Giáo án PowerPoint Toán 6 Kết nối tri thức bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân
Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 Kết nối tri thức bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân
BÀI 19: HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH THOI. HÌNH BÌNH HÀNH. HÌNH THANG CÂN.(3 tiết)
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trưng bày sản phẩm
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Một số yếu tố cơ bản của hình chữ nhật
HD1: Em hãy tìm một số hình ảnh của hình chữ nhật trong thực tế.
HD2: Quan sát hình chữ nhật ở Hình 4.8a.
- Nêu tên đỉnh, cạnh, đường chéo, hai cạnh đối của hình chữ nhật ABCD (H.4.8b).
- Dùng thước thẳng để đo và so sánh các góc của hình chữ nhật ABCD.
- Dùng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh đối, hai đường chéo của hình chữ nhật ABCD.
Kết quả:
- Các đỉnh: A, B, C, D;
- Các cạnh: AB, BC, CD, DA;
- Đường chéo: AC, BD
- Hai cạnh đối AB và CD; BC và AD.
2.
- Các góc của hình chữ nhật đều bằng nhau và bằng 90o.
3.
- Hai cạnh đối của hình chữ nhật bằng nhau, hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau.
Nhận xét:
Trong hình chữ nhật:
- Bốn góc bằng nhau và bằng 900.
- Các cạnh đối bằng nhau.
- Hai đường chéo bằng nhau.
Thực hành 1
- Vẽ hình chữ nhật ABCD một cạnh bằng 5cm, một cạnh bằng 3cm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm.
Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = 3 cm.
Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3 cm.
Bước 4: Nối C với D ta được hình chữ nhật ABCD.
- Em hãy kiểm tra lại hình vừa vẽ, xem các cạnh đối có bằng nhau không? Các góc có bằng nhau không?
CH: Trong các hình sau đây, hình nào là hình chữ nhật?
- Hình thoi
Một số yếu tố cơ bản của hình thoi
HD3:
- Trong các đồ vật có ở Hình 4.9, đồ vật nào có dạng hình thoi?
- Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình thoi trong thực tế.
Một số hình ảnh của hình thoi trong thực tế
HD4: Quan sát hình thoi ở Hình 4.10a.
- Đỉnh: A, B, C, D.
- Cạnh: AB, BC, CD, DA.
- Đường chéo: AC, BD.
- Dùng thước thẳng hoặc compa so sánh các cạnh của hình thoi (H.4.10b)
- => Các cạnh của hình thoi bằng nhau.
- Kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không?
=> Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau.
- Các cạnh đối của hình thoi có song song với nhau không?
=> Các cạnh đối của hình thoi song song với nhau
- Các góc đối của hình thoi ABCD có bằng nhau không?
Gấp giấy để kiểm tra xem các góc đối của hình thoi có bằng nhau không?
Nhận xét
Trong một hình thoi:
- Bốn cạnh bằng nhau.
- Hai đường chéo vuông góc với nhau.
- Các góc đối bằng nhau.
? Quan sát hình vẽ dưới đây. Hãy tìm điểm E trên đoạn thẳng BC, điểm F trên đoạn thẳng AD để tứ giác ABEF là hình thoi.
+ Lấy E trên BC sao cho EB = AB;
+ Lấy F trên AD sao cho AF = AB
=> Nối EF, ta được hình thoi ABEF.
Thực hành 2: Vẽ hình thoi ABCD có cạnh bằng 3cm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Vẽ đoạn thằng AB
Bước 2: vẽ đường thằng đu qua
Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với cạnh BC.
Bước 4: Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình thoi ABCD.
- Em hãy kiểm tra lại hình vừa vẽ, xem các cạnh có bằng nhau không?
=> Độ dài các cạnh của hình thoi đều bằng nhau bằng 3cm.
- Gấp đôi tờ giấy hình chữ nhật theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Gấp đôi tờ giấy, sau đó lại gấp đôi một lần nữa sao cho xuất hiện một góc vuông với cạnh là các nếp gấp.
Bước 2: Vẽ một đoạn thẳng nối hai điểm tùy ý trên hai cạnh của góc vuông.
Bước 3: Dùng kéo cắt theo đoạn thẳng vừa vẽ rồi mở ra, ta được một hình thoi.
* Vận dụng
Em hãy vẽ đường trang trí theo mẫu dưới đây rồi tô màu tùy ý.
- Hình bình hành
Một số yếu tố cơ bản của hình bình hành
Quan sát hình bình hành ở Hình 4.12a.
- Nêu tên các đỉnh, cạnh, đường chéo của hình bình hành ABCD.
- Đỉnh: A, B, C, D.
- Cạnh: AB, BC, CD, DA.
- Đường chéo: AC, BD.
Đo và so sánh OA với OC, OB và OD.
=> OA = OC; OB = OD.
- Các cạnh đối của hình bình hành có song song với nhau không?
=> Các cạnh đối của hình bình hành song song với nhau
- Các góc đối của hình bình hành có bằng nhau không?
Cắt giấy và xếp lại để kiểm tra xem các góc đối của hình bình hành ABCD có bằng nhau không?
Nhận xét
Trong hình bình hành:
- Các cạnh đối bằng nhau.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
- Các góc đối bằng nhau.
Thực hành 3
- Vẽ hình bình hành ABCD có AB = 5cm; BC= 3cm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm.
Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3cm.
Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC. Đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD
Hình bình hành ABCD có AB = 5cm; BC = 3cm.
4.11. Vẽ hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 6cm, một cạnh bằng 3cm.
- Hình thang cân
Một số yếu tố cơ bản của hình thang cân
HD7: Mặt bàn hình bình dưới là hình ảnh của một hình thang cân. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình thang cân trong thực tế.
HD6: Quan sát hình thang cân ở Hình 4.13a.
- Gọi tên các đỉnh, đáy lớn, đáy nhỏ, đường chéo, cạnh bên của hình thang cân ABCD (H.4.13b).
- Các đỉnh: A, B, C, D.
- Đáy lớn: DC; Đáy nhỏ: AB
- Đường chéo: AC, BD.
- Cạnh bên: AD, BC.
- Sử dụng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh bên, hai đường chéo của hình thang cân ABCD.
=> Hai cạnh bên của hình thang cân bằng nhau.
Hai đường chéo của hình thang cân bằng nhau.
- Hai đáy của hình thang cân có song song với nhau không?
=> Hai đáy của hình thang cân song song với nhau.
Hai góc kề một đáy của hình thang cân có bằng nhau không?
Hai góc kề một đáy của hình thang cân bằng nhau.
=> Nhận xét
Trong hình thang cân:
- Hai cạnh bên bằng nhau.
- Hai đường chéo bằng nhau.
- Hai cạnh đáy song song với nhau.
- Hai góc kề một đáy bằng nhau.
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hình nào trong các hình đã cho là hình thang cân? Hãy cho biết tên hình thang cân đó.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* HOẠT ĐỘNG NHÓM ĐÔI (3 phút)
Thực hành 4: Gấp, cắt hình thang cân từ tờ giấy hình chữ nhật.
Bước 1: Gấp đôi tờ giấy.
Bước 2: Vẽ một đoạn thẳng nối hai điểm tùy ý trên hai cạnh đối diện (cạnh không chứa nếp gấp).
Bước 3: Cắt theo đường vừa vẽ.
Bước 4: Mở tờ giấy ra, ta được một hình thang cân.
* Hướng dân về nhà
- Luyện vẽ hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
- Tự thực hành luyện cắt, xếp hình như hướng dẫn bài 14 và 4.15.
- Tìm hiểu và đọc trước “Bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học” và ôn tập lại một số công thức tính chu vi, diện tích đã học.
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6