Giáo án PowerPoint Tin hoc 6 Kết nối tri thức bài 2: Xử lí thông tin

Giáo án PowerPoint Tin học 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 2: Xử lí thông tin. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Tin hoc 6 Kết nối tri thức bài 2: Xử lí thông tin


BÀI 2: XỬ LÝ THÔNG TIN

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Minh thích xem bóng đá và nhớ mãi một quả phạt đền. Khi cầu thủ thực hiện quả phạt, mắt anh ấy liên tục quan sát thủ môn và đoán xem góc nào của khung thành là sơ hở nhất. Sải bước, tạo đà, anh ấy đã khéo léo chiến thắng thủ môn bằng một cú sút rất mạnh vào góc cao của khung thành.

=> Xử lí thông tin

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Nội dung chính
  • Xử lí thông tin
  • Xử lí thông tin trong máy tính
  1. Khám phá
  2. Xử lý thông tin
  3. Mắt theo dõi thủ môn truyền lên não
  4. Não phân tích, đánh giá, suy luận
  5. Điều khiển chân sút quả bóng

=> Các hoạt động trên được gọi là: Xử lý thông tin

* Hoạt động nhóm (3 phút)

Hoạt động 1: Em hãy nhận xét tình huống cầu thủ ghi bàn và

trả lời các câu hỏi sau:

  • Bộ nào của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?
  • Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?
  • Bộ não xử lí thông tin nhận được thành thông tin gì?
  • Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?
  • Qúa trình xử lí thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào?

Đáo án

  1. Bộ não cầu thủ nhận thông tin từ mắt=> Thu nhận thông tin
    2. Thông tin được ghi nhớ: vị trí và động tác của thủ môn, vị trí quả bóng, khoảng cách giữa bóng tới khung thành. .=> Lưu trữ thông tin
    3. Bộ não dùng kinh nghiệm để xử lí thông tin về vị trí của thủ môn thành điểm sơ hở khi bảo vệ khung thành, từ đó chuyển thành thông tin điều khiển đôi chân của cầu thủ.=> Xử lí thông tin
    4. Bộ não chuyển thông tin điều khiển đến hệ thống cơ bắp, thành những thao tác vận động toàn thân, đặc biệt là sự di chuyển của đôi chân, thực hiện cú sút phạt với hiệu quả cao nhất.=> Truyền thông tin

* Các hoạt động xử lí thông tin của con người:

+ Xử lý thông tin

+Thu nhận thông tin

+Truyền thông tin

+Lưu trữ thông tin

Kết luận: Các hoạt động xử lí thông tin

B1. Thu nhận thông tin

B2. Thu nhận thông tin

B3. Xử lý thông tin

B4. Truyền thông tin

  1. Xử lý thông tin trong máy tính

Quan sát hình sau và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết tên các thiết bị vào,

thiết bị ra, bộ xử lí và bộ nhớ?

Kết luận:

  • Thiết bị vào để thu nhận thông tin: bàn phím, chuột, máy quét…
  • Thiết bị ra để truyền hoặc chia sẻ thông tin: màn hình, máy in…
  • Bộ xử lí để biến đổi thông tin bằng cách thực hiện chương trình

     máy tính do con người biết ra.

  • Bộ nhớ để lưu trữ thông tin: đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ…

* Câu hỏi:

Câu 1: Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được

các bước xử lí thông tin?

  1. 3 B. 4
    C. 5                 D. 6

=> Đáp án B

Câu 2: Chức năng của bộ nhớ máy tính là gì?

  1. Thu nhận thông tin B. Hiển thị thông tin
    C. Lưu trữ thông tin D. Biến đổi thông tin

=> Đáp án C

Hoạt động 2 (Hoạt động nhóm 3 phút)

Em hãy nêu ví dụ về việc máy tính giúp con người trong các hoạt động sau và so

sánh hiệu quả thực hiện việc đó khi có sử dụng và khi không sử dụng máy tính?

  1. a) Thu nhận thông tin
  2. b) Hiển thị thông tin
  3. c) Xử lí thông tin
  4. d) Truyền thông tin

Ví dụ:

+ Soạn thảo văn bản, tính toán số học

+ Chuyển văn bản thành giọng nói và ngược lại

+ Dịch tự động từ văn bản và từ hình ảnh

+ Các ứng dụng di động, thông minh có hỗ trợ của Internet

(thời tiết, thời sự, tìm đường, mua hàng, thanh toán...)

=> Hiệu quả công việc sử dụng máy tính nhanh hơn so với khi không sử dụng máy tính.

Kết luận:

  • Máy tính giúp con người thu nhận thông tin dễ dàng, đa dạng và nhanh chóng.
  • Máy tính xử lí thông tin, thực hiện tính toán với tốc độ cao, chính xác, bền bỉ
  • Máy tính có thể lưu giữ được lượng thông tin rất lớn.
  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?

  1. Em đang nghe chương trình ca nhạc trên Đài Tiếng nói Việt Nam
    b. Bố em xem chương trình thời sự trên ti vi
    c. Em chép bài trên bảng vào vở
    d. Em thực hiện một phép tính nhẩm

ĐÁP ÁN

  1. Thu nhận thông tin
  2. Thu nhận và lưu trữ thông tin
  3. Lưu trữ thông tin
  4. Xử lí thông tin

Câu 2: Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin? Bộ nhớ có là vật mang tin không?

ĐÁP ÁN

  • Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động lưu trữ của quá trình

     xử lí thông tin.

  • Bộ nhớ ngoài là vật mang tin.
  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

CH: Buổi tối nghe bố nhắc: “Ngày mai là ngãy mồng 2 tháng 9 đấy!”, em chuẩn bị sẵn cờ tổ quốc để mang treo trước cửa nhà sáng sớm hôm sau. Em hãy cho biết:
1) Thông tin nhận được là gì?
2) Thông tin sau xử lí là gì?
3) Những hiểu biết nào có từ trước đã giúp xử lí thông tin và kết quả xử lí là gì?

TL:

  • Ngày mai là mồng 2 tháng 9
  • Ngày mai là Quốc khánh
  • Treo cờ tổ quốc chào mừng ngày Quốc khánh

CH: Giả sử em được đi chơi xa nhà, em hãy phân tích các hoạt động xử lí thông tin liên quan đến kế hoạch cho chuyến đi?

    ĐÁP ÁN:

  • Thu nhận thông tin: Trả lời các câu hỏi: Đi đâu? Với ai? Xem gì? Chơi gì? Ăn gì? Mặc gì?...
  • Lưu trữ thông tin: Ghi chép nội dung chuẩn bị vào giấy hoặc số để không bị quên vì có nhiều chỉ tiết cụ thể.
  • Xử lí thông tin: Chuyển nội dung phức tạp thành dạng sơ đồ hoá, kẻ bảng.... để hình dung được toàn thể kế hoạch (như sơ đồ tư duy).
  • Truyền thông tin: Trao đổi với người lớn, cô giáo để củng cố kế hoạch. Chia sẻ với bạn trong lớp để hoàn thiện kế hoạch và tổ chức hoạt động.

* TRÒ CHƠI: “AI XỬ LÝ NHANH HƠN”

Luật chơi: GV phát cho hai đội mỗi đội 2 bảng phụ.

GV đưa ra 2 tình huống giả định cho mỗi nhóm. Các nhóm thảo luận, phân tích các hoạt động xử lí thông tin liên quan.

* Củng cố, dặn dò về nhà:

  • Ôn lại các kiến thức đã học
  • Hoàn thành bài luyện tập, vận dụng
  • Tìm hiểu nội dung bài 3

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Tin học 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay