Giáo án điện tử Mĩ thuật 10 Hội hoạ Kết nối Bài 1: Khái quát về nghệ thuật hội hoạ
Bài giảng điện tử mĩ thuật 10 sách kết nối tri thức. Giáo án powerpoint tiết: Khái quát về nghệ thuật hội họa. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét












Xem toàn bộ: Giáo án điện tử mĩ thuật 10 kết nối tri thức
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
Tiết : KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT HỘI HỌA
NỘI DUNG BÀI HỌC
- KHÁM PHÁ
- NHẬN BIẾT
- THẢO LUẬN
- VẬN DỤNG
KHÁM PHÁ:
THẢO LUẬN NHÓM
- Nhóm 1: Trình bày về sự xuất hiện của hội họa.
- Nhóm 2: Trình bày về những thể loại cơ bản của hội họa.
Về “Sự xuất hiện của hội hoạ”:
- Hội hoa bắt đầu từ khi nào?
- Các yếu tố để nhận diện hội hoạ là gì?
- Hội hoạ thời kì đầu đã xuất hiện ở những đâu?
Về “Những thể loại cơ bản của hội hoạ”:
- Hội hoạ có những thể loại cơ bản nào?
- Mỗi thể loại có đặc điểm cơ bản nào?
Sự xuất hiện của hội họa
- Hội hoạ xuất hiện từ khoảng 40 000 năm trước Công nguyên vào thời kì tiền sử.
- Hội họa bắt đầu từ những hiện vật của người tiền sử và trải dài theo tất cả các nền văn hóa. Nó thể hiện một sự liên tục từ truyền thông Cổ đại mặc dù vẫn trải qua những thời kỳ gián đoạn.
- Những hình vẽ nguyên sơ về các con vật như nai, bò rừng, voi ma mút,... trên đá qua đó chúng ta có thêm hiểu biết về cuộc sống săn bắt, hái lượm hay một phần tư duy của con người thời kì này.
- Vượt qua các nền văn hóa, sự trải dài của các lục địa và hàng thiên niên kỷ, lịch sử hội họa vẫn là một dòng sông đang cuộn chảy của sự sáng tạo mà vẫn được tiếp nối ở thế kỷ XXI.
Hội họa tiền sử :
Hội họa phương Đông:
Hội họa phương Tây:
Những thể loại cơ bản của hội hoạ
- Nội dung của hội họa được chia làm nhiều thể loại, trong đó có 4 thể loại như: tranh chân dung, tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh sinh hoạt.
- Tranh chân dung:
- Là thể loại tranh mà ở đó, khuôn mặt của nhân vật được chú trọng diễn tả.
- Nhân vật trong tranh chân dung có thể là một người hoặc nhiều người được vẽ bán thân hoặc toàn thân.
- Tranh phong cảnh:
- Là thể loại tranh tập trung diễn tả lại vẻ đẹp của thiên nhiên, hiện tượng thiên nhiên. Hình ảnh con người có thể xuất hiện điểm xuyết nhằm làm sinh động thêm cho cảnh vật.
- Tranh phong cảnh có thể được hoạ sĩ vẽ trực tiếp hoặc vẽ lại trong xưởng vẽ.
- Tranh tĩnh vật:
- Là thể loại tranh mô tả những sự vật trong trạng thái tĩnh như hoa, quả, đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt,...
- Những vật thể trong tranh tĩnh vật có thể được vẽ trong những không gian khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung đó là những góc nhìn hẹp, cận cảnh.
- Tranh sinh hoạt:
- Là thể loại tranh thường vẽ về hoạt động của con người trong đời sống hằng ngày như: trò chuyện, vui chơi, bữa ăn, học tập....
- Các nhân vật trong tranh có mỗi quan hệ, tương tác với nhau. Cảnh vật (nếu có) đóng vai trò tạo không gian, làm nổi bật bối cảnh hoạt động của nhân vật.
NHẬN BIẾT
THẢO LUẬN NHÓM
- Nhóm 1: Phục vụ tín ngưỡng tôn giáo.
- Nhóm 2: Phản ánh đời sống.
- Nhóm 3: Thể hiện quan điểm, ý tưởng riêng của họa sĩ về hiện thực khách quan.
Phục vụ tín ngưỡng tôn giáo
- Thể hiện các ý tưởng tôn giáo, thần linh, thần thoại hoặc hiện tượng thiên nhiên.
- Bữa ăn tối cuối cùng là bữa ăn sau cùng Chúa Giêsu chia sẻ với các môn đồ trước khi Ngài chịu chết.
- Giuđa - một trong số các môn đệ của Chúa Giêsu - nộp Thầy của mình cho các lực lượng đối lập với Chúa Giêsu lúc bấy giờ, là giới lãnh đạo tôn giáo và nhà cầm quyền La Mã để đổi lấy 30 đồng bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa Giêsu đang nói với các môn đồ: "Trong các con có kẻ muốn nộp Ta".
Phản ánh đời sống
- Ghi chép lại cuộc sống của các họa sĩ.
- Thông qua các bức tranh, người xem phần nào hình dung ra cuộc sống, hoàn cảnh sống tại thời điểm bức tranh phản ánh.
- Bức tranh ca ngợi cuộc sống lao động của người nông dân khi làm ăn tập thể và phản ánh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn miền Bắc những năm đầu giải phóng.
Thể hiện quan điểm, ý tưởng riêng của họa sĩ về hiện thực khách quan
- Thể hiện quan điểm, ý tưởng riêng của hoạ sĩ về hiện thực khách quan:
- Hội hoạ phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua cái nhìn chủ quan của hoạ sĩ.
- Họa sĩ có thể thêm bớt, sắp xếp các chi tiết trên bề mặt tranh mà còn tự quyết định sẽ thể hiện, diễn tả sự vật đó theo ý của mình.
- Tất cả các bức họa đều vẽ một nhân vật đầy âu lo tuyệt vọng tương phản với phong cảnh hòa cùng bầu trời đỏ.
- Tranh nghiêng ngả, không cân bằng, nét vung mạnh mẽ, chói gắt. Phong cảnh nền trong bức tranh thuộc thành phố Oslofjord, nhìn từ Ekeberg, Oslo.
Một số tranh tiêu biểu của họa sĩ Việt Nam
- Bức tranh Thập vật cổ từ nửa đầu thế kỷ XX, loại tranh in từ ván khắc gỗ, thể hiện đời sống tâm linh phong phú của người Việt xưa.
- Hầu đồng (Nguyễn Phan Chánh)
- Stillness of Memory (Vũ Thu Hiền)
Hội họa phương Đông và phương Tây có đặc điểm gì khác nhau?
Hội họa phương Đông
- Thiên về xu hướng khái quát trừu tượng hoá, lấy những cái đặc trưng nhất của sự vật đưa vào tranh vẽ.
Hội họa phương Tây
- Đi sâu vào nghiên cứu hình thái, vẻ đẹp của sự vật; đồng thời tìm cách tái tạo, khắc hoạ nó.
- Tạo nên dòng ảnh hưởng lớn đến hội hoạ thế giới từ chất liệu đến kĩ thuật.
Mỗi tác phẩm hội hoạ được tạo nên bởi nhiều yếu tố như: bố cục, hình mảng, đường nét, không gian, hoà sắc,...
Bố cục: việc sắp xếp bố cục hợp lí giúp thể hiện ý tưởng của hoạ sĩ và cân bKằng, tạo mối liên hệ trong tranh của các đối tượng.
Hình mảng, đường nét: sự kết hợp của những yếu tố này tạo nên nhịp điệu của bức tranh cũng như gia tăng sự kết nối giữa các đối tượng.
Không gian: không gian thật hoặc không gian ảo.
Hoà sắc: các màu sắc trong tranh hội hoạ kết hợp với nhau tạo nên tổng thể một hoà sắc nhất định.
Một số chất liệu tạo hình cơ bản trong hội họa
- Sơn dầu: sử dụng sơn dầu vẽ lên trên nhiều bề mặt khác nhau như vải, gỗ, bìa.
- Màu bột: sử dụng màu bột pha keo và nước, vẽ trên các bề mặt giấy. Vì đặc điểm của màu bột không có chất kết dinh nên cần pha keo, khác với màu acrylic đã có sẵn chất kết dính.
- Sơn mài: sử dụng sơn ta cùng bột màu, vàng, bạc,….vẽ nhiều lớp trên tấm vóc sau khi khô được mài đi.
THẢO LUẬN NHÓM
- Phân tích trực tiếp trên tác phẩm để thấy được sự khác nhau giữa các đặc điểm, chất liệu.
- Phân tích sự khác nhau giữa bề mặt của tranh để làm rõ đặc trưng của từng chất liệu tạo hình sử dụng trong sáng tác tranh.
THẢO LUẬN
Trao đổi các thành viên trong nhóm những câu hỏi sau:
- Đặc điểm, thể loại và chất liệu của hội họa là gì?
- Những yếu tố để nhận biết một tác phẩm hội họa là gì?
VẬN DỤNG
Em hãy trình bày cảm nghĩ, phân tích vẻ đẹp trên một tác phẩm hội hoạ mình yêu thích (trong nước hoặc trên thế giới), trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố sau:
- Nội dung và thể loại của tác phẩm.
- Tác giả và phong cách.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại nội dung kiến thức đã học về:
- Hoàn thành các câu hỏi bài tập trong tiết học.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Tranh chất liệu chì, than.
XIN CHÀO TẠM BIỆT VÀ HẸN GẶP LẠI.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử mĩ thuật 10 kết nối tri thức