Giáo án PowerPoint Toán 6 Kết nối tri thức bài 1: Tập hợp

Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách Kết nối tri thức cuộc sống. Giáo án bài 1: Tập hợp. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 Kết nối tri thức bài 1: Tập hợp


BÀI 1: TẬP HỢP

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Tập hợp là gì?

  • Tập hợp gồm các bông hồng trong lọ hoa
  • Tập hợp gồm các học sinh lớp 6A2
  • Tập hợp gồm các con cá vàng trong bể
  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Tập hợp và phần tử của tập hợp

CH:

- Tập hợp M gồm các phần tử nào?

- Em có nhận xét gì về số 7 và tập hợp M?

TL:

- Một tập hợp bao gồm những đối tượng nhất định. Các đối tượng ấy được gọi là những phần tử của tập hợp.

+ x là một phần tử của tập A

KH: x  A

+ y không là phần tử của tập A.

KH: y  A

CH: Em hãy tìm ví dụ về tập hợp và chỉ ra các phần tử thuộc tập hợp.

Chú ý:

Khi x  A, ta còn nói “x nằm trong A” hay “A chứa x”.

Luyện tập 1:

Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B.

  1. Mô tả một tập hợp

TL:

- Tập hợp P gồm những phần tử nào?

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp

P = {0; 1; 2; 3 ; 4; 5}

Cách 2: Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

P = {n | n là số tự nhiên nhỏ hơn 6}

TL:

Có hai cách mô tả một tập hợp:

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp:

Các phần tử của tập hợp trong dấu ngoặc { } theo thứ tự tùy ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần.

VD: P = {0; 1; 2; 3 ; 4; 5}

Cách 2: Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

VD: P = {n | n là số tự nhiên nhỏ hơn 6}

CH: Khi mô tả tập hợp L các chữ cái trong từ NHA TRANG bằng cách liệt kê các phần tử, bạn Nam viết:

L = {N; H; A; T; R; A; N; G}

Theo em, bạn Nam viết đúng hay sai?

TL:

Bạn Nam viết sai.

Vì phần tử A, phần tử N đã được viết 2 lần.

Chú ý:

  1. là tập hợp số tự nhiên 0; 1; 2; 3;... Ta viết tập như sau:

 = {0; 1; 2; 3;...}

  1. 2. Viết n có nghĩa n là một số tự nhiên.

Chẳng hạn tập P các số tự nhiên nhỏ hơn 6 có thể viết là:

P = {n | n  , n < 6} hoặc P = {n  , n < 6}

  1. Ta dùng kí hiệu ­­* để chỉ tập hợp các số tự nhiên khác 0:

­­* = { 1; 2; 3; ...}

Luyện tập 2:

Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng:

A = {x   x < 5}

B = {x   x < 5}

Giải

A = {x   x < 5} = {0; 1; 2; 3; 4}

B = {x   x < 5} = {1; 2; 3; 4}

Luyện tập 3:

Gọi M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10.

  1. a) Thay thế dấu “?” bằng dấu hoặc :

5.....9

9.....M

  1. b) Mô tả tập hợp M bằng hai cách.

TL:

a.

5  9

9  M

  1. b) Cách 1: M = {x  6 < x < 10} = {7; 8; 9}

    Cách 2:  M = {7; 8; 9}

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1:  Cách viết tập hợp nào sau đây đúng?

  1. A = [1; 2; 3; 4] 
  2. A = (1; 2; 3; 4)
  3. A = {1; 2; 3; 4} 
  4. A = 1; 2; 3; 4

Đáp án A

Câu 2:  Cho B = {2; 3; 4; 5}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?

  1. 2 B 
  2. 6 B  
  3. 1 B 
  4. 5 B  

Đáp án B

Câu 3:  Viết tập hợp P các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “HOC SINH”

  1. P = {H; O; C; S; I; N; H} 
  2. P = {H; C; S; I; N}   
  3. P = {H; O; C; H; I; N}    
  4. P = {H; O; C; S; I; N}    

Đáp án D

Câu 4:  Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.

  1. A = {6; 7; 8; 9}
  2. A = {5; 6; 7; 8; 9}
  3. A = {6; 7; 8; 9; 10}     
  4. A = {6; 7; 8}    

Đáp án A

Câu 5:  Viết tập hợp A = {16; 17; 18; 19} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng.

  1. A = {x | 15 < x < 20}
  2. A = {x |15 < x < 19}
  3. A = {x | 16 < x < 20}    
  4. A = {x | 15 < x ≤ 20}

Đáp án A

Củng cố

TẬP  HỢP:

- Tập hợp và phần tử của tập hợp

- Mô tả một tập hợp

+ Liệt kê các phần tử của tập hợp.

+ Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm và 8 thiên thể quay quanh Mặt Trời gọi là các hành tinh, đó là Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương và Hải vương tinh.

Gọi S là tập các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Hãy viết tập S bằng cách liệt kê các phần tử của S.

Trả lời:

S  =  {Mặt Trời; Thủy tinh; Kim tinh; Trái Đất; Hỏa tinh; Mộc tinh; Thổ tinh; Thiên Vương; Hải vương tinh}

* Hướng dẫn về nhà

- Tự lấy được hai ví dụ về tập hợp và chỉ ra phần tử của tập hợp; Hiểu và ghi nhớ hai cách viết một tập hợp.

 - Hoàn thành các bài tập: 1.1; 1.2; 1.3 và 1.4 -SGK-tr7, tr8.

 - Chuẩn bị bài mới “ Cách ghi số tự nhiên

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Toán 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay