Giáo án PowerPoint Toán 6 Kết nối tri thức bài 36: Góc
Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 36: Góc. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 Kết nối tri thức bài 36: Góc
BÀI 36: GÓC
KHỞI ĐỘNG
Trong đời sống thực tế, chúng ta thường nghe nói đến góc như góc nhìn, góc sút (bóng đá), góc bắn (pháo binh).
Vậy góc là gì và nó có quan hệ như thế nào với các khái niệm khác trong Hình học?
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Góc
Định nghĩa Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.
Đặc biệt, khi Ox và Oy là hai tia đối nhau, ta có góc bẹt xOy.
Câu hỏi 1: Quan sát Hình 8.45 và đọc tên các góc trong hình vẽ. Với mỗi góc, hãy cho biết đỉnh và các cạnh của nó.
Trả lời
Góc xOy có cạnh là Oy và Ox và đỉnh là điểm O
Góc xOz có cạnh là Oz và Ox và đỉnh là điểm O
Góc yOz có cạnh là Oz và Oy và đỉnh là điểm O
Chia học sinh thành các nhóm, hoạt động 3 phút tại chỗ, thực hiện Luyện tập 1 trang 59 SGK.
Quan sát Hình 8.46 và gọi tên các góc có đỉnh là A, B trong hình vẽ.
Trả lời
Các góc có đỉnh A, B là:
- Góc DAC; góc DAB; góc BAC.
- Góc ABC; góc ABD; góc BDC.
- Vẽ hình theo hướng dẫn sau:
- Vẽ đường thẳng xy
- Lấy điểm A thuộc đường thẳng xy.
- Lấy điểm B không thuộc đường thẳng xy.
- Nối A với B.
- Em hãy đọc tên các góc có trong hình vừa vẽ;
- Trong các góc đó, hãy chỉ ra góc bẹt.
Trả lời
- Các góc có trong hình vẽ là:
Góc xAB ; góc BAy ; góc xAy
- Trong các góc đó góc xAy là góc bẹt.
Vận dụng 1: Từ hình ảnh compa, em hãy tìm hiểu thêm trong thực tiễn các hình ảnh của góc và mô tả đỉnh, cạnh của các góc đó.
Trả lời
Chiếc kéo cắt vải . Mở chiếc kéo ra ta thấy hình ảnh của một góc, trong đó hai lưỡi kéo là cạnh của góc, trụ của kéo là đỉnh của góc.
- Điểm trong của góc
HĐ1 Quan sát Hình 8.42 và cho biết cầu thủ nào nằm trong góc sút.
Trả lời
Cầu thủ mang áo số 5 nằm trong góc sút.
HĐ2 Trên tờ giấy màu A4, em xác định hai điểm M, N rồi dùng kéo cắt rời một góc từ tờ giấy như hình bên.
Em hãy cho biết trong hai điểm M, N:
- Điểm nào nằm trong góc vừa cắt rời?
- Điểm nào không nằm trong góc đó?
Trả lời
- a) Điểm M nằm trong góc vừa cắt rời
- b) Điểm N không nằm trong góc vừa cắt rời
Định nghĩa
Điểm trong của một góc
Quan sát Hình 8.48 (góc xOy không là góc bẹt):
- Ta gọi M là một điểm trong của góc xOy (điểm M nằm trong góc xOy).
- Các điểm nằm trên hai cạnh của góc và các điểm như điểm N không phải là điểm trong của góc xOy.
Câu hỏi 2:
Quan sát Hình 8.49 và kể tên các điểm nằm trong góc mOn.
Trả lời
Các điểm nằm trong góc mOn là: B; C.
Hoạt động cá nhân
Luyện tập 2:
Vẽ Hình 8.50 vào vở
- a) Kể tên các điểm nằm trong góc xOy
- b) Lấy điểm I thuộc đoạn thẳng AB, điểm K nằm trên đường thẳng AB nhưng không thuộc đoạn AB.
Hỏi điểm I, K có nằm trong góc xOy không?
Trả lời
- a) Các điểm nằm trong góc xOy là: P; M.
- b) Điểm I có nằm trong góc xOy. Điểm K không nằm trong góc xOy.
Hoạt động nhóm
Vận dụng 2: Quan sát mặt đồng hồ ở hình bên và cho biết trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi:
- Kim giờ và kim phút
- Kim giây và kim phút
LUYỆN TẬP
Bài 8.25 (SGK - tr60): Viết tên (cách viết kí hiệu) của góc, chỉ ra đỉnh, cạnh của góc trong mỗi hình vẽ sau:
Trả lời
- a) ∠ yMx, đỉnh là M, cạnh của góc là My và Mx.
- b) ∠ DEF, đỉnh là E, cạnh của góc là DE và EF
∠ EDF, đỉnh là D, cạnh của góc là DE và DF
∠ DFE, đỉnh là F, cạnh của góc là DF và FE.
Bài 8.26 (SGK - tr60): Cho đường thẳng xy. Vẽ hai điểm A, B nằm trên xy. Gọi tên các góc bẹt tạo thành.
Trả lời
Các góc bẹt tạo thành là: ∠ xAB ; ∠ xBy.
Bài 8.27 (SGK - tr60): Quan sát mặt đồng hồ dưới đây.
Trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút?
Vạch số 8 và số 3.
Bài 8.28 (SGK - tr60): Cho ba tia chung gốc Oa, Ob và Oc, trong đó không có hia tia nào đối nhau. Hỏi có bao nhiêu góc có hai cạnh là hai trong ba tia đã cho?
Trả lời
Có 3 góc là ∠aOb; ∠cOb; ∠cOa.
VẬN DỤNG
Bài 8.29 (SGK - tr60): Viết tên các góc có đỉnh A, đỉnh M trong hình vẽ sau:
Trả lời
- Đỉnh A: góc BAH, góc HAM, góc MAC, góc BAC
- Đỉnh M: góc BMA, góc HMA, góc AMC
Bài 8.30 (SGK - tr60):
Lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C trên tờ giấy trắng rồi vẽ các đoạn thẳng AB, BC ,CA.
Em hãy tô màu phần hình chứa tất cả các điểm trong của cả ba góc BAC, ACB, CBA.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn tập kiến thức đã học trong bài
Hoàn thành bài tập trong SBT
Chuẩn bị trước Bài 37 Số đo góc
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6