Giáo án powerpoint kì 2 môn công nghệ 6 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint kì 2 môn công nghệ 6 - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn công nghệ 6 kết nối tri thức của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint kì 2 môn công nghệ 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công nghệ 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công nghệ 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công nghệ 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công nghệ 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công nghệ 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công nghệ 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công nghệ 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công nghệ 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công nghệ 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công nghệ 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công nghệ 6 kết nối tri thức

BÀI 10: KHÁI QUÁT VỀ ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

  1. KHỞI ĐỘNG

Em hãy liệt kê các đồ dùng điện đang được sử dụng trong gia đình

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Đồ dùng điện trong gia đình
  • Nêu ví dụ về những đồ dùng điện có nhiều tính năng, nhiều tiện ích phục vụ đời sống con người.
  • Quan sát Hình 10.1 SGK và gọi tên các đồ dùng điện và nêu công dụng.

Kết luận:

- Đồ dùng điện trong gia đình là các sản phẩm công nghệ, hoạt động bằng năng lượng điện, phục vụ sinh hoạt trong gia đình.

- VD: Bàn là, quạt, bếp điện,….

  1. Thông số kĩ thuật của đồ dùng điện trong gia đình

Đọc thông tin mục II SGK và cho biết đồ dùng điện trong gia đình có những thông số kĩ thuật nào?

Kết luận:

Thông số kĩ thuật của đồ dùng điện bao gồm các đại lượng điện định mức chung và các đại lượng đặc trưng riêng cho chức năng của đồ dùng điện, được quy định bởi nhà sản xuất.

Các đại lượng điện định mức chung thường có:

Điện áp định mức:

Là mức điện áp để đồ dùng điện hoạt động bình thường và an toàn, đơn vị là vôn (kí hiệu là V).

Công suất định mức:

Là công suất thể hiện mức độ tiêu thụ điện năng của đồ dùng điện ứng với điện áp định mức, đơn vị là oát (W).

Ngoài các thông số kĩ thuật, trên một số đồ dùng điện còn có thêm nhãn năng lượng để xác nhận hoặc so sánh khả năng tiết kiệm năng lượng của đồ dùng điện đó.

* Thực hành:

Đọc thông số kĩ thuật của các đồ dùng điện trên Hình 10.2, cho biết các đại lượng điện định mức và thông số kĩ thuật đặc trưng của chúng.

Gợi ý

  • Máy sấy tóc: Điện áp định mức 220 - 240V, công suất định mức 900 – 1100W. Với điện áp 220V sẽ tương ứng với công suất 900W, điện áp 240 V tương ứng với 1100W.
  • Quạt treo tường: Điện áp định mức 220V, công suất định mức 46W, thông số kĩ thuật đặc trưng: sải cánh 400mm.
  • Nồi cơm điện: Điện áp định mức 220V, công suất định mức 700W, thông số kĩ thuật đặc trưng: dung tích 1,5 lít.

III. Lựa chọn và sử dụng đồ điện trong gia đình

  1. Lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình

Hãy đọc thông tin mục 1 trong SGK và sắp xếp thứ tự ưu tiên cần lưu ý khi em quyết định mua một số đồ dùng điện mới cho gia đình.

Kết luận:

  1. Lựa chọn loại có thông số kĩ thuật và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
  2. Lựa chọn loại có khả năng tiết kiệm điện (có dán nhãn tiết kiệm năng lượng).

3 Lựa chọn loại giá phù hợp với tài chính gia đình.

  1. Lựa chọn các thương hiệu và cửa hàng uy tín đề đảm bảo mua được những đồ dùng điện có chất lượng tốt, độ bền cao.
  2. Lựa chọn đồ dùng điện thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng từ tự nhiên,…
  3. An toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình
  • Hãy đọc nội dung mục 2 SGK và cho biết em chưa thực hiện những lưu ý an toàn nào khi sử dụng đồ điện trong gia đình.
  • Thảo luận nhóm trong 3 phút để xác định những tình huống mất an toàn thường mắc phải khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.

HS xem video về an toàn điện

KẾT LUẬN

  1. An toàn với người sử dụng

+ Không chạm vào chỗ đang có điện như ổ cắm điện, dây điện trần hay những nơi hở điện.

+ Không cắm phích điện, đóng cầu dao, bật công tắc điện hay sử dụng đồ điện khi tay hoặc người bị ướt.

+ Không tiếp xúc trực tiếp với những bộ phận của đồ dùng điện có nhiệt độ cao hoặc đang hoạt động.

+ Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế ngay nếu đồ dùng điện bị hư hỏng, để tránh cháy nổ, hở điện gây điện giật.

+ Khi sửa các đồ điện trong nhà phải ngắt nguồn điện, sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện và treo biển cấm cắm điện hoặc cử người giám sát nguồn điện.

+ Các đồ dùng điện khi không sử dụng nữa, phải xử lí đúng cách đề tránh tác hại ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người.

  1. An toàn đối với đồ dùng điện
  • Đặt đồ dùng điện trên bề mặt ổn định hoặc cố định trong quá trình vận hành.
  • Hạn chế cắm chung nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trong một ổ cắm.
  • Vận hành đồ dùng điện theo đúng quy trình hướng dẫ
  • Sử dụng đúng chức năng của đồ dùng điện.
  • Tránh đặt đồ dùng điện ở nơi ẩm ướt hoặc gần các nguồn nhiệt.
  • Ngắt điện hoặc rút phích cắm điện khỏi ổ cắm khi không sử dụng hoặc trước khi làm vệ sinh.
  1. LUYỆN TẬP
  2. Hãy kể tên một số đồ dùng điện có trong gia đình em. Cho biết một số thông số kĩ thuật ghi trên những đồ dùng điện đó.
  3. Hãy tìm hiểu ý nghĩa của các nhãn năng lượng và cách lựa chọn đồ dùng điện sao cho tiết kiệm điện dựa trên nhãn năng lượng.
  4. VẬN DỤNG

Câu 1. Hãy đọc số liệu của một số đồ dùng điện sau:

Câu 2: Các tình huống sau có đảm bảo an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đinh hay không? Hãy giải thích.

STT

Tình huống

An toàn

Giải thích

Không

1

Sấy tóc trong phòng tắm

   

2

Đun nồi nước đầy trên bếp điện

   

3

Để ổ cắm điện trên giường ngủ

   

 

BÀI 11: ĐÈN ĐIỆN

  1. KHỞI ĐỘNG

Quan sát video sau và cho biết:

  • Bóng đèn do ai phát minh ra?
  • Cảm nghĩ của em về tầm quan trọng của phát minh này?
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Khái quát chung
  • Đọc nội dung mục I SGK và nêu vai trò của các loại đèn điện có trong Hình 11.1 SGK.
  • Ngoài ra, còn những loại đèn điện nào có thể bổ sung thêm?
  • Đèn điện là đồ dùng điện để chiếu sáng. Ngoài ra, còn dùng để trang trí, sưởi ấm.
  1. Một số loại bóng đèn thông dụng

* Hoạt động nhóm:

Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận để tìm hiểu về:

+ Cấu tạo cơ bản và nguyên lí hoạt động của mỗi loại bóng đèn.

+ Tìm ra bộ phận phát sáng, so sánh về thông số kĩ thuật của từng loại.

+ Ưu, nhược điểm của mỗi loại bóng đèn.

  • Nhóm 1: Tìm hiểu về bóng đèn sợi đốt
  • Nhóm 2: Bóng đèn huỳnh quang
  • Nhóm 3: Bóng đèn compact
  • Nhóm 4: Bóng đèn LED

Tiếp tục thảo luận để tìm hiểu về:

  • Việc sử dụng mỗi loại bóng đèn cho từng loại đèn và những khả năng sử dụng mỗi loại bóng đèn đó cho mỗi không gian khác nhau trong gia đình.
  • So sánh về mức độ tiết kiệm điện và mức độ thân thiện môi trường của các loại bóng đèn.
  1. Bóng đèn sợi đốt
  • Bóng đèn sợi đốt có cấu tạo gồm có ba bộ phận chính: bóng thuỷ tinh, sợi đốt và đuôi đèn.
  • Khi hoạt động, dòng điện chạy trong sợi đốt của bóng đèn làm cho sợi đốt nóng lên đến nhiệt độ rất cao và phát sáng.
  • Thông số kĩ thuật của một số loại bóng đèn sợi đốt: 220V - 60W, 220 V - 100W...
  1. Bóng đèn huỳnh quang
  • Bóng đèn huỳnh quang có cấu tạo gồm hai bộ phận chính: ống thuỷ tinh (có phủ lớp bột huỳnh quang) và hai điện cực.
  • Khi hoạt động, sự phóng điện giữa hai cực của đèn tác dụng lên lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống làm phát ra ánh sáng.
  1. Bóng đèn compact
  • Bóng đèn compact là bóng đèn huỳnh quang có công suất nhỏ. Mỗi bóng được cấu tạo bởi những hình chữ U hoặc có dạng ống xoắn.
  • Bóng đèn compact có nguyên lí làm việc giống bóng đèn huỳnh quang.
  • Thông số kĩ thuật của một số loại bóng đèn compact: 110V - 8W, 220V - 8W, 220V - ..
  • Bóng đèn compact có khả năng phát sáng cao, tuổi thọ cao, ánh sáng an toàn với mắt người sử dụng.
  1. Bóng đèn LED

Cấu tạo bóng đèn LED búp gồm ba phần chính: vỏ bóng, bảng mạch LED, đuôi đèn.

Khi hoạt động, bảng mạch LED phát ra ánh sáng và vỏ bóng giúp phân bố đều ánh sáng.

Thông số kĩ thuật của một số loại bóng đèn huỳnh quang: 110 V - 18 W, 220 V - 18W, 220V - 36W...

Kết nối năng lực

Một nhà sản xuất đưa ra các thông tin về độ sáng và công suất tiêu thụ của một số loại bóng đèn như sau:

Độ sáng (Lumen)

Công suất tiêu thụ

Bóng đèn sợi đốt

Bóng đèn compact

Bóng đèn LED

220

25W

6W

3W

400

40W

9W

5W

700

60W

12W

7W

Nếu một bóng đèn sợi đốt với thông số kĩ thuật 220V – 40W bị hỏng, em hãy tham khảo thông tin trên và lựa chọn một loại bóng đèn để thay thế. Giải thích sự lựa chọn.

Gợi ý

  • Thay thế bằng bóng đèn sợi đốt 220V – 40W mới.
  • Với độ sáng tương đương, có thể thay bằng bóng đèn compact 220V – 9W.
  • Hoặc với độ sáng tương đương, có thể thay thế bằng bóng đèn compact 220V – 9W.

THỰC HÀNH

  1. Chuẩn bị

- Dụng cụ, thiết bị: các loại bóng đèn

- Phiếu báo cáo.

  1. Nội dung và trình tự thực hành.
  • Nhận biết và phân loại các loại bóng đèn (có thể có 2 - 3 bóng đèn cùng một loại).
  • Quan sát, chỉ ra các các bộ phận chính của mỗi loại bóng đèn, nêu chức năng của chúng.
  • Đọc các thông số kĩ thuật của mỗi loại bóng đèn.

Mẫu báo cáo thực hành ( slide 18)

  1. LUYỆN TẬP

Câu 1: Một bóng đèn sợi đốt có thông số: 220 V – 75W. Hãy cho biết ý nghĩa của thông số đó.

TL:

Thông số kĩ thuật:

  • 220 V: Điện áp định mức,
  • 75 W: Công suất định mức.

Câu 2: Vì sao sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng không tiết kiệm điện năng?

TL:

Khi đèn làm việc chỉ khoảng 4 – 5% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng phát ra ánh sáng, phần còn lại toả nhiệt. Do đó, không tiết kiệm được điện năng.

  1. VẬN DỤNG
  2. Gia đình em đang sử dụng bóng đèn loại nào ở khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn,...
  3. Đề xuất phương án thay thế bóng đèn ở gia đình em sao cho tiết kiệm điện năng.

Gợi ý: Thay bóng đèn phù hợp với khu vực để tiết kiệm điện.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án powerpoint kì 2 công nghệ 6 kết nối tri thức, GA trình chiếu kì 2 môn công nghệ 6 kntt, GA điện tử giáo dục CN học 6 KNTT kì 2

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Công nghệ 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay