Giáo án PowerPoint Toán 6 Kết nối tri thức bài 15: Quy tắc dấu ngoặc

Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 15: Quy tắc dấu ngoặc. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 Kết nối tri thức bài 15: Quy tắc dấu ngoặc


BÀI 15: QUY TẮC DẤU NGOẶC

KHỞI ĐỘNG:

Thực hiện phép tính: (317 – 912) + 912

  • Yêu cầu: Cá nhân thực hiện tính toán phép tính ra nháp.
  • Thời gian: 2 phút

Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản

  • Các số âm (hay dương) trong một dãy tính thường được viết trong dấu ngoặc. Nhờ quy tắc cộng hay trừ số nguyên, ta có thể viết dãy tính dưới dạng không có dấu ngoặc.

Ví dụ:

2 + (-9) = 2 – 9 ;      (-2) – 9 = -2 + 9   ;   3 – (+7) + (-4) – (-8) = 3 -7 – 4 + 8.

- Vì phép trừ chuyển được về phép cộng nên các dãy tính như trên cũng được gọi là một phép tổng.

  • Vì phép trừ chuyển được về phép cộng nên các dãy tính như trên cũng được gọ là một tổng.

Câu hỏi: Viết tổng sau dưới dạng không có dấu ngoặc rồi tính giá trị của nó : (-23) -15 – (-23) + 5 + (-10)

Giải

(-23) -15 – (-23) + 5 + (-10)

= -23 -15 + 23 + 5 -10

= (-23+23) -15 + 5 -10

= -20

Dấu của một số hạng khi bỏ dấu ngoặc

HD1:

Tính và so sánh kết quả của:

  1. a) 4 + (12 – 15) và 4 + 12 – 15.
  2. b) 4 – (12 – 15) và 4 – 12 + 15.

Giải

  1. a) 4 + (12-15) = 4 + (-3) = 4 -3 = 1

    4 + 12 -15 = 16 -15 = 1

=> 4 + (12-15)  = 4 + 12 -15

  1. b) 4 – (12 -15) = 4- (-3) = 4+3 = 7

    4 – 12 + 15 = -8 + 15 = 7

=> 4 – (12 -15) =  4 – 12 + 15

Quy tắc dấu ngoặc

  • Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc;
  • Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc: dấu “+” đổi thành “-” và dấu “-” đổi thành “+”.

Ví dụ: 794 + [136 - (136 + 794)]

Giải:

794 + [136 - (136 + 794)]

= 794 + [ 136 - 136 - 794]

Bỏ dấu ngoặc tròn.

= 794 + (–794) = 0

Luyện tập 1

a)(-385 + 210) + (385-217)          ;  

  1. b) (72 - 1 966)-(-1 956 + 28).

Giải

  1. a) ( -385 +210) + (385-217)

= -385 + 210 + 385 – 217

= -385 + 385 + 210 -217 = -7

  1. b) ( -385 +210) + (385-217)

= -385 + 210 + 385 – 217

= -385 + 385 + 210 -217 = -7

Chú ý:

+ Áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, quy tắc dấu ngoặc, trong một biểu thức, ta có thể:

  • Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.

a - b - c = - b + a - c = -c - b + a

VD: 50 - 90 – 30 = - 90 + 50 – 30 = -30 -90 + 50 = -70

  • Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý. Nếu trước dấu ngoặc là dấu “-“ thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

a - b - c = (a - b) -  c = a - ( b+c)

VD: : 50 – 90 – 30 = (50 - 90)  -30 = 50 - (90 + 30) = -70

LUYỆN TẬP

Tính một cách hợp lí:

  1. a) 12 + 13 + 14 – 15 – 16 – 17;
  2. b) (35 – 17) – (25 – 7 + 22).

Giải

  1. 12 + 13 + 14 -15 - 16 -17

= (12 - 15) + (13 -16) + (14 -17)

= (-3) + (-3) + (-3) = -9

  1. b) (35 – 17) – (25 – 7 + 22).

= 35 – 17 – 25 + 7 -22

= (35-25) - (17-7) – 22

= 10 -10 -22 = -22

3.19. Bỏ dấu ngoặc và tính các tổng sau:

  1. a) -321 +(-29) – 142–(–72 ;
  2. b) 214 - (-36) + (-305).

Giải

  1. -321 + (-29) -142 – (-72)

= -321 – 29 -142 + 72

= (-321 – 29) + (-142 + 72)

= -350 + (-70)

= -420

         

  1. b) 214 - (-36) + (-305).

= 214+ 36 -305

= 250 – 305

= -55

3.22. Tính một cách hợp lí:

  1. a) 232 – (581 +132 - 331);
  2. b) [ 12 + (-57)] – [ -57 – (-12)].

Giải

  1. 232 – (581 +132 - 331)

= 232 – 581 – 132 + 331

= (232 -132) – (581 -331)

= 100 – 250

= -420

         

  1. b) [ 12 + (-57)] – [ -57 – (-12)].

= 12 -57 + 57 -12

= (12 -12) + (-57 + 57)

= 0

VẬN DỤNG

Thử thách nhỏ

Cho bảng 3  3 ô vuông như Hình 3.17.

  1. Biết rằng tổng các số trong mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều bằng 0. Tính tổng các số trong bảng đó.
  2. Hãy thay các chữ cái trong bảng bởi số thích hợp sao cho tổng các số trong mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều bằng 0.

Giải

  1. a) Có: a - 2 - 1 = 0

          -4 + b + c =  0

           d + e + g = 0

=> Tổng các số trong bảng là tổng của 3 kết quả trên nên bằng 0.

  1. b) a = 3 d = 1 b = 0  c = 4, e = 2 và g = -3

 

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Toán 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay