Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 6 cánh diều
Tin học 6 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ




















Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường: …………..
Giáo viên: …………..
Bộ môn: Tin học 6 cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 6 CÁNH DIỀU
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 4. TRÌNH BÀY THÔNG TIN Ở DẠNG BẢNG (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
- Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc trình bày thông tin dưới dạng bảng
- Biết cách chèn được bảng, nhập được nội dung cho bảng
- Biết cách thay đổi được kích thước hàng và cột của bảng
- Thực hiện được các thao tác chèn, xóa hàng và cột của bảng.
2. Năng lực tin học
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
- Năng lực tin học:
- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
- NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
- NLe: Hợp tác trong môi trường số.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu...
2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh:
- GV đặt câu hỏi: Theo em, cách trình bày như thế này đã thực sự hợp lí chưa, nếu có thể, hãy đưa ra một phương án trình bày khác mà em biết?
- GV tiếp nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào nội dung bài: Trình bày thông tin dạng bảng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chèn bảng và nhập nội dung
a) Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc trình bày thông tin dưới dạng bảng.
b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện được.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 1 trong sgk. - GV thực hiện một ví dụ chèn bảng, GV yêu cầu HS rút ra các bước thực hiện chèn một bảng vào văn bản. - GV yêu cầu cả lớp vận dụng kiến thức vừa học, nêu cách tạo bảng chỉ sổ BMI trang 67 sgk. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thực hiện hoạt động 1. - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu cách chèn bảng và nhập nội dung HĐ1 - Bảng chứa thông tin: thời khóa biểu, lịch phân công công việc, bảng danh sách lớp,… - Thông tin trình bày dưới dạng bảng sẽ dễ nhìn, dễ so sánh, có thể tránh dư thừa, trùng lặp thông tin… - Các bước tạo bảng: + B1. Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn bảng mới + B2: Trong dải lệnh Insert, nháy chuột vào lệnh Table. Khi đó vùng tạo bảng xuất hiện. + B3: Trong vùng tạo bảng, sử dụng thao tác kéo thả chuột để xác định số hàng và số cột của bảng. |
Hoạt động 2: Khám phá các thao tác cơ bản trên bảng – Cách thay đổi kích thước của hàng và cột
a) Mục tiêu: Biết cách thay đổi được kích thước hàng và cột của bảng
b) Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
------------------- Còn tiếp -------------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TIN HỌC 6 CÁNH DIỀU
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Theo em, cách trình bày như thế này đã thực sự hợp lí chưa? Nếu có thể, hãy đưa ra một phương án trình bày khác mà em biết?
BÀI 4. TRÌNH BÀY THÔNG TIN Ở DẠNG BẢNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Tìm hiểu cách chèn bảng và nhập nội dung
HĐ1. Em hãy nêu một ví dụ về một bảng chứa thông tin. Theo em, trình bày thông tin dưới dạng bảng có những lợi ích gì?
Quan sát ví dụ dưới đây và rút ra các thao tác chèn bảng?
- Bảng chứa thông tin: thời khóa biểu, lịch phân công công việc, bảng danh sách lớp,…
- Thông tin trình bày dưới dạng bảng sẽ dễ nhìn, dễ so sánh, có thể tránh dư thừa, trùng lặp thông tin…
Kết luận:
Các bước chèn bảng:
Bước 1. Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn bảng mới
Bước 2: Trong dải lệnh Insert, nháy chuột vào lệnh Table. Khi đó vùng tạo bảng xuất hiện.
Bước 3: Trong vùng tạo bảng, kéo thả chuột để xác định số hàng và số cột của bảng.
BÀI TẬP
Vận dụng các bước vừa chèn bảng để tạo
Bảng chỉ số BMI của nhóm 1 như ở trang 67 sgk
2. Khám phá các thao tác cơ bản trên bảng
------------------- Còn tiếp -------------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 6 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Tin học 6 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao + trắc nghiệm đúng/sai + câu hỏi trả lời ngắn
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1. Đâu không phải là thông tin dạng bảng
A. Bảng thời khóa biểu
B. Bảng danh sách lớp
C. Bảng hiệu cửa hàng ăn
D. Bảng điểm
Câu 2. Có mấy bước thực hiện tạo bảng:
A. 2 bước
B. 3 bước
C. 4 bước
D. 5 bước
Câu 3. Em có thể sử dụng lệnh nào sau đây để tạo bảng?
A. Insert/Table
B. View/Table
C. File/Table
D. Review/Table
Câu 4. Độ rộng của cột và độ cao của hàng sau khi được tạo?
A. Luôn luôn bằng nhau
B. Có thể thay đổi
C. Không thể thay đổi
D. Cả 3 phương án trên đều sai
Câu 5. Khi con trỏ văn bản đang nằm bên trong bảng thì lệnh định dạng văn bản được áp dụng cho?
A. Ô con trỏ văn bản đang nằm
B. Cả bảng
C. Cột con trỏ văn bản đang nằm
D. Dòng con trỏ văn bản đang nằm
Câu 6. Nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng là:
A. Dễ so sánh
B. Dễ in ra giấy
C. Dễ học hỏi
D. Dễ di chuyển
Câu 7. Nội dung của các ô trong bảng có thể chứa:
A. Kí tự (chữ, số, kí hiệu)
B. Hình ảnh
C. Bảng
D. Cả A, B, C
Câu 8. Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là:
A. 10 cột, 10 hàng.
B. 10 cột, 8 hàng.
c. 8 cột, 8 hàng.
D. 8 cột, 10 hàng.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1. Ý nào sau đây chưa đúng:
A. Delete Columns: Xoá cột đã chọn
B. Delete Rows: Xoá hàng đã chọn
C. Split Cells: Thêm ô
D. Merge Cells: Gộp nhiều ô thành một ô
Câu 2. Nút lệnh dưới đây có chức năng:
A. Chèn thêm hàng, cột
B. Điều chỉnh kích thước dòng, cột
C. Căn chỉnh lề, hướng của văn bản trong ô
D. Gộp tách ô, tách bảng
Câu 3. Nhóm lệnh này có chức năng gì?
A. Xóa kích thước bảng
B. Điều chỉnh kích thước bảng
C. Căn chỉnh độ rộng của ô
D. Chèn kích thước của ô
Câu 4. Cách di chuyển con trỏ soạn thảo trong bảng là:
A. Chỉ sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím.
B. Chỉ sử dụng chuột.
C. Sử dụng thanh cuộn ngang, dọc.
D. Có thể sử dụng chuột, phím Tab hoặc các phím mũi tên trên bàn phím.
Câu 5. Muốn xóa bảng, sau khi chọn cả bảng, em nháy chuột phải vào ô bất kì trong bảng rồi chọn lệnh:
A. Delete Rows
B. Delete Table
C. Delete Columns
D. Delete Cells
------------------- Còn tiếp -------------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TIN HỌC 6 CÁNH DIỀU
Bộ đề cả năm Tin học 6 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: .............
TRƯỜNG THCS ............ Chữ kí GT2: .............
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Tin học 6
Họ và tên: ………………………………………..…. Lớp: ……....… Số báo danh: ……………………………...........Phòng KT:………… | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Output là gì?
A. Thông tin ra
B. Thông tin vào
C. Thuật toán
D. Chương trình
Câu 2. “Thuật toán tìm số lớn hơn trong hai số a, b”. Đầu ra là:
A. hai số a, b
B. số lớn hơn
C. số bé hơn
D. số bằng nhau
Câu 3. Điền từ vào chỗ chấm: …… là bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình
A. Phần mềm máy tính
B. Bài toán
C. Chương trình máy tính
D. Một đáp án khác
Câu 4. Câu nào sau đây sai khi nói về vai trò của mũi tên trong sơ đồ khối của thuật toán?
A. Hướng mũi tên cho thấy hướng đi trong sơ đồ khối.
B. Mũi tên được sử dụng để chỉ hướng thực hiện tiếp theo.
C. Mũi tên được sử dụng chỉ để kết nối các hình khối trong sơ đồ khối.
D. Cả A và B đều đúng
Câu 5. Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh là:
A. thỏa mãn hoặc không thỏa mãn
B. đúng hoặc sai
C. một biểu thức so sánh
D. Cả A và B đều đúng
Câu 6. Sơ đồ dưới đây thuộc cấu trúc:
A. Cấu trúc tuần tự
B. Cấu trúc nhánh dạng đủ
C. Cấu trúc nhánh dạng thiếu
D. Một cấu trúc khác
Câu 7. Công việc trong cuộc sống mà việc thực hiện gồm các bước được thực hiện lặp lại nhiều lần:
A. Rửa rau giúp mẹ
B. Thức dậy và đánh răng
C. Đếm số học sinh có điểm 10 môn Toán kiểm tra cuối học kì
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 8. Dữ liệu do biến lưu trữ gọi là:
A. giá trị của biến
B. biến
C. thuật toán
D. đại lượng
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Trình bày các thao tác để nhận được thuật toán tính tổng giá trị hai số a và b?
b. Tính diện tích của một sân vận động có dạng một hình chữ nhật ghép thêm hai nửa hình tròn ở hai chiều rộng; cho biết chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật. Hãy mô tả thuật toán bằng cách liệt kê các bước.
Câu 2. (3,0 điểm)
a. Trình bày cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ và dạng thiếu. Lấy ví dụ.
b. Bạn An đang học cách bắn tên. Bạn chỉ dừng lại cho đến khi bắn trúng được hồng tâm. Hỏi điều kiện để dừng lại là gì? Hãy vẽ sơ đồ khối mô tả thuật toán thực hiện yêu cầu của bạn An.
Câu 3. (1,0 điểm)
Có thể biểu diễn các trạng thái của hệ thống gồm một công tắc và một đèn bằng hai bit. Bằng cách liệt kê các bước hoặc vẽ sơ đồ khối, hãy mô tả thuật toán nhận biết hệ thống hỏng gì từ giá trị của hai bit đó.
BÀI LÀM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2021 – 2022)
MÔN TIN HỌC - LỚP 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án đúng | A | B | C | C | C | B | A | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | a. - Bước 1. Nhập a, b - Bước 2. Tổng <- a + b - Bước 3. Giá trị tổng của a và b b. - Đầu vào: chiều dài a, chiều rộng b. - Đầu ra: S là diện tích sân vận động. - Bước 1. Tính diện tích hình chữ nhật S1 = ab. - Bước 2. Tính diện tích hai hình bán nguyệt ở hai chiều rộng với bán kính r = b/2, S2 = πr2 - Bước 3. Tính S = S1 + S2. |
0,25 0,25 0,25
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
------------------- Còn tiếp -------------------

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án Tin học 6 sách cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 6 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Tin học 6 cánh diều, soạn Tin học 6 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Tin học THCS