Giáo án điện tử bài 7: Làm đồ dùng học tập

Bài giảng điện tử công nghệ 3 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint bài 7: Làm đồ dùng học tập. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án công nghệ 3 chân trời sáng tạo (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử bài 7: Làm đồ dùng học tập
Giáo án điện tử bài 7: Làm đồ dùng học tập
Giáo án điện tử bài 7: Làm đồ dùng học tập
Giáo án điện tử bài 7: Làm đồ dùng học tập
Giáo án điện tử bài 7: Làm đồ dùng học tập
Giáo án điện tử bài 7: Làm đồ dùng học tập
Giáo án điện tử bài 7: Làm đồ dùng học tập
Giáo án điện tử bài 7: Làm đồ dùng học tập
Giáo án điện tử bài 7: Làm đồ dùng học tập
Giáo án điện tử bài 7: Làm đồ dùng học tập
Giáo án điện tử bài 7: Làm đồ dùng học tập
Giáo án điện tử bài 7: Làm đồ dùng học tập

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử công nghệ 3 chân trời sáng tạo

Chào mừng các em đến với buổi học ngày hôm nay!

1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

KHỞI ĐỘNG

Đố vui

Đầu đuôi vuông vắn như nhau

Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều

Tính tình chân thực đáng yêu

Muốn biết dài ngắn, mọi điều có em

(Là cái gì?)

  • Thước kẻ

Như cái kẹo nhỏ

Chữ hỏng xóa ngay

Học trò ngày nay

Vẫn dùng đến nó

(Là cái gì?)

  • Cục tẩy

Cái gì dài một gang tay

Em vẽ em viết ngày ngày ngắn đi

(Là cái gì?)

  • Bút chì

Thân thì liền với hai chân

Khi làm chân nghỉ, chân quay mới kì

(Là cái gì?)

  • Cái com-pa

Không phải bò, không phải trâu

Uống nước ao sâu, lên cày ruộng cạn

(Là cái gì?)

  • Bút mực

Bài 7: Làm đồ dùng học tập (tiết 1)

2 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

HOẠT ĐỘNG 1

Tìm hiểu một số đồ dùng học tập

Mỗi ngày đến trường chúng ta đều mang theo rất nhiều đồ dùng học tập, một trong số đó phải kể đến:

  • Bút chì, bút mực.
  • Thước kẻ.
  • Com-pa.
  • Vở, sổ, sách….

Em có thể làm được những đồ dùng học tập nào?

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau làm một chiếc thước kẻ bằng giấy!

HOẠT ĐỘNG 2

Lựa chọn được vật liệu và dụng cụ làm thước kẻ bằng giấy

Làm bằng bìa cứng, trang trí bằng giấy thủ công.

Chiều dài 22cm, độ rộng 3cm.

Chúng ta cần những vật liệu gì?

Giấy bìa cứng

Giấy màu

Keo dán giấy

Kéo cắt giấy

Bút chì

Thước kẻ

HOẠT ĐỘNG 2

Các em có thể thay thế giấy bìa cứng bằng giấy báo để giảm chi phí.

Chúng ta sử dụng các vật liệu để làm gì?

  • Giấy bìa cứng : Chúng ta sẽ sử dụng giấy bìa cứng để làm thân chiếc thước kẻ.
  • Giấy màu: Chúng ta sẽ sử dụng giấy màu để trang trí.
  • Keo dán giấy: Chúng ta sử dụng keo để cố định các mép, dán hoa văn cho thước kẻ.
  • Kéo cắt giấy: Dùng kéo để cắt giấy màu và giấy bìa cứng.

Chúng ta sử dụng các vật liệu để làm gì?

  • Dùng bút chì để đánh dấu vết cắt, vẽ vạch chia cho thước kẻ.
  • Dùng thước kẻ để do giấy, vạch dấu cho thước kẻ giấy.

HOẠT ĐỘNG 2

Các em lưu ý:

Các em lưu ý lựa chọn nguyên liệu, cần tính số lượng dụng cụ và nguyên liệu cho phù hợp đủ để sử dụng. Tránh trường hợp thừa thãi nguyên liệu gây lãng phí hoặc thiếu không đủ để làm sản phẩm.

  1. CỦNG CỐ, DẶN DÒ

CÁC EM NHỚ NHÉ!

  • Ôn tập lại nội dung kiến thức của buổi ngày hôm nay.
  • Đọc và chuẩn bị bài cho tiết học hôm sau.

Bài 7:  Làm đồ dùng học tập (tiết 2+3)

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

KHỞI ĐỘNG

“Kiểm tra chéo dụng cụ”

Hướng dẫn:

  • Các em dựa vào danh sách các dụng cụ SGK yêu cầu.
  • Kiểm tra chéo với dụng cụ mà bạn bên cạnh đã chuẩn bị, xem bạn đã chuẩn bị đủ dụng cụ cần thiết chưa?
  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

HOẠT ĐỘNG 1

Tìm hiểu quy trình thực hiện

Hướng dẫn:

Các em thảo luận theo nhóm đôi.

Trả lời các câu hỏi:

  1. Các bước làm thước kẻ giấy?
  2. Mô tả và yêu cầu đạt được của từng bước.
  3. Lưu ý trong quá trình thực hiện.

Các bước để làm một chiếc thước kẻ giấy:

Bước 1: Cắt 4 hình chữ nhật có kích thước 3 cm x 21 cm giống nhau: 2 hình bằng giấy bìa cứng và 2 hình bằng giấy màu thủ công.

 Bước 2:   

  • Dán 2 hình chữ nhật bằng giấy thủ công lên để trang trí.
  • Dán 2 hình chữ nhật bằng bìa cứng với nhau để làm thân của thước.

Bước 3: Vạch dấu cho thước kẻ theo thước mẫu bằng bút chì.

Bước 4: Tô đậm lại các vạch dấu và ghi số cho thước kẻ.

Bước 5: Kiểm tra lại thước kẻ đã làm theo yêu cầu.

Các em lưu ý:

  • Kích thước, cách cắt, dán đúng cách, đảm bảo an toàn.
  • Sau khi hoàn thành công việc, cất gọn các dụng cụ và vật liệu.

HOẠT ĐỘNG 2

Thực hành làm thước kẻ bằng giấy

Hướng dẫn:

  • Các em thực hành làm sản phẩm theo các bước sách đã nêu.

Bài 7: Làm đồ dùng học tập (tiết 4)

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

KHỞI ĐỘNG

Quan sát một số sản phẩm làm chiếc thước kẻ giấy

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

HOẠT ĐỘNG 1

Bài tập 1: Em chọn những vật liệu nào trong bảng dưới đây để làm thước kẻ bằng giấy?

Hướng dẫn:

  • Các em làm việc cá nhân.
  • Quan sát các bảng rồi chọn vật liệu phù hợp.

Bài tập 2: Em chọn những dụng cụ nào trong bảng dưới đây để làm thước kẻ bằng giấy?

Bài tập 3: Em hãy sắp xếp các hình được mô tả dưới đây theo đúng các bước làm đồ dùng học tập?

HOẠT ĐỘNG 2

Thực hành mở rộng

Hướng dẫn:

  • Quan sát các hình minh họa, thực hiện trang trí thước kẻ của mình theo ý thích của em.

Các em lưu ý:

  • Khoảng cách vạch giữa các số trên thước đều như nhau.
  • Thước kẻ thẳng.
  • Trang trí hài hòa, sáng tạo.
  • Các em nộp lại sản phẩm vào tiết học sau.
  1. CỦNG CỐ, DẶN DÒ

Ghi nhớ

Đồ dùng học tập được em làm theo thứ tự sau:

  1. Tìm hiểu sản phẩm mẫu.
  2. Lựa chọn vật liệu và dụng cụ phù hợp.
  3. Tiến hành làm theo các bước và trang trí.
  4. Kiểm tra sản phẩm sau khi làm.

Em ưu tiên lựa chọn vật liệu đã qua sử dụng, than thiện với môi trường để làm đồ dùng học tập và lưu ý an toàn trong khi sử dụng các dụng cụ.

CÁC EM NHỚ NHÉ!

Ôn tập lại nội dung kiến thức của buổi ngày hôm nay.

Đọc và chuẩn bị bài cho tiết học hôm sau.

Cảm ơn các em  đã chú aý lắng nghe!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử công nghệ 3 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

Chat hỗ trợ
Chat ngay