Giáo án PowerPoint Toán 6 Kết nối tri thức bài: Luyện tập chung trang 69
Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài Luyện tập chung trang 69. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 Kết nối tri thức bài: Luyện tập chung trang 69
LUYỆN TẬP CHUNG
+ ĐÊM QUA, MỘT CƠN BÃO LỚN ĐÃ XẢY RA NƠI VÙNG BIỂN CỦA CHÚ CÁ VOI
+ CƠN BÃO ĐÃ CUỐN CHÚ CÁ VOI ĐI XA VÀ SÁNG DẬY CHÚ BỊ MẮC CẠN TRÊN BÃI BIỂN
+ MỘT ĐÁM MÂY MƯA HỨA SẼ GIÚP CHÚ NẾU CÓ NGƯỜI GIẢI ĐƯỢC CÂU ĐỐ CỦA MÂY MƯA
CÁC EM TRẢ LỜI THẬT ĐÚNG ĐỂ GIÚP CHÚ CÁ VOI TỘI NGHIỆP VỀ NHÀ NHÉ !
Có 5 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng thì mưa sẽ đổ xuống và nước biển dâng lên, hoàn thành xong 5 câu sẽ cứu được cá voi.
Chú ý vì đây là trò chơi nhân văn nên học sinh không trả lời được thì mời bạn học sinh khác trả lời cho đến khi có đáp án đúng. Vì nhiệm vụ là cùng giúp nhau giải cứu cá voi nên việc bỏ qua câu hỏi thì ý nghĩa giáo dục không tốt.
- Nêu tập hợp các số nguyên.
Trả lời
={ …; -2; -1; 0 ; 1; 2; …}
- Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm. Nêu ví dụ.
Quy tắc: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng phần số tự nhiên của chúng với nhau rồi đặt dấu “-“ trước kết quả.
Trả lời
VD: (-5) + (-6)= - (5+ 6) = - 11
- Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Nêu ví dụ.
Trả lời
Quy tắc: Muốn cộng hai số nguyên khác dấu ( không đối nhau), ta tìm hiệu hai phần số tự nhiên của chúng ( số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần số tự nhiên lớn hơn.
VD : 20 + (-25) = -(25 – 20) = -5
- Quy tắc trừ hai số nguyên.
Lấy ví dụ.
Trả lời
Quy tắc: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.
a – b = a + (-b)
VD: (-9) – 10 = (-9) + (-10)
= -(9 + 10) = -9
- Phát biểu quy tắc dấu ngoặc.
Trả lời
Quy tắc:
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-“ đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” đổi thành dấu “-“ và ngược lại.
LUYỆN TẬP
Ví dụ 1: Tính giá trị của biểu thức
A = 25 + 115 – [315 + (–105)].
GIẢI
A = 25 + 115 – [315 + (–105)]
= (25 + 115) – ( 315 – 105)
= 140 – 210 = -(210 – 140) = -70.
Ví dụ 2: Tính nhanh: 283 – 286 – 83 + 86.
Giải:
283 – 286 – 83 + 86
= 283 – 83 – 286 + 86
= (283 – 83) – (286 – 86)
= 200 – 200 = 0.
3.26. Liệt kê các phần tử của tập hợp sau rồi tính tổng của chúng:
- a) S = { x| -3 < x 3};
- b) T = { x| -7 < x -2}.
Giải
- a) S = {x | -3 < x 3} = { -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3}
- Tổng các phần tử của tập hợp S là : (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 + 3 = 3
- b) T = { x | -7 < x -2} = {-6 ; -5 ; -4 ; -3 ; -2}
- Tổng hợp phần tử của tập hợp T là : (-6) + (-5) + (-4) + (-3) + (-2) = -20.
3.28. Tính giá trị của biểu thức (-314) – (75 + x) nếu:
- a) x = 25;
- b) x = -313.
Giải
- a) Thay x = 25 vào biểu thức ta được:
(-314) – ( 75 + 25)
= -314 -100 = -414
- b) Thay x = -313 vào biểu thức ta được:
(-314) – [75 + (-313)]
= -314 – 75 + 313
= (-314 + 313) – 75
= -1 -75= -76
3.27. Tính giá trị của biểu thức:
- (27 + 86) – (29 – 5 + 84);
- b) 39 – (298 – 89) + 299.
Giảo
- a) ( 27 + 86) – (29 – 5 + 84)
= 27 + 86 – 29 + 5 – 84
= (27 – 29) + ( 86 -84) + 5
= 5
- b) 39 - (298 - 89) + 299
= 39 - 298 + 89 + 299
= 299 -298 + 89 + 39
= 1 + 89 + 39 = 129
3.29. Tính một cách hợp lí:
- a) 2 834 + 275 – 2 833 – 265;
- b) (11 + 12 + 13) – (1 + 2 + 3).
Giải
- 2 834 + 275 – 2 833 – 265
= (2 834 – 2833) + (275 – 265)
= 1 + 10
= 11.
- b) (11 + 12 + 13) – (1 + 2 + 3)
= 11 + 12 + 13 – 1 – 2 – 3
= (11 – 1) + (12 – 2) + (13 – 3)
= 10 + 10 + 10
= 30.
VẬN DỤNG
3.24. Dùng số nguyên âm hoặc số nguyên dương để diễn tả các thông tin sau:
- Khi đọc sách, bạn Quang thường đưa trang sách lại quá gần mắt bạn ấy đã phải mang kính cận 1 dioptre.
- b) Ông của bạn Quang đã già nên phải dùng kính lão 2 dioptre để đọc sách báo.
Trả lời
- a) Quang đeo kính -1 dioptre.
- b) Ông của bạn Quang đeo kính 2 dioptre.
3.25. Điểm A nằm trên trục số và cách gốc O một khoảng bằng 12 đơn vị (trục số nằm ngang và có chiều dương từ trái sang phải). Hỏi điểm A biễu diễn số nguyên nào nếu:
- a) A nằm ở bên phải gốc O;
- b) A nằm ở bên trái gốc O.
Giải
- a) A biểu diễn số 12;
- b) A biểu diễn số -12.
3.31. Trong một trò chơi, bạn Minh nhận được yêu cầu: « Hãy tính tổng của tất cả các số trong tập hợp
{ x | -25 x 25} ».
Minh trả lời ngay: « Bằng 0 ». Em có thể giải thích tại sao Minh tính nhanh thế không?
Giải
Minh trả lời nhanh như thế là do mỗi số trong tập đã cho đều có số đối nằm trong tập đó. Vậy không kể số 0, các số còn lại chia thành từng cặp có tổng bằng 0. Vậy tổng của chúng bằng 0.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ lại các quy tắc đã học.
- Làm nốt các bài tập chưa hoàn thành.
- Đọc trước bài “Phép nhân số nguyên”.
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6