Giáo án PowerPoint Toán 6 chân trời sáng tạo bài: Bài tập cuối chương 2

Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài: Bài tập cuối chương 2. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 chân trời sáng tạo bài: Bài tập cuối chương 2


BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 2

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

* Trò chơi: Bắt bướm

Câu 1: Chọn phát biểu đúng trong các câu sau:

A. -5 là một số nguyên.

B. +2 không phải là một số tự nhiên.

C.  4 không phải là một số nguyên.

D. Tập hợp số nguyên được kí hiệu là N.

Đáp án A

Câu 2: Kết quả phép tính (-4) . (+21) . (-25). (-2) là:

A. 420.

B. -420.

C. 4 200.

D. -4 200.

Đáp án D

Câu 3: Giá trị nào dưới đây của x thỏa mãn (−6). (x + 7) = 96?

A. x = 95 

B. x = −23  

C. x = −16

D. x = 96

Đáp án B

Câu 4: Tập hợp các ước của -8 là:

A. A = {-8; -4; -2; -1; 1; 2; 4; 8}    

B. A = {0; ±1; ±2; ±4; ±8}

C. A = {1; 2; 4; 8}     

D. A = {0; 1; 2; 4; 8}

Đáp án A

Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. -5 > -9.

B. 3 > -4.

C. -9 > -8.

D. -1 < 0.

Đáp án C

Câu 5: Kết quả của phép tính 25 – (9 – 10) + (28 – 4) là:

A. -2.

B. 2.

C. 48.

D. 50.

Đáp án D

Câu 6: Tìm x, biết 12⁝ x và x < -2.

A. x = {1}. 

B. x = {-12; -6; -4; -3}.

C. x = {-2; -1}.    

D.  x =  {-2; -1; 1; 2; 3; ;4; 6; 12}.

Đáp án B

Câu 7: Thực hiện phép tính 455 − 5 . [(−5) + 4 . (−8)] ta được kết quả là:

A. Một số chẵn chia hết cho 3.

B. Một số lẻ.

C. Một số lẻ chia hết cho 5.

D. Một số chia hết cho 10.

Đáp án D

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 2

I. NHẮC LẠI KIẾN THỨC LÍ THUYẾT CHƯƠNG 2

HOẠT ĐỘNG NHÓM (10 phút)

Lớp chia thành 4 nhóm.

Các nhóm thảo luận trình bày nội dung toàn bộ kiến thức 2 bằng sơ đồ tư duy ra giấy A1.

Thuyết trình

II. BÀI TẬP

Hoạt động cá nhân làm các bài tập 1, 2, 3 SGK trang 73

Bài 1: Tính:

a) 73 – (2 – 9);                                 b) (- 45) – (27 – 8).

Đáp án

a) 73 – (2 – 9)

= 73 – (-7)

= 73 + 7

= 80;

b) (- 45) – (27 – 8).

= (-45) – 19

= (-45) + (-19)

= -64.

Bài 2: Tìm hai số nguyên x, thỏa mãn:

a) x2 = 4;                       b) x2 = 81. 45

Giải

a) x2 = 4

x2 = 22 hoặc x2 = (-2)2

x = 2 hoặc x = -2.

Vậy x = 2 hoặc x = -2.

b) x= 81 

x2 = 92 hoặc x2 = (-9)2

x = 9 hoặc x = - 9.

Vậy x = 9 hoặc x = - 9.

Bài 3: Tính các thương sau:

a) 12 : 6;              b) 24 : (-8);

c) (-36) : 9;          d) (-14) : (-7).

Giải

a) 12 : 6= 2

b) 24 : (-8) = -(24 : 8) = -3

c) (-36) : 9 = -(36 : 9) = -4

d) (-14 : (-7) = 14 : 7 = 2

Thảo luận nhóm đôi (3 phút)

Bài 4: Cho biết năm sinh của một số nhà toán học.

Em hãy sắp xếp các số chỉ năm sinh của các nhà toán học theo thứ tự giảm dần.

Giải

Archimedes có năm sinh 287 TCN nghĩa là năm thứ -287;

Pythagore có năm sinh 570 TCN nghĩa là năm thứ - 570;

Thales có năm sinh 624 TCN nghĩa là năm thứ - 624;

Ta có: 1 601 > 1 596 > 1 441 > - 287 > - 570 > - 624.

Số chỉ các năm sinh giảm dần: 

                 1 601; 1 596; 1 441; - 287; - 570; - 624.

Bài 4 (SBT): Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn:

a) -7 < x < 6                     b) -4 £ x £ 4                   c) -8 < x < 8

Giải

a) -7 < x < 6 thì x ∈ {-6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5}

Tổng của các số thỏa mãn bài toán là T = -6.

b) -4 £ x £ 4  thì x ∈ {-4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4}.

Tổng của các số thỏa mãn bài toán là T = 0.

c) -8 < x < 8 thì x ∈ {-7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}.

Tổng của các số thỏa mãn bài toán là T = 0.

Bài 5: Một máy bay đang bay ở độ cao 5 000 m trên mực nước biển, tình cờ thẳng ngay bên dưới máy bay có một chiếc tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 1 200 m dưới mực nước biển. Tính khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm.

Giải

Độ cao của tàu ngầm là: -1200 m.

Khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm là:

5 000 – (-1 200) = 5 000 + 1 200 = 6 200 (m)

Vậy khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm là 6 200 m.

Thảo luận nhóm (3 phút)

Bài 6: Đố vui

Tìm số nguyên thích hợp thay thế cho mỗi dấu ? trong bảng dưới đây sao cho tích của ba số ở ba ô liền nhau đều bằng 60.

Giải

Theo quy luật, tích ở ba ô liên tiếp đều bằng 60, nghĩa là:

 d . e . f = 60; e . f . g = 60

Suy ra: d . e . f = e . f . g  => d = g.

Tương tự ta cũng sẽ có a . b . 3 = 60 = b . 3 . c

Suy ra a = c. 

Chứng minh hoàn toàn tương tự ta được:

a = c = f = -4; b = d = g = i = x; 3 = e = h 

Khi đó ta có dãy số:

-4  x  3  -4  x  3  -4  x  3   -3  x

Ta lại có: (-4) . x . 3 = 60

=> x = -5

Vậy điền dãy số hoàn chỉnh như sau:

-4  -5  3  -4  -5  3  -4  -5  3  -4  -5

Bài 7: Hình vẽ dưới đây biểu diễn một người đi từ O đến A rồi quay về B. Đặt một bài toán phù hợp với hình vẽ.

Bài toán: Một người đang đứng yên ở điểm O, người đó bước đi về điểm A bên trái 15  bước, rồi đi ngược lại về điểm B bên phải 25 bước (biết rằng các bước chân của người đó là như nhau).

a) Hỏi người đó đi từ O đến B hết bao nhiêu bước?

b) So sánh số trên với tổng của hai số nguyên (-15) + 25.

Giải

a) Người đó đi từ O đến B hết số bước chân là:

25 -15 = 10 ( bước).

b) Ta có: (-15) + 25 = 25 – 15 = 10.

Bài 8: Một công ty có 3 cửa hàng A, B, C. Kết quả kinh doanh sau một năm của từng cửa hàng như sau: 

Cửa hàng A: lãi 225 triệu đồng. 

Cửa hàng B: lỗ 280 triệu đồng. 

Cửa hàng C: lãi 655 triệu đồng. 

Hỏi bình quân mỗi tháng công ty lãi hay lỗ bao nhiêu tiền từ ba cửa hàng đó?

Giải

Cửa hàng A lãi 225 triệu đồng được biểu diễn: 225 (triệu đồng).

Cửa hàng B lỗ 280 triệu đồng được biểu diễn: - 280 (triệu đồng).

Cửa hàng C lãi 665 triệu đồng được biểu diễn: 655 (triệu đồng).

Tổng kết quả kinh doanh trong 12 tháng của ba cửa hàng A, B, C là: 

225 + (-280) + 655 = 600 (triệu đồng).

Mỗi tháng doanh thu của công ty là: 600 : 12 = 50 (triệu đồng).

Vậy bình quân mỗi tháng công ty lãi 50 triệu đồng từ ba cửa hàng A, B, C.

* Nhiệm vụ về nhà

Ôn lại nội dung kiến thức đã học.

Hoàn thành tiếp các bài tập trong SGK và SBT

Xem trước nội dung chương 3: Các hình phẳng trong thực tiễn.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Toán 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay