Giáo án PowerPoint Toán 6 Kết nối tri thức bài 30: Làm tròn và ước lượng.

Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 30: Làm tròn và ước lượng. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 Kết nối tri thức bài 30: Làm tròn và ước lượng.


BÀI 30

LÀM TRÒN VÀ ƯỚC LƯỢNG

KHỞI ĐỘNG

Tháng 7-2020 Việt Nam xuất khẩu gần 480 nghìn tấn gạo, trị giá trên 232 triệu USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam tháng 7 đạt 479 633 tấn, trị giá 232,142 372 triệu USD, giá xuất trung bình đạt 484 USD/tấn...

(Theo agro. gov.vn)

Em có biết vì sao trong phần mở đầu đoạn tin trên, người ta lại viết "trên 232 triệu USD” thay vì viết "232,142 372 triệu USD”?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Làm tròn số
  2. a) Theo em, khối lượng của hộp màu hồng nặng khoảng 6 kg hay 7 kg?
  3. b) Khối lượng của hộp màu vàng nặng khoảng 4 kg hay 5 kg?

Trong hoạt động trên, ta đã làm tròn các số thập phân 6,2 và 4,8 đến hàng đơn vị.

Để làm tròn một số thập phân dương đến một hàng nào đấy (gọi là hàng làm tròn) ta làm như sau:

- Đối với chữ số hàng làm tròn:

  • Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;
  • Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hay bằng 5.

- Đối với các chữ số sau hàng làm tròn:

  • Bỏ đi nếu ở phần thập phân;
  • Thay bởi các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên.

Ví dụ 1

  1. a) Làm tròn số 24,037 đến hàng phần mười (đến chữ số thập phân thứ nhất).
  2. b) Làm tròn số 2 156,8 đến hàng chục.

Giải:

  1. a) Làm tròn số 24,037 đến hàng phần mười ta được kết quả 24,0.

Hàng làm tròn : 0 : Giữ nguyên

37 : Bỏ đi các chữ số sau hàng làm tròn

3 < 5

  1. b) Làm tròn số 2 156,8 đến hàng chục ta được kết quả là 2 160.

Trong câu a, nếu viết kết quả làm tròn là 24 thì có đúng không?

Luyện tập

Làm tròn số 3,141 59 đến hàng phần nghìn.

Giải:

Làm tròn số 3,141 59 đến hàng phần nghìn ta được kết quả là 3,142.

Thảo luận nhóm đôi (3 phút)

Vận dụng 1

Em hãy đọc đoạn tin ngắn ở phần mở đầu rồi làm tròn số 479 633 đến hàng nghìn và làm tròn số 232,142 372 đến hàng đơn vị. So sánh hai kết quả với các số liệu trong tiêu đề của đoạn tin đó.

Giải:

Làm tròn số 479 633 đến hàng nghìn ta được kết quả là 480.

Làm tròn số 232,142 372 đến hàng đơn vị ta được kết quả là 232.

Chú ý: Để làm tròn một số thập phân âm ta chỉ cần làm tròn số đối của nó rồi đặt dấu “-" trước kết quả.

  1. Ước lượng

Trong đời sống, đôi khi ta không quá quan tâm đến tính chính xác của kết quả mà chỉ cần ước lượng kết quả, tức là tìm một số gần sát với kết quả chính xác.

Ví dụ 2

Mẹ đưa cho Nam tờ tiền 200 000 đồng để mua táo. Giá mỗi kilôgam táo là 65 000 đồng. Hỏi với số tiền đó, Nam có đủ tiền để mua giỏ táo 2,8 kg không?

Giải:

Nam ước tính cân nặng giỏ táo là 3 kg thì số tiền phải trả là:

65 000 . 3 = 195 000 (đồng).

Như vậy, Nam thấy mình có đủ tiền để mua giỏ táo này.

Để ước lượng kết quả phép nhân 65 000 . 2,8 ta thay thừa số 2,8 bằng số 3.

Thảo luận nhóm (5 phút)

Vận dụng 2

Một xe hàng có khối lượng khi không chở hàng hoá là 12 tấn. Trên xe chở 9 thùng hàng, mỗi thùng có khối lượng là 1,3 tấn. Một cây cầu có biển chỉ dẫn cho phép các xe có khối lượng không quá 25 tấn đi qua. Hỏi xe hàng trên có được phép qua cầu không?

Giải:

Ta ước tính khối lượng của mỗi thùng hàng là 1 tấn.

Khối lượng của 9 thùng hàng trên xe là:

 9 . 1 = 9 (tấn )

Tổng khối lượng của cả xe và hàng là:

9 + 12 = 21 (tấn )

Vì 21 (tấn) < 25 (tấn) nên xe hàng được phép qua cầu.

LUYỆN TẬP

Bài 7.12 (SGK – tr37): Làm tròn 387,0094 tới hàng:

  1. a) phần mười;                  b) trăm.

Giải:

  1. a) Làm tròn số 387,0094 đến hàng phần mười ta được kết quả là 387,0;
  2. b) Làm tròn số 387,0094 đến hàng tram ta được kết quả là 400.

Bài 7.13 (SGK – tr37): Trong bốn số sau có một số là kết quả phép tính 256,3 + 892,37 + 45. Bằng cách ước lượng, em hãy cho biết số đó là số nào.

  1. 1 190,65.
  2. 2 356,67.
  3. 1 193,67.
  4. 128,67.

Làm tròn các số hạng đến hàng đơn vị, tổng cần tính xấp xỉ bằng:

(255 + 1) + 892 + 45 = (255 + 45) + (1 + 892) = 300 + 893 = 1 193.

Bài 7.14 (SGK – tr37): Chia đều một thanh gỗ dài 6,32 m thành bốn đoạn bằng nhau. Tính độ dài mỗi đoạn gỗ (Làm tròn kết quả tới hàng phần chục).

Giải:

Độ dài mỗi đoạn gỗ là:

6,32 : 4 = 1,58 (m)

Làm tròn 1,58 tới hàng phần chục ta được kết quả là:

 1,6 (m)

VẬN DỤNG

Bài 7.16 (SGK – tr37): Mẹ cho An 150 000 đồng để mua đồ dùng học tập. An dự tính mua 15 quyển vở, 5 chiếc bút bi và 10 chiếc bút chì. Giá của một quyển vở, một chiếc bút bi, một chiếc bút chì lần lượt là 5 400 đồng, 2 800 đồng, 3 000 đồng. Em hãy ước lượng xem An có đủ tiền để mua đồ dùng học tập theo dự định không ?

Giải:

Mỗi quyển vở có giá không quá 6 000 đồng, mỗi bút chì và mỗi bút bi đều có giá không quá 3 000 đồng. Tổng số tiền phải trả không quá:

6 000 . 15 + 3 000 . 5 + 3 000 . 10 = (6 000 + 3 000) . 15

                                                             = 135 000 (đồng).

Vậy với 150 000 đồng, An đủ tiền mua số đồ dùng học tập đó.

NHIỆM VỤ VỀ NHÀ

Ghi nhớ kiến thức đã được học trong bài

Làm các bài tập còn lại trong SGK và SBT.

Đọc trước Bài 31: “Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm”.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Toán 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay