Giáo án GDĐP lớp 1 Hà Nội Chủ đề 4: Văn miếu – Quốc Tử Giám

Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 1 Hà Nội Chủ đề 4: Văn miếu – Quốc Tử Giám. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem: =>

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 1 Hà Nội đủ các chủ đề

 CHỦ ĐỀ 4: VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Liệt kê được một số công trình trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
  • Nhận biết một số hiện vật và các nhân vật lịch sử được thờ trong khu di tích.
  • Có ý thức tìm tòi, thể hiện sự yêu thích, trân trọng lịch sử và những nhân vật làm nên lịch sử của dân tộc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức:
  • Liệt kê được một số công trình trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
  • Nhận biết một số hiện vật và các nhân vật lịch sử được thờ trong khu di tích.
  • Năng lực nhận thức tư duy : Rút ra bài học và thể hiện thái độ, cảm nghĩ của bản thân sau khi tìm hiểu về di tích lịch sử.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng sự yêu thích, trân trọng lịch sử và ý thức giữ gìn các di tích có giá trị của dân tộc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS Giáo dục địa phương 1.
  • Tranh, ảnh, video,…về Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Giáo dục địa phương 1.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát một số hình ảnhđặt câu hỏi: Kể những điều em thấy ở khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

- GV mời 1 –  2 HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét câu trả lời của HS và trình chiếu một số hình ảnh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám:

Khuê Văn Các

Bia Tiến sĩ

- GV giới thiệu đôi nét về di tích và dẫn dắt vào bài học:

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một khu di tích lịch sử mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình phát triển văn hóa của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo trong khu vực và nền văn hóa mang ý nghĩa nhân văn của toàn thế giới. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về di tích lịch sử này – Chủ đề 4: Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số công trình trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ liệt kê được một số công trình trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ SGK: Kể tên một số công trình trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

- GV gọi đại diện 1 – 2 HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Một số công trình trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám:

+ Cổng Văn Miếu – Quốc Tử Giám:

·      Hay còn gọi là cổng tam quan, có 3 cửa, cửa giữa to và xây 2 tầng.

·      Phía trước có tứ trụ và hai tấm bia Hạ Mã ở hai bên.

Tứ trụ trước cổng tam quan (ở bên trong)

+ Cổng Đại Trung:

·      Là cổng thứ hai sau cổng tam quan.

·      Gồm 3 gian dựng trên nền gạch cao, mái lợp ngói, có 2 cửa nhỏ là Thành Đức môn và Đại Tài môn.

·      Bức tường ngang nối 3 cửa vươn dài ra 2 bên, cùng với bức tường ngang ở cổng Văn Miếu tạo thành một khung hình vuông.

+ Khuê Văn Các:

·      Tên gọi có nghĩa là “Gác Sao Khuê, là một lầu vuông gồm 2 tầng, 8 mái.

·      Tầng dưới là 4 trụ gạch, 4 phía để trống. Tầng trên có kiến trúc bằng gỗ, mái lợp ngói, 4 mặt bưng ván gỗ, mỗi phía trổ một cửa tròn, có các con tiện tượng trưng cho các tia của sao Khuê đang tỏa sáng trên bầu trời.

+ Nhà bia Tiến sĩ:

·      Là di tích có giá trị quan trọng trong quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

·      Gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia ghi danh Tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779).

+ Khu Thái học:

·      Xưa là nơi đào tạo nhân tài cho các triều đại.

·      Trải qua thời gian và những biến cố lịch sử, tòa nhà cũ bị phá hủy. Năm 1999, được khởi dựng lại với quy mô kiến trúc bề thế và hài hoà với cảnh quan của khu Văn Miếu phía trước.

·      Có kết cấu liên hoàn, mái lợp ngói mũi hài, các bộ vì đỡ mái kiểu “chồng rường, cốn chồng kẻ, bẩy hiên”, nền lát gạch Bát Tràng.

+ Nhà Tiền đường:

·      Có 9 gian với 40 cột gỗ lim chống mái, đầu hồi xây tường bằng gạch.

·      Là nơi trưng bày những tư liệu thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của các thế hệ người Việt.

s

Hoạt động 2: Tìm hiểu những hiện vật và nhân vật lịch sử được thờ trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có thể nhận biết một số hiện vật được trưng bày cũng như các nhân vật lịch sử được thờ trong khu di tích.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm (3 – 4 HS) và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 3: Kể tên một số hiện vật trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

+ Nhóm 2, 4: Kể tên một số nhân vật lịch sử được thờ trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

 

 

 

 

- HS chú ý quan sát, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

 

 

 

- HS xung phong trả lời.

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 1 Hà Nội đủ các chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay