Giáo án PowerPoint Toán 6 chân trời sáng tạo bài 2: Hình chữ nhật – Hình thoi – Hình bình hành – Hình thang cân

Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 2: Hình chữ nhật – Hình thoi – Hình bình hành – Hình thang cân. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 chân trời sáng tạo bài 2: Hình chữ nhật – Hình thoi – Hình bình hành – Hình thang cân


BÀI 2:

HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH THOI. HÌNH BÌNH HÀNH. HÌNH THANG CÂN.

(4 tiết)

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trưng bài sản phẩm

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. HÌNH CHỮ NHẬT

Câu hỏi: Cho hình chữ nhật ABCD (Hình 1).

  1. a) Đo rồi so sánh các cạnh và góc của hình chữ nhật.

Câu hỏi: Các cặp cạnh đối AB và CD, AD và BC bằng nhau.

Các góc của hình chữ nhật ABCD bằng nhau

  1. b) Hãy kiểm tra xem hai cặp cạnh AB và CD, BC và AD có song song với nhau không.

Ta thấy hai cặp cạnh AB và CD, BC và AD song song với nhau.

  1. c) AC và BD được gọi là hai đường chéo của hình chữ nhật.

Hãy đo rồi so sánh AC và BD.

Ta thấy hai đường chéo AC và BD bằng nhau.

Kiến thức:

Hình chữ nhật ABCD (Hình 2) có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau:

AB = CD; BC = AD.

- Hai cặp cạnh đối diện song song:

AB song song với CD

BC song song với AD

- Bốn góc đỉnh A, B, C, D bằng nhau và bằng góc vuông.

- Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường:

AC =  BD và OA = OC; OB  = OD.

Thực hành 1:

 Đo và so sánh độ dài các đoạn OM, ON, OP và OQ của hình chữ nhật MNPQ.

TL: Các đoạn OM, ON, OP, OQ có độ dài bằng nhau.

Thực hành 2: Vẽ hình chữ nhật

Vẽ hình chữ nhật ABCD có AB = 4 cm, AD = 3 cm theo hướng dẫn sau:

- Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm và đoạn thẳng AD = 3 cm vuông góc với nhau.

- Qua B vẽ đường thẳng vuông góc với AB.

- Qua D vẽ đường thẳng vuông góc với AD.

Hai đường thẳng này cắt nhau ở C.

Ta được: Hình chữ nhật ACBD có AB = 4 cm và AD = 3 cm

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Trong các hình sau đây, hình nào là hình chữ nhật?

  1. Vẽ hình chữ nhật ABCD có AB = 5 cm và AD = 8 cm.
  2. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng 1

Sắp xếp các Hình 3a, b, c thành hình chữ nhật sao cho sau khi được sắp xếp tạo thành bức tranh như Hình 3d.

Vận dụng 2

Hãy xếp và cắt một tờ giấy hình chữ nhật thành bốn hình chữ nhật có cùng chiều dài và chiều rộng.

Giải

Bước 1: Ta gấp đôi 2 lần hình chữ nhật.

Bước 2: Mở hình chữ nhật đã gấp ra.

Bước 3: Dùng kéo cắt theo đường của các nếp gấp để thành 4 hình chữ nhật có cùng chiều dài và chiều rộng.

Em hãy tìm một số hình ảnh của hình chữ nhật trong thực tế.

  1. HÌNH THOI

Câu hỏi: Cho hình thoi ABCD như hình.

  1. a) Hãy đo rồi so sánh các cạnh của hình thoi.

=> Các cạnh AB, BC, CD, DA của hình thoi đều bằng nhau.

  1. b) Hãy kiểm tra xem hai cặp cạnh AB và CD, BC và AD có song song với nhau không?

=> Các cặp cạnh đối của hình thoi song song với nhau:

AB song song với CD

BC song song với AD

  1. c) AC và BD được gọi là hai đường chéo của hình thoi. Dùng êke kiểm tra xem hai đường chéo có vuông góc với nhau không?

=> Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau.

Hình thoi ABCD (Hình 5) có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Bốn cạnh bằng nhau

AB = BC = CD = AD.

- Hai cặp cạnh đối diện song song:

AB song song với CD

BC song song với AD

- Hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.

Thực hành 3

Cho hình thoi IJKL, hai đường chéo cắt nhau tại O (Hình 6).

- Dùng ê ke để kiểm tra xem hai đường chéo có vuông góc với nhau hay không?

TL: Hai đường chéo LJ và IK vuông góc với nhau.

- Dùng compa để kiểm tra xem hai đường chéo có cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường hay không?

TL: Hai đường chéo LJ và IK cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Thực hành 4

Vẽ hình thoi

Vẽ hình thoi ABCD, biết AB = 3 cm và đường chéo AC =  5 cm.

- Vẽ đoạn thẳng AC = 5cm

- Lấy A và C làm tâm, vẽ hai đường tròn bán kính 3 cm, hai đường tròn này cắt nhau tại điểm B và D.

- Nối B với A, B với C, C với D, A với D.

Ta được ABCD là hình thoi cần vẽ.

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Vẽ hình thoi MNPQ biết cạnh MN = 4cm. Em hãy thảo luận với bạn về các hình vừa vẽ.

Kết quả:

- Giả sử vẽ đường chéo MP = 6 cm (MP > 4cm).

- Lấy M, P làm tâm, vẽ hai đường tròn bán kính 4cm, hai đường tròn này cắt nhau tại hai điểm N và Q.

-  Nối N với M, N với P, Q với M, Q với P.

=> Ta được hình thoi MNPQ cần vẽ

Em hãy tìm một số hình ảnh của hình thoi trong thực tế.

VẬN DỤNG

Em hãy vẽ đường trang trí theo mẫu dưới đây rồi tô màu tùy ý.

- Thời gian thực hiện: 5 phút

  1. HÌNH BÌNH HÀNH

Cho hình bình hành ABCD như hình.

  1. a) Hãy đo rồi so sánh các cạnh AB và CD; cạnh BC và AD

=> Ta thấy độ dài cạnh AB = CD.

Độ dài cạnh AD = BC.

  1. b) Hãy kiểm tra xem hai cặp cạnh AB và CD, BC và AD có song song với nhau không.

=> Các cặp cạnh đối của hình bình hành song song với nhau:

AB song song với CD

BC song song với AD

  1. c) AC và BD được gọi là hai đường chéo của hình bình hành. Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Hãy so sánh OA và OC; OB và OD.

=> Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường: OA = OC; OB = OD.

Hình bình hành ABCD có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau:

AB = CD ; BC = AD.

- Hai cặp cạnh đối diện song song:

AB song song với CD

BC song song với AD

- Hai cặp góc đối diện bằng nhau: góc đỉnh A bằng góc đỉnh C, góc đỉnh B bằng góc đỉnh D.

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường:

OA = OC; OB = OD.

Thực hành 5

Quan sát hình bình hành bên và cho biết:

- Góc đỉnh M của hình bình hành MNPQ bằng góc nào?

Góc ở đỉnh M bằng với góc ở đỉnh P.

- OM, ON  lần lượt bằng những đoạn thẳng nào?

OM = OP

ON = OQ.

Thực hành 6: Vẽ hình bình hành

Vẽ hình bình hành ABCD khi biết AB = 3 cm, BC =  5 cm và đường chéo AC = 7cm theo hướng dẫn sau:

- Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm

- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 7 cm; vẽ đường tròn tâm B bán kính 5 cm; hai đường tròn cắt nhau tại C. Nối B với C.

- Từ A kẻ đường thẳng song song với BC; từ C kẻ đường thẳng song song với AB; hai đường thẳng này cắt nhau tại D.

LUYỆN TẬP

Vẽ hình bình hành ABCD khi biết hai đường chéo AC = 5cm, BD = 7 cm. Em hãy thảo luận với các bạn về hình vừa vẽ.

Giải

Thảo luận:

- Vẽ đường chéo AC  = 5cm

- Lấy O là trung điểm của AC.

- Vẽ đường thẳng BD = 7cm qua O sao cho O là trung điểm của BD.

Nối A với B, A với D, nối C với B, C với D.

=> Ta được hình bình hành ABCD .

- Các đường chéo cắt nhau tại tâm O

- Các cặp cạnh đối diện AB và CD, BC và AD bằng nhau

- Độ dài cạnh AB và CD bằng nhau, độ dài cạnh AD và BC bằng nhau.

VẬN DỤNG

Vận dụng 4: Bác Lê muốn ghép 3 tấm ván như hình vẽ bên thành một mặt bàn hình bình hành. Em hãy giúp bác Lê thực hiện việc này nhé!

Em hãy tìm một số hình ảnh của hình bình hành trong thực tế.

  1. HÌNH THANG CÂN

Cho hình thang ABCD như hình.

  1. a) Hãy đo rồi so sánh hai bên BC và AD.

=> Hai cạnh bên BC và AD bằng nhau.

  1. b) Hãy kiểm tra xem AB và CD có song song với nhau không.

=> AB song song với CD

  1. c) AC và BD được gọi là hai đường chéo. Hãy đo rồi so sánh AC và BD.

=> Hai đường chéo AC và BD bằng nhau.

Kiến thức:

Hình thang cân ABCD có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Hai cạnh bên bằng nhau:

BC = AD

- Hai góc kề một đáy bằng nhau: góc đỉnh A bằng góc đỉnh B, góc đỉnh C bằng góc đỉnh D.

- Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD.

Hình thang ABCD như thế được gọi là hình thang cân.

Luyện tập

Thực hành 7: Cho hình thang cân như hình bên. Hãy cho biết:

- Góc đỉnh H của hình thang EFGH bằng góc nào?

Góc đỉnh H bằng với góc đỉnh G.

- EG, EH lần lượt bằng các đoạn thẳng nào?

EG = FH và EH = FG.

Vận dụng

HOẠT ĐỘNG NHÓM ĐÔI (3 phút)

Vận dụng 6: Gấp đôi một tờ giấy hình chữ nhật, rồi cắt theo đường nét đứt như hình bên dưới, sau đó trải tờ giấy ra.

Hình vừa cắt được là hình gì?

Em hãy tìm một số hình ảnh hình thang cân trong thực tế.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Hoàn thành nốt các bài tập.

Hoàn thành bài tập 9 (SGK – tr86) vào giấy A4 và nộp bài vào buổi sau.

Tìm hiểu và đọc trước “Chu vi và diện tích của một số hình trong thực tiễn” và ôn tập lại một số công thức tính chu  vi, diện tích đã học ở Tiểu học.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Toán 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay