Giáo án PowerPoint bài 12: Làm quen với nhịp điệu

Giáo án PowerPoint Mĩ thuật 2 - sách Cánh diều. Giáo án bài 12: Làm quen với nhịp điệu. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint bài 12: Làm quen với nhịp điệu


CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

TRÒ CHƠI “AI NHANH TAY HƠN”

Luật chơi: Chia lớp thành các nhóm gồm 3 – 4 thành viên. Giáo viên chuẩn bị một số tờ giấy có chấm sẵn một số đường lượn, một số loại chấm (giấy màu, cúc, hạt đậu,...), nét (que tính, que tre,...). Trong vòng 3 – 4 phút, mỗi nhóm sắp xếp các chấm, nét theo đường chấm trên giấy và miêu tả đường lượn nhóm vừa xếp được.

Chủ đề 6: Nhịp điệu vui

Bài 12: Làm quen với nhịp điệu

  1. NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ

QUAN SÁT, NHẬN BIẾT

Các em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và tìm đường lượn nhịp nhàng trong những hình dưới đây

  • Hình ảnh cầu Rồng (Đà Nẵng): Có thiết kế hình một con rồng màu vàng. Các khúc lượn nhịp nhàng được lặp lại một cách đều đặn từ phần đầu đến phần đuôi của con rồng.
  • Hình toà nhà có lan can: Lan can trang trí, ngăn cách các tầng của toà nhà tạo thành các đường lượn so le nhau.
  • Hình khuông nhạc có các nhịp cố định: 2/4, 3/4... vị trí của các nốt nhạc tạo thành đường lượn (giai điệu âm thanh).
  • Các em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và tìm đường lượn biểu hiện của nhịp điệu ở mỗi sản phẩm, tác phẩm
  • Vải thổ cẩm: Nhịp điệu được thể hiện trong những hoạ tiết thêu trên vải thổ cẩm (những hình thoi nối với nhau thành nhịp ngang, những nét xoắn ốc kết hợp với nhau tạo thành nhịp lượn sóng).
  • Tranh khắc gỗ “Sóng lừng ngoài khơi Ka-na-ga-oa" của hoa sĩ Hô-cư-sai: Những sóng nước nhấp nhô cao thấp lên xuống giống như đường lượn là biểu hiện của nhịp điệu trên bức tranh.

Các em hãy quan sát các đồ vật, sản phẩm hoặc tác phẩm ở xung quanh em và nêu những hình ảnh biểu hiện của nhịp điệu

  • Các đoạn đường đèo
  • Sóng biển
  • Lan can các tòa nhà

THỰC HÀNH, SÁNG TẠO

Có những cách nào để sáng tạo ra nhịp điệu của chấm và nét?

Có thể dựa theo sự chuyển động của sự vật (mây trời, sóng nước…) hoặc hình dáng của sự vật (lá cây, họa tiết trên các loài côn trùng..)

Các bước sáng tạo ra nhịp điệu của chấm

  • Bước 1: Tạo nhịp điệu bằng cách xếp chấm, trên nguyên tắc tạo sự lặp lại theo quy luật và khi nối các chấm sẽ tạo ra đường lượn, nguyên liệu giấy màu (hoặc các loại hạt đậu, cúc áo...).
  • Bước 2: Xếp chấm tạo nhịp điệu như các hình minh hoạ.

Các bước sáng tạo ra nhịp điệu của nét

  • Bước 1: Tạo nhịp điệu của nét bằng cách xếp hình, nguyên liệu là que tính hoặc que kem, que tre.
  • Bước 2: Xếp nét tạo nhịp điệu như các hình minh hoạ.

Thực hành sáng tạo ra nhịp điệu của chấm và nét

  • Các em hãy sắp xếp chấm, nét lặp lại để tạo đường lượn có nhịp điệu.
  • Sử dụng vật liệu sẵn có như: giấy, que tre, que tính, que diêm ông hút, làm nét; giấy, nam châm, hạt đậu, khuy áo,... làm chấm và gắn/dán bằng băng dính/băng keo.
  • Nếu tạo chấm, nét hoặc hình cắt giấy, cắt ống hút cần tạo kích thước phù hợp với khuôn khổ Vở thực hành hoặc giấy, bảng...

Thực hành theo nhóm

  • Sử dụng giấy xé tạo chấm, nét hoặc hình ảnh yêu thích (con vật, hoa, quả, đồ vật,...) và sắp xếp, dán tạo đường lượn có nhịp điệu theo ý thích.
  • Gợi ý: Chọn các hình ảnh là con vật (cá, cua, mèo, gà, chim, thỏ,...); hoa (nhiều cánh hoa, ít cánh hoa, cánh hoa tròn, cánh hoa nhọn,...); quả (dạng tròn, dài,...)
  • Các thành viên trao đổi thống nhất chủ đề của sản phẩm (con vật, hoa quả, đồ vật,...)
  • Phân công các thành viên thực hiện các bước như cắt, dán, vẽ theo chấm,...
  • Các thành viên cùng thống nhất cách sắp xếp các hình ảnh để khi nổi các hình ảnh tạo đường lượn có tạo nhịp điệu.
  • Một bạn đại diện nhóm sẽ trình bày về thiết kế của nhóm mình.

Các bước tạo hình con cá như hình minh họa:

  • Sắp xếp các con cá nổi nhau tạo thành đường lượn nhịp.
  • Nền: giống như mặt nước biển màu xanh nhạt và hình sóng nước màu xanh đậm

CẢM NHẬN, CHIA SẺ

Các em hãy tận dụng không gian lớp học để trưng bày sản phẩm của nhóm mình, sau đó quan sát sản phẩm của tất cả các nhóm và nhận xét:

  • Sản phẩm của nhóm em có gì khác với sản phẩm của các nhóm khác? (kiểu đường lượn/màu sắc)
  • Để tạo thành sản phẩm của nhóm, em và các bạn đã làm như thế nào?
  • Em tạo nhịp điệu trên sản phẩm của nhóm mình bằng hình ảnh, chi tiết nào?
  1. LUYỆN TẬP

Các em hãy vẽ bức vườn hoa nhỏ của em

IV.VẬN DỤNG

Các em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và nhận xét cách sắp xếp các hình ảnh, màu sắc để tạo đường lượn có nhịp điệu trên sản phẩm bằng cách vẽ, xé dán.

 

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Tài liệu khác môn Mĩ thuật 2

Chat hỗ trợ
Chat ngay