Giáo án PowerPoint Địa lí 6 Cánh diều Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ

Giáo án PowerPoint Địa lí 6 Cánh diều Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Địa lí 6 Cánh diều Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ


QUAN SÁT VIDEO

Nhiệm vụ: Nêu nội dung chính của đoạn video

Ngày nay, các con tàu ra khơi đều gắn các thiết bị định vị để thông báo vị trí của tàu.Vậy dựa vào đâu để người ta xác định vị trí có con tàu khi đang lênh đênh trên biển?

Chương 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất

BÀI 1: HỆ THỐNG KINH VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ CỦA MỘT ĐIỂM TRÊN BẢN ĐỒ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu về kinh tuyến và vĩ tuyến
  2. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ
  3. Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến

Quan sát quả Địa cầu, hãy nhận xét về hình dạng của quả Địa cầu?

Quả Địa cầu chính là mô hình của Trái Đất phản ánh chính xác, rõ rang về hình dạng, kích thước đã thu nhỏ.

Hoạt động nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm, thời gian thảo luận 5 phút: Yêu cầu: Dựa vào hình 1.1, hình 1.2 và thông tin mục 1 , hãy cho biết:

- Kinh tuyến là gì? Xác định đường kinh tuyến gốc. Độ dài của kinh tuyến gốc so với các kinh tuyến khác như thế nào?

- Vĩ tuyến là gì? Vĩ tuyến nào dài nhất?

- Cho biết khái niệm kinh tuyến Tây, kinh tuyến

Đông, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam?

  • Kinh tuyến là những đường nối liền cực bắc cực nam trên quả Địa cầu.
  • Vì tuyến là vòng tròn trên quả Địa cầu và vuông góc với các kinh tuyến
  • Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 0° đi qua đài thiên văn Grin –uých (thủ đô Luôn Đôn, Anh)
  • Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến 0° (đường Xích đạo) chia quả Địa cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam
  • Dựa vào kinh tuyến gốc và kinh tuyến 180° đối diện để xác định kinh tuyến Tây và kinh tuyến Đông
  • Dựa vào đường Xích đạo để xác định vĩ tuyến Bắc (bên trên đường Xích đạo) và vĩ tuyến Nam (bên dưới đường Xích đạo)
  • Các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau (càng gần 2 cực độ dài vĩ tuyến càng giảm).

Xác định các đường kinh tuyến, kinh tuyến gốc; vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc; bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

-Quan sát hình vẽ và đọc thông tin SGK, cho biết kinh độ, vĩ độ là gì?

- Xác định tọa độ địa lí của các điểm A,B,C trên hình 1.3.

  • Kinh độ là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc
  • Vĩ độ là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc
  • Vĩ độ và kinh độ của một điểm được gọi là tọa độ địa lí của điểm đó.

Quan sát hình vẽ bên và xác định tọa độ điểm H, K?

Xác định tọa độ địa lý của các điểm A,B,D.

Tra cứu thông tin, ghi tọa độ của các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta?

Điểm cực

Tọa độ

Địa điểm

Bắc

23°23′B -105°20’Đ

 xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,

Nam

 8°34’B - 104°40’Đ

xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Đông

12°40′B - 109°24’Đ

xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Tây

22°22′B - 102°09′Đ

xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Ai nhanh hơn

Khi GV đọc câu hỏi và hô “bắt đầu” đội nào có tín hiệu trả lời nhanh và chính xác sẽ giành chiến thắng.

Câu 1. Vĩ tuyến nào dài nhất?

A: vĩ tuyến bắc

B: vĩ tuyến gốc

C: vĩ tuyến nam

D: vĩ tuyến 80°

Câu 2. Vĩ tuyến nào ngắn nhất?

A: vĩ tuyến 80°

B: vĩ tuyến bắc

C: vĩ tuyến gốc

D: vĩ tuyến nam

Câu 3: Độ dài kinh tuyến gốc so với các kinh tuyến khác nhau thế nào?

Đáp án: bằng nhau

Câu 4. Quan sát hình vẽ bên, viết tọa độ điểm D, E?

Đáp án: Tọa độ điểm

D (50°B, 60°Đ);

E (20°N, 30°Đ)

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức toán học:

Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1° thì trên quả Địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến?

Đường tròn 360°, Xích đạo 0°, cực 90°:

+ Nếu cứ cách 1°, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả 360 kinh tuyến

+ Nếu cứ cách nhau 1°, ta vẽ một vĩ tuyến thì có tất cả 181 vĩ tuyến.

  BÀI TẬP VẬN DỤNG

     Vận dụng kiến thức vừa học, em hãy tìm tọa độ địa lí của điểm B,C trong hình 1.3 và điểm H,K trong hình 1.4

     Vận dụng kiến thức vừa học, em hãy tìm và đánh dấu các điểm có tọa độ sau lên lược đồ

  1. M (200 B; 1100 Đ)
  2. N (100N, 1100 Đ)
  3. Q (100N, 1300 Đ)
  4. I (150B, 1000 Đ)
  5. Y (00, 1050 Đ)

Ngày nay, các con tàu ra khơi đều gắn các thiết bị định vị để thông báo vị trí của tàu.Vậy dựa vào tọa độ địa lí để người ta xác định vị trí có con tàu khi đang lênh đênh trên biển.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  1. Hoàn thành bài tập trong SBT
  2. Sử dụng quả Địa cầu, xác định tọa độ thủ đô một nước và ghi tọa độ đã xác định được.
  3. Chuẩn bị đồ dung cho nội dung bài 2
  4. Đọc trước nội dung bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ

 

 

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay