Giáo án powerpoint Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống . Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án powerpoint Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
1. VỀ BỘ SÁCH:
- Toán 2 bộ sách Kết nối tri thức: Sách do Hà Huy Khoái tổng chủ biên, Lê Anh Vinh chủ biên, Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Minh Hải, Hoàng Quế Hường, Bùi Bá Mạnh
2. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG TOÁN 2- KẾT NỐI
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
- Bài: Ôn tập các số đến 100
- Bài: Tia số. Số liền trước. Số liền sau
- Bài: Các thành phần của phép cộng, phép trừ
- Bài: Hơn, kém nhau bao nhiêu
- Bài: Ôn tập phép cộng, phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 100
- Bài: Luyện tập chung trang 23
CHỦ ĐỀ 2: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 20
- Bài: Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20
- Bài: Bảng cộng ( qua 10)
- Bài: Bài toán về thêm, bớt một số đơn vị
- Bài: Luyện tập chung trang 38
- Bài: Phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20
- Bài: Bảng trừ ( qua 10)
- Bài: Bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị
- Bài: Luyện tập chung trang 53
CHỦ ĐỀ 3: LÀM QUEN VỚI KHỐI LƯỢNG, DUNG TÍCH
- Bài: Ki - lô - gam
- Bài: Lít
- Bài: Thực hành và trải nghiệm với các đơn vị ki-lô-gam, Lít
- Bài: Luyện tập chung trang 70
- Bài: Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100
CHỦ ĐỀ 4: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100
- Bài: Phép cộng ( có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số
- Bài: Luyện tập chung trang 80
- Bài: Phép trừ ( có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số
- Bài: Phép trừ ( có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số
- Bài: Luyện tập chung trang 95
CHỦ ĐỀ 5: LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG
- Bài: Điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng
- Bài: Đường gấp khúc. Hình tứ giác
- Bài: Luyện tập chung trang 110
CHỦ ĐỀ 6: NGÀY - GIỜ, GIỜ - PHÚT, NGÀY - THÁNG
- Bài: Ngày - Giờ, Giờ - Phút
- Bài: Ngày - Tháng
- Bài: Luyện tập chung trang 122
CHỦ ĐỀ 7: ÔN TẬP HỌC KÌ
- Bài: Ôn tập học kì I
- Bài: Ôn tập hình phẳng
- Bài: Ôn tập đo lường
- Bài: Ôn tập chung
MỤC LỤC BÀI GIẢI TOÁN 2 TẬP 2 KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
CHỦ ĐỀ 8: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA
- Bài: 37: Phép nhân
- Bài: 38: Thừa số, tích
- Bài: 39: Bảng nhân 2
- Bài: 40: Bảng nhân 5
- Bài: 41: Phép chia
- Bài: 42: Số bị chia, số chia, thương
- Bài: 43: Bảng chia 2
- Bài: 44: Bảng chia 5
- Bài: 45: Luyện tập chung
CHỦ ĐỀ 9: LÀM QUEN VỚI HÌNH KHỐI
- Bài: 46: Khối trụ, khối cầu
- Bài: 47: Luyện tập chung
CHỦ ĐỀ 10: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100
- Bài: 48: Các số trong phạm vi 1 000
- Bài: 49: Các số tròn trăm, tròn chục
- Bài: 50: So sánh các số tròn trăm, tròn chục
- Bài: 51: Số có ba chữ số
- Bài: 52: Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
- Bài: 53: So sánh các số có ba chữ số
- Bài: 54: Luyện tập chung
CHỦ ĐỀ 11: ĐỘ DÀI VÀ ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI. TIỀN VIỆT NAM
- Bài: 55: Đề-xi-mét. Mét. Ki-lô-mét
- Bài: 56: Giới thiệu tiền Việt Nam
- Bài: 57: Thực hành và trải nghiệm đo độ dài
- Bài: 58: Luyện tập chung
CHỦ ĐỀ 12: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100
- Bài: 59: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
- Bài: 60: Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 1 000
- Bài: 61: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1 000
- Bài: 62: Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1 000
- Bài: 63: Luyện tập chung
CHỦ ĐỀ 13: LÀM QUEN VỚI YẾU TỐ THỐNG KÊ, XÁC SUẤT
- Bài: 64: Thu thập, phân loại, kiểm đếm số liệu
- Bài: 65: Biểu đồ tranh
- Bài: 66: Chắc chắn, có thể, không thể
- Bài: 67: Thực hành và trải nghiệm thu thập, phân loại, kiểm đếm số liệu
CHỦ ĐỀ 14: ÔN TẬP CUỐI NĂM
- Bài: 68: Ôn tập các số trong phạm vi 1 000
- Bài: 69: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
- Bài: 70: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000
- Bài: 71: Ôn tập phép nhân, phép chia
- Bài: 72: Ôn tập hình học
- Bài: 73: Ôn tập đo lường
- Bài: 74: Ôn tập kiểm đếm số liệu và lựa chọn khả năng
- Bài: 75: Ôn tập chung
3. GIÁO ÁN WORD BÀI
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Có Powerpoint sinh động
BÀI 3 : CÁC THÀNH PHẦN CỦA PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ( 3 Tiết)
- MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được số hạng, tổng trong phép cộng ; số bị trừ, số trừ, hiệu trong phép trừ.
- Tính được tổng khi biết các số hạng, tính được hiệu khi biết số bị trừ, số trừ.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận
- Năng lực mô hình hóa toán học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn toán và các môn học khác, tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp toán học: trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng các công cụ, phương tiện học toán đơn giản ( bộ đồ dùng Toán 2…) để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.
Năng lực riêng:
- Thông qua hoạt động khám phá, quan sát tranh, nêu được bài toán và cách giải, tự chiếm lĩnh kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV, HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Qua hoạt động vận dụng các “quy tắc”( tìm tổng khi biết các số hàng, tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ), HS được phát triển năng lực mô hình hóa toán học.
- Phẩm chất
- Rèn luyện tính cần thận, chính xác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Yêu lao động, phát huy tính trung thực, ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên:
- SGK, Tài liệu dạy học, Bộ đồ dùng Toán 2, bảng nhóm.
- Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||||||
TIẾT 1 : SỐ HẠNG, TỔNG | |||||||||||||||||||||||||
I. KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. - HS nhận biết được số hạng, tổng trong phép cộng. - Biết tính tổng khi biết các số hạng. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV cho HS quan sát tranh, nêu bài toán: “ Bể cá to có 6 con cá, bể cá nhỏ có 3 con cá. Hỏi hai bể có cá có tất cả bao nhiêu con cá. Hãy viết phép tính thích hợp.” - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài toán. - GV đặt câu hỏi: Trong phép cộng 6 + 3 = 9, 6 được gọi là gì? 3 được gọi là gì? 9 được gọi là gì? - GV phân tích cho HS nhận biết được trong phép cộng 6 + 3 = 9 đâu là số hạng, đâu là tổng.
- GV yêu cầu cả lớp chỉ vở, đồng thanh. Bước 2: Hoạt động cặp đôi – hoạt động nhóm: - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi chỉ và đọc các thành phần của phép cộng cho nhau nghe. - Qua ví dụ, GV phân tích nêu cách tìm tổng khi biết các số hạng. - GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về phép cộng và chỉ rõ thành phần của phép cộng. II. HOẠT ĐỘNG a. Mục tiêu: - HS biết tính nhẩm hoặc đặt tính rồi tính để tìm ra tổng khi biết các số hạng. - Từ các số hạng và tổng tương ứng, HS lập được các phép cộng đúng. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS tìm hiểu Bài 1: Bài cho biết gì? Bài yêu cầu làm gì? - GV phân tích mẫu và hướng dẫn HS hoàn thiện bảng. - GV yêu cầu HS nêu lại cách tìm tổng khi biết các số hạng Bước 2: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi. - GV yêu cầu HS suy nghĩ hoàn thành bảng bằng cách viết tổng vào ô có dấu “?” . - GV cho HS hoạt động cặp đôi, nói cho nhau nghe kết quả của mình và thống nhất đáp án với nhau. - GV mời 3 HS đứng tại chỗ trình bày miệng kết quả của mình.
- GV chốt đáp án, tuyên dương những HS có kết quả nhanh và chính xác, khích lệ động viên những HS làm chưa đúng. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS tìm hiểu Bài 2. - GV yêu cầu 2 - 3 HS nêu lại cách tìm tổng khi biết các số hạng. - GV phân tích mẫu và hướng dẫn HS cách đặt tính rồi tính. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu các nhóm hoàn thành các phép tính vào bảng nhóm. - GV mời 3 nhóm tính nhanh nhất treo kết quả trên bảng. - GV mời đại diện 3 nhóm đứng tại chỗ trình bày miệng kết quả của nhóm mình. - GV chốt đáp án, nhận xét thái độ làm việc của các nhóm, tuyên dương những nhóm HS có kết quả nhanh và chính xác, khích lệ động viên những nhóm HS chưa ra kết quả chính xác. - GV lưu ý HS cách đặt tính chính xác. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát hình và tìm hiểu Bài 3. - GV phân tích đề bài và hướng dẫn HS. Bước 2: Hoạt động nhóm - cặp đôi. - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 hình: + Nhóm 1: Hình 1. + Nhóm 2: Hình 2. + Nhóm 3: Hình 3. - GV yêu cầu HS các nhóm hoạt động cặp đôi, từ các số hạng và tổng đã cho như hình, thảo luận để lập được các phép cộng thích hợp. - GV mời 3 HS đứng tại chỗ trình bày miệng kết quả của mình. - GV chốt đáp án, tuyên dương những HS có kết quả nhanh và chính xác, khích lệ động viên những HS làm chưa đúng.
|
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi và viết được phép tính 6 + 3 = 9.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chỉ tay vào vở từng thành phần của phép cộng và đọc đồng thanh.
- HS hoạt động cặp đôi. - HS chú ý nghe hiểu và biết cách vận dụng. - HS lấy ví dụ và giơ tay phát biểu
- HS chú ý theo dõi, lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS suy nghĩ và hoàn thành bảng - HS hoạt động cặp đôi. - HS giơ tay phát biểu, trình bày kết quả.
- HS chú ý và hoàn thiện bảng cho đúng.
- HS giơ tay phát biểu nêu cách tìm tổng khi biết các số hạng. - HS chú ý quan sát và lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm hoàn thành bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác chú ý nghe và nhận xét. - Các nhóm chú ý và sửa sai.
- HS chú ý và tránh mắc lỗi sai khi đặt tính.
- HS chú ý và hiểu yêu cầu đề.
- HS hoạt động cặp đôi và hoàn thành nhiệm vụ được giao của nhóm.
- Đại diện các nhóm giơ tay phát biểu, trình bày đáp án.
- HS chú ý lắng nghe, hoàn thiện. | ||||||||||||||||||||||||
TIẾT 2 : SỐ BỊ TRỪ, SỐ TRỪ, HIỆU
| |||||||||||||||||||||||||
I. KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. - HS nhận biết được số bị trừ, số trừ và hiệu. - Biết cách tính được hiệu khi biết số bị trừ và số trừ. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV chiếu Slide hình ảnh, yêu cầu HS quan sát hình ảnh và viết phép tính thích hợp.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài toán. - GV đặt câu hỏi: Trong phép trừ 12 - 2 = 10, 12 được gọi là gì? 2 được gọi là gì? 10 được gọi là gì? - GV phân tích cho HS nhận biết được trong phép cộng 12 - 2 = 10 đâu là số bị trừ, đâu là số trừ, đâu là hiệu.
- GV yêu cầu cả lớp chỉ vở, đồng thanh. Bước 2: Hoạt động cặp đôi – hoạt động nhóm: - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi chỉ và đọc các thành phần của phép cộng cho nhau nghe. - Qua ví dụ, GV phân tích nêu cách tìm hiệu khi biết số bị trừ, số trừ. II. HOẠT ĐỘNG Hoạt động 2: Bài tập a. Mục tiêu: - HS tự nêu, viết được số bị trừ, số trừ, hiệu từ phép tính trừ. - HS biết tính nhẩm hoặc đặt tính rồi tính để tìm ra hiệu khi biết số bị trừ và số trừ. - HS vận dụng viết phép tính trừ để giải bài toán có lời văn. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS tìm hiểu Bài 1. - GV phân tích và hướng dẫn HS hoàn thành bảng: + GV đặt câu hỏi: Trong phép trừ 86 – 32 = 54, 86 được gọi là gì? 32 được gọi là gì? 54 được gọi là gì? Bước 2: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi. - GV yêu cầu HS điền các thành phần trong phép trừ vào vị trí phù hợp trong bảng để hoàn thiện bảng. - GV cho HS hoạt động cặp đôi, chỉ vào số trong phép trừ và nói cho nhau nghe tên các thành phần trong phép trừ đó. - GV mời 2-4 HS đứng tại chỗ trình bày miệng kết quả của mình. - GV chốt đáp án, tuyên dương những HS có kết quả nhanh và chính xác, khích lệ động viên những HS làm chưa đúng. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS tìm hiểu Bài 2. - GV yêu cầu 1 - 2 HS nêu lại cách tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS suy nghĩ hoàn thành bảng bằng cách viết hiệu vào ô có dấu “?” . - GV cho HS hoạt động cặp đôi, nói cho nhau nghe kết quả của mình và thống nhất đáp án với nhau. - GV mời 3 HS đứng tại chỗ trình bày miệng kết quả của mình. - GV chốt đáp án, tuyên dương những HS có kết quả nhanh và chính xác, khích lệ động viên những HS làm chưa đúng. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS tìm hiểu Bài 3. - GV yêu cầu 2 - 3 HS nêu lại cách tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ. - GV phân tích mẫu và hướng dẫn HS cách đặt tính rồi tính. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu các nhóm hoàn thành các phép tính vào bảng nhóm. - GV mời 3 nhóm tính nhanh nhất treo kết quả trên bảng. - GV mời đại diện 3 nhóm đứng tại chỗ trình bày miệng kết quả của nhóm mình. - GV chốt đáp án, nhận xét thái độ làm việc của các nhóm, tuyên dương những nhóm HS có kết quả nhanh và chính xác, khích lệ động viên những nhóm HS chưa ra kết quả chính xác. - GV lưu ý HS cách đặt tính chính xác. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc đề bài 4. - GV phân tích đề để HS hiểu và hoàn thành được bài toán. Bước 2: Hoạt động cặp đôi - GV cho HS thảo luận cặp đôi điền số thích hợp vào dấu “?” - GV mời đại diện 2- 3 nhóm nhanh nhất trả lời và chốt đáp án. - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi chỉ và nói cho nhau nghe tên thành phần của các số trong phép tính trừ đó. |
- HS quan sát, chú ý lắng nghe, hoàn thành theo yêu cầu.
- HS chỉ tay vào vở từng thành phần của phép trừ và đọc đồng thanh.
- HS hoạt động cặp đôi.
- HS chú ý nghe hiểu và biết cách vận dụng.
- HS chú ý theo dõi, lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS giơ tay trả lời.
- HS suy nghĩ điền vào bảng.
- HS hoạt động cặp đôi.
- HS giơ tay phát biểu, trình bày kết quả. - HS chú ý nghe và hoàn thiện bảng cho đúng.
- HS giơ tay phát biểu nêu cách tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ.
- HS suy nghĩ hoàn thành bảng. - HS hoạt động cặp đôi, nói cho nhau nghe.
- HS giơ tay phát biểu, trình bày kết quả. Các HS khác chú ý nghe và nhận xét. - Các nhóm chú ý và sửa sai.
- HS giơ tay phát biểu nêu cách tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ.
- HS chú ý quan sát và lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm hoàn thành bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác chú ý nghe và nhận xét. - Các nhóm chú ý và sửa sai.
- HS chú ý và tránh mắc lỗi sai khi đặt tính.
- HS giơ tay, đọc đề. - HS chú ý lắng nghe và hiểu.
- HS hoạt động cặp đôi hoàn thành bài tập. - HS giơ tay phát biểu, trình bày kết quả. - HS hoạt động cặp đôi, nói cho nhau nghe và sửa cho nhau. | ||||||||||||||||||||||||
TIẾT 3: LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG | |||||||||||||||||||||||||
LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua một số bài tập vận dụng, HS củng cố kiến thức đã học về nhận biết số hạng, tổng, số bị trừ, số trừ, hiệu; về tìm tổng hoặc hiệu trong bài toán ở mức độ bổ sung, nâng cao hơn, liên quan đến nội dung so sánh số đã học. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn và phân tích mẫu cho HS VD để HS biết cách làm. Bước 2: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi. - GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự hoàn thành vào vở. - GV cho HS hoạt động cặp đôi nói cho nhau nghe cách làm của mình. - GV yêu cầu 3 HS trình bày. - GV chữa, nhận xét phần hoạt động của cặp đôi, đồng thời tuyên dương các bạn có đáp án nhanh và chính xác. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Bước 1: Hoạt động nhóm 3 - GV chia lớp thành các nhóm 3 hoạt động nhóm hoàn thành bài 2: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đếm số ngôi sao theo mỗi màu (đỏ, vàng, xanh), rồi ghi số ngôi sao đếm được vào bảng.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, quan sát các ngôi sao (theo màu tương ứng) ở bảng trong câu a để tìm được tổng số ngôi sao màu đỏ và màu vàng ( câu b), ghi vào vở. - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, quan sát bảng tìm được hiệu số ngôi sao màu xanh và ngôi sao màu vàng ( câu c), ghi vào vở. - GV mời đại diện 2-4 HS trình bày kết quả. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc đề bài 3 và hướng dẫn HS hướng làm. - GV yêu cầu HS quan sát các số ở các toa tàu rồi suy luận tìm ra hướng giải. Bước 2: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - GV yêu cầu HS tự tìm cách đổi chỗ hai toa tàu để được các số sắp xếp theo thứ tự từ lớn đế bé.
- GV yêu cầu HS xác định toa có số lớn nhất và toa có số bé nhất. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nói cho nhau nghe cách làm của mình và đối chiếu với kết quả của bạn. - GV mời 2 - 4 HS trình bày kết quả.
- GV chữa và chốt đáp án đúng, nhận xét quá trình hoạt động của HS, tuyên dương những bạn làm nhanh và đúng, động viên các bạn chưa ra được kết quả chính xác. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát hình và tìm hiểu Bài 4. - GV phân tích đề bài và hướng dẫn HS. Bước 2: Hoạt động nhóm - cặp đôi. - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 hình: + Nhóm 1: Hình 1. + Nhóm 2: Hình 2. + Nhóm 3: Hình 3. - GV yêu cầu HS các nhóm hoạt động cặp đôi, từ các số bị trừ, số trừ và hiệu đã cho như hình, thảo luận để lập được các phép trừ thích hợp. - GV mời 3 HS đứng tại chỗ trình bày miệng kết quả của mình. - GV chốt đáp án, tuyên dương những HS có kết quả nhanh và chính xác, khích lệ động viên những HS làm còn sai sót. |
- HS chú ý lắng nghe và hiểu cách làm.
- HS suy nghĩ, hoàn thành vở.
- HS hoạt động cặp đôi, thống nhất đáp án. - Đại diện HS trình bày câu trả lời. - HS lắng nghe và hoàn thiện.
- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS hoạt động cặp đôi, tính tổng số ngôi sao màu đỏ và màu vàng.
- HS hoạt động cặp đôi, tính tổng số ngôi sao màu xanh và màu vàng.
- HS giơ tay báo cáo kết quả.
- HS giơ tay đọc đề và chú ý lắng nghe. - HS suy nghĩ, tìm ra hướng giải.
- HS suy nghĩ, tự sắp xếp các toa theo thú tự từ lớn đến bé. - HS xác định toa số lớn nhất và toa số bé nhất giơ tay phát biểu. - HS thảo luận cặp đôi, kiểm tra chéo nhau. - HS giơ tay phát biểu trình bày kết quả.
+ Toa lớn nhất là toa 70. + Toa bé nhất là toa 40. - HS lắng nghe, hoàn thiện.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS hoạt động cặp đôi và lập các phép trừ thích hợp.
- HS giơ tay, trình bày câu trả lời. - HS lắng nghe, hoàn thiện. |
Giáo án sẽ thực hiện trên lớp 2 với tất cả các môn. Tiêu chí hiện đại, đẹp mắt, giáo án nhất định tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Giáo án có đủ các môn của các bộ sách: CTST, kết nối, cánh diều
Thông tin giáo án powerpoint:
- Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
- Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh
Bàn giao giáo án:
- Khi đặt sẽ bàn giao đủ đủ cả năm ngay và luôn
Phí giáo án:
- Trọn bộ 5 môn chính: Toán, TV, TNVXH, Đạo đức, trải nghiệm - phí là 1 triệu
- Đặt riêng lẻ: Toán, TV: 400k/môn; những môn còn lại 200k/môn
Cách đặt giáo án:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: nhắn tin tới Zalo: 0386 168 725 để thông báo và nhận giáo án
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: Giáo án powerpoint toán 2 KNTT, GA trình toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống GA điện tử Toán 2 kết nốiGiáo án word lớp 2 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Tiếng anh 2 sách kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 2 sách kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Toán 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Đạo đức 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Toán 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tiếng việt 2 Kết nối tri thức