Giáo án ôn hè Toán 2 lên 3 kết nối Buổi 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000

Giáo án ôn hè môn Toán 2 lên 3 Kết nối tri thức Buổi 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000 theo công văn mới nhất sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức cho học sinh trong kì nghỉ hè tới. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Mời thầy cô tham khảo.

Xem: => Giáo án Toán 2 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Xem toàn bộ: Giáo án học hè toán 2 lên 3 kết nối tri thức

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 2: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1 000

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:
  • Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 1000.
  • Thực hiện được việc tính toắn trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải). Thực hiện được việc cộng, trừ nhầm (có số tròn chục, tròn trăm) trong phạm vi 1000.
  • So sánh được các số trong phạm vi l 000; tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong các số đã cho.
  • Giải được bài toán có nội dung thực tiên liên quan đến phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

Năng lực tư duy và lập luận toán học.

Năng lực giải quyết các vấn đề toán học.

  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  3. Thiết bị dạy học:

- Đối với giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có)

- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập.

- Gợi nhớ kiến thức đã học ở trên lớp.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức”.

Luật chơi:

- GV chia lớp thành 2 nhóm.

Nhóm 1: Mỗi bạn trong nhóm sẽ đặt tính và tính lên bảng một phép cộng trong phạm vi 1000.

Nhóm 2: Mỗi bạn trong nhóm sẽ đặt tính và tính lên bảng một phép trừ trong phạm vi 1000.

Khi bạn đầu tiên của nhóm viết xong quay về đập tay để bạn tiếp theo lên bảng viết tiếp phép cộng. Trong vòng 2 phút, nhóm nào viết được nhiều phép cộng, trừ trong phạm vi 1000 đúng thì chiến thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương, chuyển sang nội dung ôn tập.

B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT

a. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng đặt phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1 000.

b. Cách thức thực hiện:

- GV viết lên bảng phép tính:

526 + 159

- GV vừa viết lên bảng vừa hướng dẫn:

+ Đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau

+ Thực hiện phép tính từ phải sang trái.

- GV mời 1 HS lên bảng điền kết quả.

 

 

 

 

Tương tự với phép trừ:

- GV viết lên bảng phép tính:

2 285 - 1 967

- GV vừa viết lên bảng vừa hướng dẫn:

+ Đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau

+ Thực hiện phép tính từ phải sang trái.

- GV mời 1 HS lên bảng điền kết quả.

 

 

- GV nhận xét, chốt đáp án và chuyển sang nội dung làm bài tập.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Ôn lại cách đặt tính và thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000 (cộng, trừ có nhớ không quá 2 lần và không liên tiếp).

b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện:

Bài tập 1: Đặt tính rồi tính

a. 567 + 323            b. 378 + 282

c. 864 - 638              d. 628 - 274

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập cá nhân.

- GV gọi HS xung phong nhanh nhất lên bảng trình bày kết quả, HS còn lại trình bày vào vở.

- GV mời HS nhận xét bài làm trên bảng.

- GV chốt đáp án.

Bài tập 2: Tính nhẩm (theo mẫu)

Mẫu: 400 + 300 = ?

4 trăm + 3 trăm = 7 trăm

Vậy 400 + 300 = 700

a. 500 + 500            b. 300 + 600

c. 500 - 400          d. 800 - 500

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, trả lời miệng kết quả.

- HS còn lại quan sát, nhận xét.

- GV chốt đáp án đúng.

Bài tập 3: Hoàn thành bảng sau

Số hạng

Số hạng

Tổng

488

150

...

563

228

...

356

122

...

274

451

...

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời 1 HS lên bảng điền đáp án.

- GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).

Bài tập 4: Hoàn thành bảng sau

Số bị trừ

Số trừ

Hiệu

718

307

...

423

 208

...

429

 168

...

612

409

...

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời 1 HS lên bảng điền đáp án.

- GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).

Bài tập 5: Giải bài toán

Một cửa hàng xăng dầu buổi sáng bán được

238 l dầu, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 98 l dầu. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?

 

 

 

 

- GV thu chấm vở của 3 HS hoàn thành nhanh nhất.

- GV mời 1 HS lên bảng trình bày bài giải.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian).

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện phép tính:

·        6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1.

·        2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8.

·        5 cộng 1 bằng 6, viết 6.

·        Vậy 526 + 159 = 685.

 

- HS thực hiện phép tính:

 

 

·        5 không trừ được 7, lấy 15 trừ 7 bằng 8, viết 8 nhớ 1.

·        6 thêm 1 bằng 7; 8 trừ 7 bằng 1, viết 1.

·        5 trừ 1 bằng 4, viết 4.

Vậy 585 - 167 = 418.

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án bài 1:

  

 

 

- HS nhận xét, chữa bài.

 

Đáp án bài 2:

a. 500 + 500 = 1000

b. 300 + 600 = 900

c. 500 - 400 = 100        

d. 800 - 500 = 300

 

 

 

- HS chữa bài.

 

Đáp án bài 3:

Số hạng

Số hạng

Tổng

488

150

638

563

228

791

356

122

478

274

451

725

 

 

- HS quan sát, sửa bài.

Đáp án bài 4:

Số bị trừ

Số trừ

Hiệu

718

307

411

423

 208

     2 15

429

 168

261

612

409

203

 

 

- HS quan sát, sửa bài.

Đáp án bài 5:

Bài giải

Số lít dầu cửa hàng bán được trong buổi chiều là:

238 + 98 = 336 (lít)

Số lít dầu cửa hàng bán được trong cả hai buổi là:

 218 + 336 = 554 (lít)

Đáp số: 554 lít dầu

 

 

 

- HS quan sát, nhận xét.

 

 

 

 

- HS hoàn thành Phiếu học tập theo yêu cầu của GV.

 

 

 

Trường:.....................

Lớp:............................

Họ và tên:...................

PHIẾU HỌC TẬP

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tổng của 520 và 176 là:

A. 696

B. 669

C. 876

D. 687

Câu 2. Hiệu của 668 và 231 là:

A. 435

B. 427

C. 337

D. 526

Câu 3. Số?

A. 442

B. 424

C. 440

D. 244

Câu 4. Số?

A. 530

B. 531

C. 532

D. 533

Câu 5. Số?

A. 100

B. 200

C. 300

D. 400

Câu 6. Tổng của 367 và số liền trước có nó là:

A. 700

B. 701

C. 711

D. 721

Câu 7. Chị Mai cao 155 cm, Sơn thấp hơn chị Mai 32 cm. Hỏi Sơn cao bao nhiêu xăng-ti-mét?

A. 123 cm

B. 141 cm

C. 113 cm

D. 125 cm

Câu 8. Trong các phép tính sau, phép tính có kết quả lớn nhất là:

A. 128 + 346

B. 243 + 495

C. 423 + 295

D. 596 + 181

Câu 9. Hà Nội cách Quảng Bình 488 km. Quảng Bình cách Đà Nẵng 267 km. Bác Huy chạy xe ô tô từ Hà Nội vào Đà Nẵng. Quãng đường bác Huy phải đi dài là:

A. 745 km

B. 185 km

C. 755 km

D. 849 km

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1. Đặt tính rồi tính:

721 + 56

465 + 443

827 – 622

587 – 327

500 – 250

     

Bài 2. Tính:

Bài 3. >, <, =?

136 + 420  600

863  423 + 176

976 – 226  750

821 – 409  400

579  252 + 208

325 + 155  500

Bài 4. Nối các phép tính có kết quả giống nhau:

Bài 5. Quãng đường Hà Nội – Huế dài 704 km. Tàu đi đến Vinh thì dừng lại để đón, trả khách. Khi đó, tàu đã đi được quãng đường là 308 km. Hỏi tàu còn phải đi bao nhiêu ki-lô-mét nữa thì đến Huế?

Bài giải

Bài 6. Khối lớp Hai có 221 học sinh nam và 173 học sinh nữ. Hỏi khối lớp Hai có tất cả bao nhiêu học sinh?

Bài giải

Bài 7. Hôm qua nhà máy sản xuất được 476 sữa bò. Hôm nay, nhà máy thu hoạch được ít hơn hôm qua 154 sữa bò

a. Hỏi hôm nay nhà máy thu hoạch được bao nhiêu lít sữa bò?

Bài giải

b. Hỏi cả hai ngày, nhà máy thu hoạch được bao nhiêu lít sữa bò?

Bài giải

Bài 8. Bạn Nam tiết kiệm đc bao nhiêu tiền?

  

Bạn Nam tiết kiệm được  đồng.

Bạn Nam tiết kiệm được  đồng.

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án học hè toán 2 lên 3 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay