu thay đổi: Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi; tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế
  • Câu gốc: có hai vế, vế đẩu nêu băn khoăn về một điểu chưa rõ, vế sau đưa ra một dự đoán nhằm giải thích cho điều chưa rõ ở trên.
    - Câu thay đổi cấu trúc thì lời giải thích lại xuất hiện trước điểu băn khoăn.

=> Đặt câu thay đổi cấu trúc vào VB sẽ thấy không hợp lí.

Nghĩa của câu thay đổi khác với nghĩa trong câu gốc như thế nào?

b.

  • Câu gốc: Tuy nhiên, đây không phải điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết thuốc chữa.
  • Câu thay đổi: Tuy nhiên, đây không phải là “căn bệnh” hết thuốc chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.
  • Trong câu gốc, hai vế: điều quá nghiêm trọng “căn bệnh” hết cách chữa được đặt trong quan hệ tăng tiến. Đã là quan hệ tăng tiến thì vế sau phải diễn đạt tính chất ở mức cao hơn vế trước. Câu thay đổi cấu trúc đã đảo ngược tương quan này, và đó là điều không ổn.

Về nhà

  1. Xem lại nội dung bài học
  2. Chuẩn bị bài cho tiết tiếp theo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay