Giáo án điện tử chuyên đề Mĩ thuật 10 kết nối Bài 2: Thực hành vẽ khối cơ bản
Tải giáo án điện tử Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10 kết nối tri thức Bài 2: Thực hành vẽ khối cơ bản. Bộ giáo án chuyên đề được thiết kế sinh động, đẹp mắt. Thao tác tải về đơn giản, dễ dàng sử dụng và chỉnh sửa. Thầy, cô kéo xuống để xem chi tiết.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét












Xem toàn bộ: Giáo án điện tử chuyên đề Mĩ thuật 10 kết nối tri thức
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI!
BÀI 2: THỰC HÀNH VẼ KHỐI CƠ BẢN
NỘI DUNG BÀI HỌC
QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC
LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
VẬN DỤNG
1. Chuẩn bị dụng cụ vẽ khối cơ bản
QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC
THẢO LUẬN NHÓM
Quan sát hình ảnh SGK tr.17, 18 và cho biết: Em hãy nêu những dụng cụ vẽ khối cơ bản.
Bút chì
Lựa chọn:
- Số H càng lớn, ruột chì càng cứng và nhạt màu, thích hợp cho phác nét.
- Số B càng lớn, ruột chì càng mềm và đậm màu, thích hợp cho vẽ đậm nhạt.
Cách sử dụng:
chuốt đầu chì theo từng mục đích sử dụng (nhọn, tù) bằng dao hoặc gọt bút chì.
Tẩy
Lựa chọn:
- Tẩy thô: dùng để tẩy sạch chỗ đã vẽ đậm hay lấy sáng trong tối.
- Tẩy mềm: dùng để tẩy sạch nét chì khi dựng hình mà không làm hại mặt giấy.
Cách sử dụng:
- Cắt tẩy theo đường chéo để được hai cục tẩy có các góc nhọn.
- Dùng góc nhọn để xoá các chi tiết nhỏ.
2. Các bước thực hiện một bài vẽ nghiên cứu khối cơ bản
THẢO LUẬN NHÓM
Quan sát hình ảnh SGK tr.19 và cho biết: Em hãy tìm hiểu cách đặt mẫu, chọn góc và sắp xếp bố cục khối cơ bản trên giấy vẽ.
Các bước thực hiện một bài vẽ nghiên cứu khối cơ bản
Đặt mẫu ở vị trí có ánh sáng rõ về nguồn sáng – tối.
Bước 1
Vị trí đặt bảng vẽ theo nguyên tắc: tay thuận là bảng vẽ và bên không thuận là mẫu vẽ.
Bước 2
Khi phác hình, cần chú ý không nên vẽ những đường ngắn mà nên vẽ những đường dài để nét vẽ thoáng.
Có thể vẽ nhiều nét rồi chọn lấy một nét đúng nhất.
Khi sử dụng que đo cần thẳng cánh tay, nhắm một bên mắt và xác định một độ dài trên mẫu làm chuẩn bằng khoảng cách đầu que và ngón cái.
Bước 3
So sánh chiều dài các cạnh khác so với cạnh chuẩn, nếu nhỏ hay lớn hơn thì cần xác định xem bằng bao nhiêu phần.
Sử dụng dây dọi để xác định các điểm thẳng hàng của mẫu vẽ theo trục đứng, tránh tình trạng đổ hình khi vẽ.
Bước 4
Quan sát hình ảnh SGK tr.20 và trả lời câu hỏi: Theo em, bố cục nào hợp lí nhất? Vì sao?
THẢO LUẬN NHÓM
LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO
Quan sát thông tin, hình ảnh SGK tr.21 – 23 và cho biết: Hãy nêu các bước thực hiện bài vẽ nghiên cứu kết hợp các khối cơ bản.
Chọn chỗ vẽ:
- Chọn chỗ vẽ hợp lí, thoải mái, có góc nhìn rõ ràng và bố cục mẫu đẹp.
- Có đủ ánh sáng, không bị che khuất tầm nhìn, từ chỗ ngồi đến mẫu phải đảm bảo khoảng cách để dễ quan sát.
Bước 1
Quan sát và nhận xét mẫu:
- Quan sát mẫu để nhận biết về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, độ đậm nhạt và màu sắc của vật mẫu.
- Tìm bố cục hình vẽ trên tờ giấy cho hợp lí, thuận mắt.
Bước 2
Bố cục hình vẽ trên giấy:
- So sánh chiều cao với chiều ngang của mẫu để ước lượng tỉ lệ khung hình trên giấy vẽ.
- Vẽ phác khung hình sao cho cân đối, thuận mắt với tờ giấy (không to, không nhỏ hay quá lệch về một bên).
Bước 3
Vẽ hình:
- Phác hình theo những đường hướng lớn, tránh đi ngay vào những chi tiết nhỏ, hình dễ bị méo và không đúng với tương quan, tỉ lệ thực của mẫu vẽ.
- Ðo, chia tỉ lệ từng khối.
Bước 4
- Tìm tỉ lệ chiều sâu của diện mỗi khối.
- Tiến hành đo lại tỉ lệ, kiểm tra các đường hướng của trục ngang, trục dọc đảm bảo cho hình vẽ không bị đổ, chỉnh lại hình phác cho đúng với mẫu và trong suốt quá trình vẽ.
Bước 4
Vẽ đậm nhạt:
- Tìm hướng ánh sáng chiếu vào vật mẫu, phân biệt các phần sáng - tối trên mẫu.
- Vẽ phác mảng hình đậm - nhạt theo hình khối của mẫu, so sánh sự khác nhau giữa các độ đậm - nhạt để diễn tả sao cho gần với mẫu thực.
Bước 5
- Đẩy sâu thêm về chi tiết theo cấu tạo của mẫu.
- Phân tích kĩ tương quan sáng - tối.
- Đảm bảo tương quan đậm - nhạt giữa các vật mẫu và giữa mẫu với nền.
Bước 5
Hoàn chỉnh bài vẽ:
- Sửa lại hình cho chính xác, phân tích kĩ lại các độ đậm - nhạt của mẫu, không làm mát đi tính bao quát chung của mẫu vẽ.
- Đẩy sâu dần các chi tiết của bài vẽ.
Bước 6
THỰC HÀNH
Thực hành bài vẽ với hai hoặc ba khối cơ bản tự chọn.
THẢO LUẬN NHÓM
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
Nhận xét theo các tiêu chí:
bố cục của bài vẽ, hình vẽ, độ đậm nhạt, mức độ hoàn chỉnh của bài vẽ.
Bố cục của bài vẽ: sự cân đối, tỉ lệ của nhóm khối mẫu.
Hình vẽ:
- Tỉ lệ giữa chiều ngang và chiều dọc nhóm khối mẫu.
- Độ chính xác của từng hình so với mẫu, thể hiện ở đặc điểm khối, các trục ngang và trục dọc.
Độ đậm - nhạt:
- Hướng ánh sáng chiếu vào mẫu so với mảng đậm - nhạt của hình trên bài vẽ.
- Tương quan giữa độ sáng - tối trên mẫu vẽ và độ đậm - nhạt trên bài vẽ.
- Tương quan về đậm - nhạt giữa nhóm khối hình với nền.
Mức độ hoàn chỉnh của bài vẽ:
bố cục chung, hình, mảng đậm - nhạt, không gian bải vẽ.
Tham khảo SPMT của học sinh
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử chuyên đề Mĩ thuật 10 kết nối tri thức