Giáo án điện tử bài 2: Xử lí thông tin

Bài giảng điện tử tin học 3 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint bài 2: Xử lí thông tin. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án tin học 3 chân trời sáng tạo (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử bài 2: Xử lí thông tin
Giáo án điện tử bài 2: Xử lí thông tin
Giáo án điện tử bài 2: Xử lí thông tin
Giáo án điện tử bài 2: Xử lí thông tin
Giáo án điện tử bài 2: Xử lí thông tin
Giáo án điện tử bài 2: Xử lí thông tin
Giáo án điện tử bài 2: Xử lí thông tin
Giáo án điện tử bài 2: Xử lí thông tin
Giáo án điện tử bài 2: Xử lí thông tin
Giáo án điện tử bài 2: Xử lí thông tin
Giáo án điện tử bài 2: Xử lí thông tin
Giáo án điện tử bài 2: Xử lí thông tin

Xem video về mẫu Giáo án điện tử bài 2: Xử lí thông tin

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tin học 3 chân trời sáng tạo

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN (tiết 1)

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Khởi động
  2. Khám phá
  3. Luyện tập
  4. Vận dụng

KHỞI ĐỘNG

Quan sát Hình 1 SGK trang 7 và trả lời câu hỏi:

  • Hình 1 cho biết thời tiết ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày mai như thế nào?
  • Dựa vào đâu em biết được điều đó?
  • Ngày mai Thành phố Hồ Chí Minh có mưa.
  • Dựa vào các thông tin
  • Dòng chữ
  • Hình ảnh
  • Lời nói

KHÁM PHÁ

  1. Ba dạng thông tin thường gặp

Ở Hình 1, thông tin trời mưa được thể hiện ở 3 chi tiết khác nhau. Mỗi chi tiết đó là một dạng thông tin thường gặp. Em hãy cho biết các dạng thông tin thường gặp là gì?

  • Thông tin dạng hình ảnh
  • Thông tin dạng âm thanh
  • Thông tin dạng chữ

KẾT LUẬN

Âm thanh: Là dạng thông tin chúng ta có thể nghe thấy.

Chữ: Là dạng thông tin chúng ta có thể đọc được.

Hình ảnh: Là dạng thông tin chúng ta có thể nhìn thấy.

Thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

Thông tin cấm hút thuốc ở Hình 2 được thể hiện ở những dạng nào?

  • Dạng chữ và dạng hình ảnh

Ở trường em, thông tin giờ vào học, giờ ra chơi, giờ tan trường được thông báo đến học sinh ở dạng nào?

  • Dạng âm thanh

Cảnh sát điều khiển giao thông ở ngã tư đường thông qua những dạng thông tin nào?

  • Dạng chữ và dạng hình ảnh

Em hãy quan sát trang 8 và cho biết:

  • Em có thể nghe thấy, nhìn thấy hay đọc được nội dung có trên Trang 8 SGK?
  • Trong giờ học, thông tin được giáo viên truyền đạt đến học sinh ở những dạng nào?
  • Em có thể nhìn thấy và đọc được nội dung có trên Trang 8 SGK.
  • Thông tin được thể hiện ở dạng hình ảnh và chữ.
  • Trong giờ học, giáo viên sử dụng chữ, hình ảnh và âm thanh để giảng bài cho các em.
  • Thông tin được truyền đạt dưới dạng chữ, hình ảnh và âm thanh.

Ghi nhớ

Thông tin thường được thể hiện ở những dạng nào?

  • Thông tin thường được thể hiện ở dạng chữ, hình ảnh và âm thanh.
  1. Thu nhận và xử lí thông tin của con người
  • Chia lớp thành các nhóm (3 - 4 HS)
  • Quan sát Hình 5, 6, 7 trong SGK trang 8, 9, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi vào Phiếu học tập số 1.

Gợi ý:

Hình 5:

Câu 1: Ở Hình 5, các bạn học sinh nhìn thấy gì trên bảng lớn?

Câu 2: Các bạn học sinh phải làm gì để có kết quả của phép tính 25 + 17?

Câu 3: Bộ phận nào của các bạn học sinh thực hiện tính kết quả của phép tính?

Hình 6:

Câu 1: Bạn nhìn thấy trên màn hình tivi thông tin thời tiết như thế nào?

Câu 2: Bạn đang nghĩ gì?

Câu 3: Bộ phận nào của bạn thực hiện điều đó?

Hình 7:

Câu 1: Người tham gia giao thông nhìn thấy đèn tín hiệu xanh hay đỏ?

Câu 2: Người tham gia giao thông làm gì khi thấy đèn đỏ sáng?

Câu 3: Bộ phận nào của con người đưa ra quyết định cần phải dừng xe?

Đọc đoạn văn bản Hình 5

Trong ví dụ ở Hình 5, các bạn học sinh tiếp nhận yêu cầu thực hiện phép tính trên bảng. Nhiệm vụ của các bạn học sinh là thực hiện phép tính 25 + 17. Bộ não của các bạn học sinh đã xử lí để tính ra kết quả phép tính.

Em hãy tóm tắt ngắn gọn từng câu hỏi Hình 6, 7 tương tự như đoạn văn bản Hình 5.

  • Trong ví dụ ở Hình 6, bạn xem tivi thu nhận và xử lí thông tin thời tiết ngày mai trời lạnh. Kết quả là bạn ấy sẽ nghĩ mặc áo ấm. Bộ não của bạn đó đã xử lí thông tin ngày mai trời lạnh để ra quyết định mặc áo ấm.
  • Trong ví dụ ở Hình 7, thông tin người tham gia thu nhận và xử lí là tín hiệu đèn đỏ. Kết quả là người tham gia giao thông đã quyết định dừng xe. Bộ não của người tham gia giao thông đã xử lí thông tin để đưa ra quyết định dừng xe.

Ghi nhớ

Bộ phận nào của con người thực hiện xử lí thông tin trong tất cả các tình huống trên?

Bộ não của con người thực hiện xử lí thông tin trong tất cả các tình huống trên.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  1. Ôn lại kiến thức đã học
  2. Đọc trước mục 3 phần Khám phá và các phần Luyện tập, Vận dụng

BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN (tiết 2)

  1. Thu nhận và xử lí thông tin của máy móc

Quan sát Hình 8, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

  • Ở nhà, em muốn bật tivi thì em làm thế nào?
  • Khi tivi tắt, em bấm nút bật/tắt trên điều khiển thì tivi sẽ như thế nào?
  • Tivi thu nhận và xử lí thông tin gì?
  • Kết quả xử lí thông tin này là gì?
  • Khi tivi đang tắt, em bấm nút bật/ tắt trên điều khiển thì tivi sẽ bật lên.
  • Tivi thu nhận và xử lí thông tin nút bật/ tắt trên điều khiển được bấm.
  • Kết quả xử lí thông tin là tivi được bật lên.

Quan sát Hình 9, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

  • Khi muốn nghe bài hát thì em cần làm gì?
  • Khi em chọn nút Play thì chuyện gì xảy ra?
  • Máy tính tiếp nhận và xử lí thông tin gì?
  • Kết quả của thông tin này là gì?
  1. Khi muốn nghe bài hát thì em cần chọn nút Play.
  2. Khi chọn nút Play thì máy tính sẽ phát bài hát.
  3. Máy tính tiếp nhận và xử lí thông tin nút Play được chọn.
  4. Kết quả xử lí thông tin này là máy tính phát bài hát.

Em hãy nêu một số ví dụ về máy tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.

Ví dụ : Máy giặt nhận thông tin nút được bấm trên bảng điều khiển để thực hiện việc giặt, xả, vắt, sấy,…

Nồi cơm điện nhận thông tin nút được bấm trên bảng điều khiển để thực hiện việc nấu cơm, nấu cháo,…

Lò nướng nhận thông tin nút được xoay trên bảng điều khiển để thực hiện việc nướng bánh, nướng thịt,…

Ghi nhớ

Xung quanh ta có những máy tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.

LUYỆN TẬP

Bài 1

Thảo luận theo cặp đôi và trả lời vào Phiếu học tập số 2

Em hãy quan sát Hình 10 trong SGK và chỉ ra trọng tài đã sử dụng chữ, âm thanh hay hình ảnh để thể hiện thông tin trong mỗi hình dưới đây. Thông tin đó là gì?

Bài 2

Quan sát hình 11 và cho biết:

a) Thông tin bạn học sinh thu nhận là gì?
b) Kết quả xử lí thông tin là gì?
c) Bộ phận nào của con người đã thực hiện xử lí thông tin?
a) Thông tin bạn HS thu nhận là: câu hỏi “Em hãy kể tên ba dạng thông tin hay gặp.”
b) Kết quả xử lí thông tin là: câu trả lời “Thưa thầy, đó là thông tin dạng chữ, hình ảnh và âm thanh”.
c) Bộ phận của con người đã thực hiện xử lí thông tin là: Bộ não.

VẬN DỤNG

  1. Em hãy nêu ví dụ cho thấy bộ não của con người là một bộ phận xử lí thông tin. Trong ví dụ của em thông tin thu nhận là gì? Kết quả là gì?

Ví dụ: Thấy người lạ đến nhà thì không mở cửa

  • Thông tin thu nhận: người lạ đến nhà.
  • Kết quả: không mở cửa.
  1. Em hãy nêu ví dụ cho thấy máy tiếp nhận thông tin để quyết định hành động. Trong ví dụ của em thông tin được máy tiếp nhận và xử lí là gì? Kết quả là máy thực hiện hành động gì?

Ví dụ bật điều hòa:

  • Thông tin được máy tiếp nhận và xử lí là: nút bật/ tắt được bấm.
  • Kết quả: điều hòa được bật.

Ví dụ chuyển hướng quạt điện:

  • Thông tin được máy tiếp nhận và xử lí là: nút chuyển hướng được bấm.
  • Kết quả: quạt điện quay.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  1. Ôn lại nội dung Bài 2
  2. Đọc và chuẩn bị trước Bài 3: Máy tính - Những người bạn mới.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tin học 3 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Giáo án điện tử bài 5: Tập gõ bàn phím

CHỦ ĐỀ B: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

Giáo án điện tử bài 6: Xem tin và giải trí trên internet

CHỦ ĐỀ C: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Giáo án điện tử bài 8: Làm quen với thư mục

CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Giáo án điện tử tin học 3 chân trời bài 11b: Luyện tập sử dụng chuột máy tính

CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

Chat hỗ trợ
Chat ngay