Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 Cánh diều Bài 1: Lịch sử là gì?

Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 Cánh diều Bài 1: Lịch sử là gì?. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 Cánh diều Bài 1: Lịch sử là gì?


CHƯƠNG 1: VÌ SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ?
BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ? (2 tiết)

Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ:

             Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

    (Trích Lịch sử nước ta – Hồ Chí Minh)  

Là con người Việt Nam, cần phải biết lịch sử của đất nước Việt Nam như vậy mới biết được nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc. Biết được lịch sử, ta sẽ đúc kết được những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại, xây dựng cuộc sống trong tương lai. Vậy lịch sử là gì, môn lịch sử là gì và vì sao cần phải học môn lịch sử?

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Lịch sử và môn Lịch sử là gì?
  2. Vì sao cần phải học Lịch sử?
  3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
  4. LỊCH SỬ VÀ MÔN LỊCH SỬ LÀ GÌ?

Những hình ảnh này gợi cho em liên tưởng đến sự kiện lịch sử nào?

Quan sát Hình 1.2

Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) có phải là lịch sử không? Vì sao?

Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) là lịch sử vì: Khởi nghĩa được diễn ra vào năm 40 – 43, đã xảy ra trong quá khứ.

Lịch sử là gì?

Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

Lịch sử loài người

Là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ.

Khoa học Lịch sử

Là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

Ví dụ cụ thể về lịch sử

Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông

Khởi nghĩa Bà Triệu

    Môn Lịch sử là gì?

Là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

Mở rộng

Những yếu tố cơ bản về một chuyện xảy ra trong quá khứ

  1. VÌ SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ?

Mỗi con người, sự vật, vùng đất, quốc gia hay thế giới đều trải qua những thay đổi theo thời gia, chủ yếu là do con người tạo nên.

Quan sát Hình 1.3, 1.4

Em hãy cho biết kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam có sự thay đổi như thế nào?

Kĩ thuật canh tác của người nông dân thời đổi mới (cày bằng máy) đã có sự tiến bộ vượt bậc so với kĩ thuật canh tác thời Pháp thuộc (cày bằng sức người).

Quan sát Hình 1.4, 1.5

Em hãy cho biết hệ thống giao thông ở Hà Nội có sự thay đổi như thế nào?

Đầu thế kỉ XX, cầu Long Biên là chiếc cầu duy nhất bắc qua sông Hồng. Đến đầu thế kỉ XXI đã có 7 cây cầu bắc qua sông Hồng (tính đến năm 2015).

Quan sát Hình 1.7

Sự kiện trong Hình 1.7 đánh dấu bước ngoặt lịch sử nào của dân tộc Việt Nam?

Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.

Vì sao cần phải học Lịch sử?

Biết được cội nguồn

- Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

- Hiểu được ông cha ta đã lao động, sáng tạo, đầu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay.

Đúc kết bài học kinh nghiệm

Hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay; phát huy những giá trị tốt đẹp do con người để lại.

Mở rộng

Học lịch sử không phải là học những gì xa xôi mà học là để biết về chính quá khứ của dòng họ, làng xóm, dân tộc mình.

  • Mỗi người đều có nguồn gốc xuất thân, đó là lịch sử của gia đình, dòng họ.
  • Mở rộng ra, mỗi dân tộc đều có lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc mình.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

- Không đồng ý với ý kiến.

- Lý do: học môn Lịch sử giúp đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai.

  1. DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ DỰNG LẠI LỊCH SỬ

Chúng ta biết được thông tin, hình ảnh, sự kiện của cuộc chiến dịch Điện Biên Phủ qua những nguồn tư liệu nào?     

  • Bức ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ
  • Lời kể của các chú bộ đội tham gia cuộc chiến
  • Hiện vật được trưng bày trong bảo tàng

liệu lịch sử là gì?

  • Tư liệu lịch sử là dấu tích của người xưa là ở lại với chúng ta và được lưu giữ dưới nhiều dạng khác nhau.
  • Có nhiều nguồn tư liệu lịch sử khác nhau: tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết,... Trong đó có những tư liệu được gọi là tư liệu gốc.

Tư liệu truyền miệng

  • Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh cuộc kháng chiến đầu tiên trong buổi bình minh của lịch sử.
  • Tuy nhiên, câu chuyện về Thánh Gióng cũng có rất nhiều dị bản khác nhau từ truyền thuyết, thơ ca, kịch,…..

Tư liệu truyền miệng

  • Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh cuộc kháng chiến đầu tiên trong buổi bình minh của lịch sử.
  • Tuy nhiên, câu chuyện về Thánh Gióng cũng có rất nhiều dị bản khác nhau từ truyền thuyết, thơ ca, kịch,…..

Khái niệm

Gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca,...Được truyền từ đời này sang đời khác.

Khi chưa có có chữ viết, tư liệu chữ viết được xem là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.

Một số ví dụ về tư liệu truyền miệng

Truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân và “bay” lên trời từ đỉnh Sóc Sơn (Hà Nội) ngày nay vào đời Hùng Vương thứ sáu.

Lạc Long Quân và Âu Cơ, được xem là thủy tổ sinh ra dân tộc Việt Nam theo truyền thuyết "bọc trăm trứng". 

Thảo luận và trả lời câu hỏi

 Em hãy kể một tên một số truyền thuyết trong dân gian mà em biết?

Lưu ý

Tư liệu truyền miệng

  • Chứa đựng yếu tố lịch sử, phản ánh một phần hiện thực cuộc sống quá khứ.
  • Nội dung cũng có thể bị thêm bớt, thậm chí nhuốm màu thần thoại, hoang đường.
  • Không biết chính xác thời gian, địa điểmz
  • Phải biết phối hợp với các loại tư liệu khác đáng tin cậy hơn để phục dựng lại lịch sử

Tư liệu hiện vật

Em đã từng được nhìn thấy xe tăng, khẩu súng, khẩu pháo...được dùng trong các trận chiến của bộ đội ta chưa? Em được thấy ở đâu?

Khái niệm

Là di tích, công trình, đồ vật của người xưa được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất

Là bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử; được sử dụng để kiểm chứng lại các tư liệu chữ viết

Lưu ý

Tư liệu hiện vật là:

  • Di tích: các di chỉ khảo cổ học, mộ táng, các hiện vật khảo cổ, đình, chùa, khu lưu niệm,...
  • Đồ vật: các công cụ lao động, vũ khí tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ, có thể là các vật dụng cổ trong gia đình như cái liềm, cái cuốc,... đồ thờ cúng trong đình chùa như tượng, lư hương,...

Một số ví dụ về tư liệu hiện vật

  • Rìu gót vuông trang trí cảnh chó săn hươu - công cụ lao động của người Việt cổ
  • Một góc di tích Hoàng thành Thăng Long (Số 18 Hoàng Diệu)
  • Ngói úp trang trí đôi chim phương bằng đất nung ở Hoàng thành Thăng Long
  • Thạp đồng Đào Thịnh (văn hóa Động Sơn)

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Tìm những đồ vật trong gia đình, trao đổi với bạn để rút ra câu trả lời đồ vật nào là tư liệu hiện vật.

Tư liệu chữ viết

  • Em đã được đến tham quan Văn Miếu Quốc – Quốc Tử Giám chưa?
  • Em có biết ở đó có bao nhiêu Bia tiến sĩ không?

Khái niệm

  • Bao gồm các bản ghi chép, sách báo, nhật kí,...phản ảnh các sự kiện lịch sử, nhất là các sự kiện về đời sống chính trị, văn hóa.
  • Ưu điểm: Ghi chép tương đối đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử đã xảy ra.
  • Nhược điểm: chịu ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan của người viết.

Một số ví dụ về tư liệu chữ viết

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Đoạn tư liệu trên từ Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh cho em biết thông tin gì?

Đoạn tư liệu thể hiện trí tuệ, niềm tin của Người về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, cũng như những tình cảm và ước mong của Bác Hồ kính yêu đối với toàn Đảng, toàn dân ta.

Tư liệu gốc

Là nguồn tư liệu liên cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử.

Đây là nguồn sử liệu có giá trị lịch sử xác thực và đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

Lưu ý

Tư liệu gốc bao giờ cũng cung cấp những thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn cả

Cung cấp những thông tin đầu tiên

  • Lần đầu tiên sự kiện đó được đề cập tới thông qua tư liệu

Cung cấp những thông tin trưc tiếp

  • Những thông tin đó do người tham gia hay chứng kiến trực tiếp cung cấp

Một số hình ảnh về tư liệu gốc

  • Mảnh ngói thời Lê Sơ tráng men xanh
  • Cố đô Huế
  • Đại Việt sử kí toàn thư
  • Trống đồng Đông Sơn

Luyện tập – Trả lởi câu hỏi trắc nghiệm

Khoanh tròn vào đáp án đúng.

Nguồn sử liệu nào có giá trị lịch sử xác thức và đáng tin cậy nhất?

  1. Tư liệu truyền miệng
  2. Tư liệu gốc
  3. Tư liệu chữ viết
  4. Tư liệu hiện vật
  • B

Học lịch sử để biết:

  1. Cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước biết lịch sử nhân loại
  2. Nhân loại hiện đang đối mặt với những khó khăn gì
  3. Sự vận động của thế giới tự nhiên

=> A

Luyện tập nâng cao

Nhà chính trị nổi tiếng cổ đại của La Mã  Xi-rê-nông đã nói: “Lịch sử là thầy dậy của cuộc sống”. Em có đồng ý với nhận xét đó không?

*Trả lời: Đồng ý với quan điểm

Lịch sử đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.

Lịch sử nhắc ta nhớ về quá khứ của dân tộc mình, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và hơn hết nhắc nhở ta đấu tranh bảo vệ đất nước.

 

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay