Đề thi hóa học 6 cánh diều có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hóa học 6 cánh diều. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi hóa học 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi hóa học 6 cánh diều có ma trận
Đề thi hóa học 6 cánh diều có ma trận
Đề thi hóa học 6 cánh diều có ma trận
Đề thi hóa học 6 cánh diều có ma trận
Xem bài mẫu giáo án

 PHÒNG GD & ĐT ……..                                                           Chữ kí GT1: ...........................

 

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                       

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022

 

Môn: Hóa học 6 – Cánh diều

 

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

 

Câu 1. Đặc điểm cơ bản nào để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

 

A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên

 

B. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu

 

C. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra

 

D. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo

 

Câu 2. Cho các chất liệu sau:

 

1. gỗ          2. Sắt             3. Nhôm         4. Nhựa

 

Bàn ăn có thể được làm từ chất liệu nào trong các chất liệu đã cho:

 

A. gỗ, sắt, nhôm                 B. gỗ, sắt, nhựa

 

C. gỗ, sắt, nhô, nhựa         D. sắt, nhôm, nhựa

 

Câu 3. Chất nào sau tồn tại ở thể khí ở nhiệt độ phòng?

 

A. Khí oxygen          B. Nước              C. Sắt            D. Than chì

 

Câu 4. Dãy gồm các tính chất vật lí của chất?

 

A. Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi.

 

B. Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, năng năng cháy, tính dẫn nhiệt.

 

C. Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng.

 

D. Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính tan, thể tích.

 

Câu 5. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

 

A. Đường mía, muối ăn, con dao.

 

B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhóm.

 

C. Nhôm, muối ăn, đường mía

 

D. Con dao, đôi đũa, muối ăn

 

Câu 6. Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối?

 

A. Trời lạnh                     B. Trời nhiều gió

 

C. Trời hanh khô             D. Trời nắng nóng

 

Câu 7. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí của chất?

 

A. Nước vôi trong bị vẩn đục khi sục khí carbon dioxide.

 

B. Gỗ cháy thành than.

 

C. Dây xích xe đạp bị gỉ.

 

D. Hòa tan đường thành nước đường.

 

Câu 8. Chất rắn vô đinh hình và chất rắn kết tinh:

 

A. Khác nhau ở chổ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định , còn chất rắn vô định hình thì không.

 

B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định

 

C. Chất rắn kết tinh đơn tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình

 

D. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định

 

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

 

Câu 1. (2,5 điểm)

 

a) Chất có thể tồn tại ở những thể nào? Trình bày đặc điểm của các thể đó?

 

b) Ta thường thấy có “khói” xung quanh que kem hay xung quanh viên nước đá. Hãy giải thích hiện tượng này?

 

Câu 2. (1,5 điểm)

 

Mỗi trường hợp sau diễn ra quá trình chuyển thể nào?

 

a) Đun cháy một mẩu nến.

 

b) Sương đọng trên lá cây.

 

c) Bỏ nước vào ngăn đá tủ lạnh

 

Câu 3. (1,0 điểm)

 

Hãy kể tên các vật thể chứ một trong những chất sau:

 

a) Sắt            b) Tinh bột          c) Đường              d) Nhựa

 

Câu 4. (1,0 điểm)

 

Hằng ngày, khi em nấu nướng, dấu hiệu nào cho thấy quá trình đốt củi thể hiện tính chất hóa học của chất?

 

BÀI LÀM

 

...................................................................................................................................................................................

 

...................................................................................................................................................................................

 

...................................................................................................................................................................................

 

...................................................................................................................................................................................

 

...................................................................................................................................................................................

 

...................................................................................................................................................................................

 

...................................................................................................................................................................................

 

...................................................................................................................................................................................

 

...................................................................................................................................................................................

 

...................................................................................................................................................................................

 

...................................................................................................................................................................................

 

 

 

TRƯỜNG THCS ........

 

             

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (2021 – 2022)

 

MÔN ...............LỚP ........

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) 

 

-  Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án đúng

C

C

A

A

C

D

D

A

 

B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6,0 điểm)

 

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

 

Câu 1

(2,5 điểm)

a. Chất có thể tồn tại ở ba dạng: rắn, lỏng, khí.

+ Chất rắn: có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định, dễ bị cắt thành những phần nhỏ

+ Chất lỏng: Có khỗi lượng và thể tích xác định, không có hình dạng nhất định mà chỉ có hình dạng cua vật chứa nó, chất lỏng dễ chảy, không dễ nén.

+ Chất khí: Có khối lượng xác định, không có hình dạng và thể tích xác định, chất khí dễ nén, có thể lan tỏa theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích bất kì vật nào chứa nó.

b. Que kem và nước đá có nhiệt độ thấp (khoảng 0 độ C), khi nóng chảy lại lấy nhiệt độ ở môi trường xung quanh làm cho không khí xung quanh bị lạnh đi. Kết quả là hơi nước có trong không khí bị ngưng tụ lại thành các hạt nhỏ trông như “khói”. Vì thế không nên tưởng kem/ viên nước đá nóng bốc khói mà thổi cho nguội, làm như vậy nó sẽ tan nhanh hơn.

0,25 điểm

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

0,75 điểm

 

Câu 2

(1,5 điểm)

a. Nóng chảy   

b. Ngưng tụ

c. Đông đặc

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

Câu 3

(1,0 điểm)

a. Sắt : xe đạp, xe máy, máy xúc, máy cày, tàu hỏa…

b. Hạt gạo, hạt ngô, củ khoai, củ sắn…

c. Đường : cây mía, cây thốt nốt, mật ong, quả cam…

d. Nhựa : bàn ghế, thau, đồ chơi, …

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 4

(1,0 điểm)

Qúa trình đốt củi đã biến củi từ rắn, giòn, thường có màu xám, có thể bẻ hay chẻ thành miếng nhỏ thành than mềm, xốp, thường có màu đen, khi đập nhẹ bị vụn ra và nổi trên mặt nước, chưa kể có khí bay lên nên khối lượng gỗ trước khi đốt luôn lớn hơn khối lượng than. Như vậy, chất đã bị biến đổi thành chất khác.

 

 

1,0 điểm

 

Lưu ý :

 

...................................................................................................................................................................................

 

...................................................................................................................................................................................

 

...................................................................................................................................................................................

 

...................................................................................................................................................................................

 

...................................................................................................................................................................................

 

 

 

TRƯỜNG THCS .........

 

 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – MÔN .........

 

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

          CẤP  ĐỘ

 

 

Tên chủ đề

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Sự đa dạng của chất

 

 

 

Số câu : 5,5

Số điểm: 4,75

Tỉ lệ: 47,5%

- Biết đặc điểm phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

- Biết chất có thể tồn tại ở thể khí ở nhiệt độ phòng

Biết các thể của chất và đặc điểm của chúng

- Biết các vật thể chứa sắt, tinh bột, đường trong cuộc sống

Biết phân biệt các trường hợp để nhận định đâu là chất

 

Vận dụng kiến thức về chất để chọn chất liệu phù hợp có thể làm bàn ăn.

 

 

 

Số câu: 2

Sốđiểm:1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1,5

Số điểm: 2,75

Tỉ lệ: 27,5%

Số câu: 1

Sốđiểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

 Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Số câu: 1

Sốđiểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ: …%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: …%

Tính chất và sự chuyển thể của chất

 

 

 

 

 

Số câu : 6,5

Số điểm: 5,25

Tỉ lệ: 52,5%

Biết được tính chất vật lí của chất

 

- Hiểu kiến thức về sự bay hơi, ngưng tụ của nước biển

- Phân biệt được chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh

Hiểu được các quá trình chuyển thể

Vận dụng tính tan của chất để xác định đó là quá trình hòa tan đường thành nước đường

 Vận dụng kiến thức giải thích quá trình đốt củi thể hiện tính chất hóa học của chất

 

Vận dụng quá trình ngưng tụ để lý giải vì sao xung quanh que kem, viên đá lạnh lại có “khói”

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

Số câu:2

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

 Số câu: 1

Sốđiểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu:1

Sốđiểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Sốđiểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Số câu: 0,5

Số điểm: 0,75

Tỉ lệ: 7,5%

Tổng số câu: 12

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

4,5 câu

4,25 điểm

42,5%

 

4 câu

3,0 điểm

30%

 

3 câu

2,0 điểm

20%

 

0,5 câu

0,75 điểm

7,5%

Thông tin bộ đề thi:

  • Gồm 15 đề tham khảo: 5 đề kì 1 + 5 đề kì 2 + 5 đề giữa kì 2
  • Đề thi có trắc nghiệm, tự luận, ma trận và cấu trúc chấm điểm

Phí đề thi:

  • Đề thi là miễn phí và chỉ dành cho những thầy cô đã mua giáo án trước đó
  • Số lượng đề trong bộ sẽ được bổ sung theo thời gian
Từ khóa tìm kiếm: đề thi kì 1 khoa học tự nhiên 6, đề thi cuối kì 1 hóa học 6 cánh diều, đề hóa học kì 1 sách cánh diều

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay