Giáo án GDĐP lớp 1 Hà Nội Chủ đề 2: Món ăn truyền thống cốm làng vòng
Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 1 Hà Nội Chủ đề 2: Món ăn truyền thống cốm làng vòng. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
Xem: =>
Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 1 Hà Nội đủ các chủ đề
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2: MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CỐM LÀNG VÒNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể tên một số món ăn làm từ cốm.
- Trình bày được một số thông tin về cốm làng Vòng: nguồn gốc xuất xứ, thời gian vào mùa cốm, đặc điểm màu sắc.
- Mô tả được các bước làm cốm làng Vòng và tìm hiểu một số món ăn từ nguyên liệu này.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu kiến thức:
- Nhận diện một số món ăn làm từ cốm và các đặc điểm của cốm làng Vòng.
- Tìm hiểu các bước làm cốm làng Vòng và một số món ăn từ nguyên liệu này
- Năng lực nhận thức tư duy: Phát huy sự sáng tạo, trí tưởng tượng để biến tấu các món ăn từ cốm.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng sự yêu thích, trân trọng với ẩm thực vùng miền.
- Rèn luyện ý thức trách nhiệm, giữ gìn và phát huy nền ẩm thực địa phương.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS Giáo dục địa phương 1.
- Tranh, ảnh, video,…về cốm làng Vòng.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Giáo dục địa phương 1.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV nêu yêu cầu: Quan sát các hình dưới đây và nói tên những món ăn làm từ cốm mà em biết? - GV gọi 1 – 2 HS xung phong. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV khen ngợi và khích lệ HS. - GV dẫn dắt vào bài học: Cốm là một thức quà mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất Thủ đô, là thức quà tao nhã mang hương vị mộc mạc, thanh khiết như chính con người nơi đây. Từ cốm, chúng ta có thể sáng tạo ra rất nhiều món ăn hấp dẫn, trở thành đặc sản của Hà Nội như: kem cốm, bánh cốm, chả cốm,… Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Món ăn truyền thống cốm làng Vòng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nêu một số thông tin về cốm làng Vòng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ trình bày được một số đặc điểm về nguồn gốc xuất xứ, thời gian vào mùa cốm, màu sắc,... của cốm làng Vòng. b. Cách tiến hành - GV cho HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: + Cốm làng Vòng ra đời ở đâu? Mùa cốm diễn ra vào khoảng thời gian nào? + Nêu một số đặc điểm về màu sắc, hình dáng,... và những ứng dụng của cốm trong việc chế biến các món ăn. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV gọi đại diện 1 – 2 HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Nguồn gốc, xuất xứ: là món ăn đặc sản của làng Vòng, nay thuộc phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. + Thường có vào mùa thu, khi lúa chiêm, lúa mùa vào vụ. + Cốm xanh, dẻo, thơm ngon và có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc. Xôi cốm, chè cốm Hoạt động 2: Kể tên các bước làm cốm làng Vòng qua các thông tin dưới đây a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ liệt kê được các bước để làm cốm làng Vòng. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK và đặt câu hỏi: Nêu các bước làm cốm làng Vòng? - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức: + Bước 1: Chọn lúa nếp hoa vàng, non vừa phải. + Bước 2: Sàng để loại bỏ thóc lép. + Bước 3: Rang thóc ở nhiệt độ cao để bong lớp vỏ trấu. + Bước 4: Giã thóc bằng cối đá và chày gỗ. + Bước 5: Thu hoạch được hạt cốm sau khi hoàn thành công đoạn giã thóc. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số món ăn từ cốm làng Vòng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ mô tả được một số món ăn cốm làng Vòng. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận theo nhóm bốn, đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: + Kể tên các món ăn từ cốm làng Vòng. + Mô tả một món ăn từ cốm làng Vòng theo các gợi ý: · Màu sắc của món ăn. · Hương vị. · Cảm nhận của em về món ăn. - GV gọi đại diện 1 – 2 HS trình bày. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Một số món ăn từ cốm làng Vòng: kem cốm, xôi cốm, chè cốm, bánh cốm, cốm xào, chả cốm,... + Gợi ý mô tả món xôi cốm: · Màu sắc: xanh ngả vàng. · Hương vị: vị thơm dẻo của xôi cốm, béo ngậy của đậu xanh, bùi bùi của hạt sen và vị ngọt từ dừa sợi. · Cảm nhận của em về món ăn: Từ lâu, xôi cốm đã được xem như một thức quà đặc trưng mỗi độ thu về của đất Hà Thành. Chỉ đơn giản là những hạt cốm dẻo thơm được gói ghém kỹ lưỡng trong chiếc lá sen, ấy thế mà đã khiến biết bao thực khách vấn vương. Phù Đổng. |
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc SGK và lắng nghe câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 1 Hà Nội đủ các chủ đề