Giáo án PowerPoint Địa lí 6 Kết nối tri thức bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

Giáo án PowerPoint Địa lí 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Địa lí 6 Kết nối tri thức bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả


BÀI 8: CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ QUẢ

 

KHỞI ĐỘNG

Quy luật vận động của tự nhiên

HÌNH THÀNH KIÊN THỨC

  1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Quan sát hình chuyển động và cho biết:

  1. Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

Độ nghiêng của trục Trái Đất ở các vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí?

•         Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Quỹ đạo chuyển động: hình elip

 

Hướng chuyển động: Tây sang Đông

Góc nghiêng và hướng của trục: không đổi, ngiêng 1 góc so với mặt phẳng quỹ đạo 66°33’

Thời gian quay 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (1 năm)

 

Em có biết?

Thực tế Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 365 ngày 6 giờ

=> Cách tính năm nhuận như thế nào?

Năm B: 4. Nếu năm B chia hết cho 4 thì năm B là năm nhuận DL

Các năm tròn thế kỉ thì lấy B : 400, nếu chia hết cho 400 thì năm đó là năm nhuận DL

  1. Hệ quả chuyển động của TĐ quanh MT

Quan sát và dự đoán nội dung các bức tranh?

  1. Mùa trên Trái Đất

Mùa là một phần thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu.

Cảnh sắc thiên nhiên 4 mùa

Câu hỏi: Tại sao khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất lại hình thành các màu trong năm?

- Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì? Tại sao?

- Vào ngày 22 tháng 12 nửa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì? Tại sao?

Trả lời

Ngày 22/6, bán cầu Bắc là mùa nóng do ngả về phí Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Bán cầu Nam là mùa lạnh do không ngả về phía Mặt Trời nên nhận được ít ánh sáng và nhiệt.

- Ngày 22/12 hiện tượng diễn ra ngược lại.

Kiến thức

- Khi chuyển động quanh MT, trục của TĐ nghiêng và không đổi hướng dẫn đến bán cầu Bắc và bán cầu Nam luân phiên ngả về phía MT:

+ Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng => bán cầu đó là mùa nóng.

+ Bán cầu nào không ngả về phía Mặt Trời có góc chiếu sáng nhỏ, nhận được ít nhiệt và ánh sáng => bán cầu đó là mùa lạnh

Câu hỏi: Nêu sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa của hai bán cầu. Nêu sự khác biệt về hiện tượng mùa theo vĩ độ?

Trả lời

+ Ở các vĩ độ thấp: quanh năm nóng do góc chiếu của tia sáng mặt trời quanh năm lớn.

+ Ở các vĩ độ trung bình: có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông do góc chiếu của tia sáng mặt trời thay đổi đáng kể trong năm.

+ Ở các vĩ độ cao: quanh năm lạnh do góc chiếu của tia sáng mặt trời quanh năm nhỏ.

Thời gian

Địa điểm

Ngày 22  tháng 6

Ngày 22 tháng 12

Mùa

Độ dài ngày - đêm

Mùa

Độ dài ngày - đêm

Bán cầu Bắc

Nóng

 

Lạnh

 

Bán cầu Nam

Lạnh

 

Nóng

 

Trả lời

Thời gian

Địa điểm

Ngày 22  tháng 6

Ngày 22 tháng 12

Mùa

Độ dài ngày - đêm

Mùa

Độ dài ngày - đêm

Bán cầu Bắc

Nóng

Ngày dài hơn đêm

Lạnh

Ngày ngắn hơn đêm

Bán cầu Nam

Lạnh

Ngày ngắn hơn đêm

Nóng

Ngày dài hơn đêm

Em có biết?     

ĐÊM TRẮNG

Đêm trắng còn được gọi là bạch dạ - hiện tượng ngày và khoảng thời gian ban đêm có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp dù Mặt Trời đã lặn. "Đêm trắng" là hoàng hôn kéo dài suốt đêm, đến sau 11 giờ đêm thì Mặt Trời mới biến mất. Sau đó, khoảng 3-4 tiếng trời lại hửng sáng, cả không gian được bao phủ bởi ánh chiều tà, chúng cứ lởn vởn ở cuối đường chân trời làm mất đi quy luật ngày - đêm của tự nhiên.

Nguyên nhân: trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng nên độ dài ban ngày và ban đêm có sự thay đổi theo mùa và theo vĩ độ

+  Mùa nóng: ngày dài hơn đêm, mùa lạnh ngày ngắn hơn đêm.

+ Từ vòng cực về cực có hiện tượng 24h là ngày hoặc 24h là đêm. Càng về cực số ngày hoặc đêm dài suốt 24h, tại cực có 6 tháng ngày hoặc đêm.

 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

  1. Câu tục ngữ:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu tục ngữ trên phản ánh hệ quả nào chúng ta đã học? Em hiểu thế nào về câu tục ngữ này?

  1. Nghỉ hè năm nay, bố cho Nam đi du lịch ở Ôxtraylia. Nam không hiểu tại sao bố dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm để làm gì? Em hãy giải thích cho Nam.

Trả lời

  • Câu tục ngữ trên phản ánh hệ quả: ngày đêm dài ngắn theo mùa
  • Ý ngĩa câu tục ngữ: tháng 5 vào mùa nóng ở bán cầu Bắc nên ngày dài hơn đêm; tháng 10 vào mùa lạnh ở bán cầu Bắc nên ngày ngắn hơn đêm.
  • Bố Nam dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm vì lúc đó Việt Nam ở bán cầu Bắc là mùa hè còn Ô-xtrây-li-a lại là mùa đông do nằm ở bán cầu Nam. Vì vậy, Nam phải mang đồ ấm sang để dùng, thích ứng với điều kiện thời tiết ở đó.

* Hướng dẫn về nhà

Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về hiện tượng các mùa trong năm.

 

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay