Giáo án PowerPoint Địa lí 6 Kết nối tri thức bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Giáo án PowerPoint Địa lí 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Địa lí 6 Kết nối tri thức bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ


BÀI 4: KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ. TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

CH: Dựa vào bản đồ, tính khoảng cách thực tế từ vườn  Bách Thảo đến Cung thể thao Quần Ngựa?

Đáp án:

Khoảng cách thực tế từ vườn  Bách Thảo đến Cung thể thao Quần Ngựa là:  8cm x 35 000 = 280 000 (cm)

Dẫn dắt: Làm thế nào để biết cách sử dụng bản đồ?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Nội dung chính
  3. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
  4. Đọc một số bản đồ thông dung
  5. Tìm đường đi trên bản đồ
  6. Cụ thể

 

  1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
  2. Kí hiệu bản đồ

CH: Hãy kể thêm tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích?

Trả lời:

  • Đối tượng địa lí thể hiện bằng kí hiệu điểm: thủ đô, thành phố, điểm du lịch, di tích, mỏ quặng,…
  • Đối tượng địa lí thể hiện bằng kí hiệu đường: tuyến đường biển, hướng gió, dòng biển, đường GT,…
  • Đối tượng địa lí thể hiện bằng kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, rừng,…
  1. Bảng chú giải

Quan sát 2 bảng chú giải, cho biết:

  1. Bảng chú giải nào của bàn đồ hành chính, bảng chú giải nào của bản đồ tự nhiên?
  2. Kể ít nhất 3 đối tượng địa lí trên bản đồ tự nhiên và trên bản đồ hành chính?

Tóm tắt kiến thức:

  • Thông qua các kí hiệu và nội dung cho thấy bảng chú giải bên trái thuộc bản đồ tự nhiên và bên phải thuộc bản đồ hành chính.
  • Trong bảng chú giải của bản đồ hành chính thể hiện các đối tượng: Thủ đô, thành phố, thị xã … và các đối tượng khác như biên giới quốc gia, ranh giới tỉnh, giao thông, sông ngòi,...
  • Trong bảng chú giải của bản đồ tự nhiên thể hiện: phân tầng độ cao, độ sâu (đậm, nhạt), đỉnh núi, điểm độ sâu, sông ngòi...
  1. Đọc một số bản đồ thông dụng

Bước 1: Đọc tên bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ thể hiện

Bước 2: Biết tỉ lệ bản đồ để có thể đo tính khoáng cách các đối tượng.

Bước 3: Đọc kí hiệu trong bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ.

Bước 4: Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm

Bước 5: Trình bày mối quan hệ các đối tượng địa lí

CH: Đọc bản đồ tự nhiên thế giới? (nội dung, tỉ lệ, kí hiệu, tên dãy núi, đồng bằng, sông)

Trả lời

+ Nội dung và lãnh thổ: bản đồ Tự nhiên các bán cầu.

+ Tỉ lệ bản đồ là 1 : 110 000 000.

+ Bảng chú giải thể hiện các yếu tố: phân tầng địa hình, các yếu tố tự nhiên,...

+ Kể tên các đối tượng địa lí cụ thể ở châu Mỹ:

Các dãy núi: dãy Rốc-ki, dãy An-đét,...

Các đồng bằng: đồng bằng A-ma-dôn, đồng bằng Pam-pa,...

Các dòng sông lớn: sông Mi-xi-xi-pi, sông Xan Phran-xi-xcô, sông A-ma-dôn,...

CH: Đọc bản đồ hành chính VN? (Nội dung, tỉ lệ, kí hiệu các đối tượng, thành phố,…)

Trả lời:

+ Bản đồ hành chính của Việt Nam.

+ Bản đồ có tỉ lệ 1 : 10 000 000.

+ Bảng chú giải thể hiện các yếu tố: các đơn vị hành chính (Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh), các ranh giới,...

+ Thủ đô Hà Nội, TP trực thuộc trung ương: Đà Nẵng, Cần Thơ,…

  1. Tìm đường đi trên bản đồ

CH:

+ Tìm 3 địa điểm: trường CĐSP Đà Lạt, Ga Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng

+ Mô tả đường đi từ trường CĐSP Đà Lạt đến ga Đà Lạt, từ ga Đà ạt đến bảo tàng Lâm Đồng

* Tìm đường trên bản đồ giấy:

+ Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ

+ Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường phù hợp nhất, đảm bảo tuân thủ luật ATGT

+ Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảngcách thực tế sẽ đi.

* Tìm đường trên Google Maps:

+ Bước 1: Mở Google Maps trên các thiết bị. Bản đỗ hiển thị trên Google Maps đặt mặc định phần phía trên là hướng bắc.

+ Bước 2: Đề tìm một địa điểm, ta nhập tên địa điểm vào ô tìm kiếm, sau đó Google Maps sẽ tự động đánh dấu địa điểm đó bằng chấm tròn có màu sắc nổi bật để nhận diện.

+ Bước 3: Đề tìm đường đi từ một địa điểm đến một địa điểm khác, ta cần nhập tên hai địa điểm vào ô nơi đi, nơi đến. Google Maps sẽ đưa ra kết quả bao gồm: khoảng cách, đường đi, hướng di chuyển...

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Trò chơi trắc nghiệm

Câu 1:Khi sử dụng đối tượng sông, ranh giới tỉnh người ta sử dụng kí hiệu nào?

  1. Kí hiệu điểm
  2. Kí hiệu vùng
  3. Kí hiệu đường
  4. Kí hiệu diện tích

Đáp án C

Câu 2:Khi sử dụng đối tượng mỏ khoáng sản, nhà máyngười ta sử dụng kí hiệu nào?

  1. Kí hiệu vùng
  2. Kí hiệu điểm
  3. Kí hiệu đường
  4. Kí hiệu diện tích

Đáp án B

Câu 3: Khi sử dụng đối tượng vùng trồng trọt trên bản đồ, người ta sử dụng kí hiệu nào?

  1. Kí hiệu diện tích
  2. Kí hiệu toán học
  3. Kí hiệu điểm
  4. Kí hiệu đường

Đáp án A

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Em hãy sử dụng Google Maps để tìm đường từ Sân bay Nội Bài đến Nhà hát Lớn Hà Nội

Hướng dẫn về nhà

  • Làm bài tâp SBT
  • Đọc nội dung bài 5
  • Ứng dụng tìm đường trên Gôgle Maps

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay