Kênh giáo viên » Tin học 6 » Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo với cuộc sống. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn Tin học 6 chân trời sáng tạo của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo

Phần trình bày nội dung giáo án

CHÀO ĐÓN CÁC EM ĐẾN BUỔI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Có ý kiến cho rằng: “Internet mang lại rất nhiều lợi ích và không có bất kì tác hại, rủi ro nào đối với người dùng Internet.” Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

KHỞI ĐỘNG

Lợi ích

Nâng cao hiểu biết.

Kết nối bạn bè.

Kinh doanh, mua sắm.

KHỞI ĐỘNG

Tác hại

Lãng phí thời gian.

Tiếp xúc nhiều thông tin sai lệch.

Ảnh hưởng sức khỏe tinh thần.

KHỞI ĐỘNG

Một số rủi ro khi sử dụng mạng Internet:

Kích vào đường liên kết không rõ nguồn gốc.

Máy tính nhiễm vi rút khi cài đặt phần mềm trò chơi trên mạng.

Quên đăng xuất tài khoản trên thiết bị khác.

CHỦ ĐỀ 4: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

BÀI 9: SỬ DỤNG INTERNET AN TOÀN

NỘI DUNG BÀI HỌC

1

Mặt trái

của internet

2

An toàn thông tin trên Internet

1

MẶT TRÁI CỦA INTERNET

kenhgiaovien

/

  • Bài giảng và giáo án này chỉ có duy nhất trên kenhgiaovien.com
  • Bất cứ nơi nào đăng bán lại đều là đánh cắp bản quyền và hưởng lợi bất chính trên công sức của giáo viên.
  • Vui lòng không tiếp tay cho hành vi xấu.

Zalo: 0386 168 725

THẢO LUẬN NHÓM

Khai thác thông tin mục 1 – Đọc và quan sát, SGK tr.40, 41 và trả lời câu hỏi: Trình bày một số tác hại, nguy cơ của Internet đối với người sử dụng Internet.

Nhóm 1:

Tác hại, nguy cơ nghiện Internet.

Nhóm 2:

Tác hại, nguy cơ phần mềm độc hại.

Nhóm 3:

Tác hại, nguy cơ thông tin cá nhân, tập thể bị lợi dụng.

THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm 4:

Tác hại, nguy cơ xung đột, bạo lực, bắt nạt trên mạng.

Nhóm 5:

Tác hại, nguy cơ nội dung xấu, xuyên tạc.

Nhóm 6:

Tác hại, nguy cơ lừa đảo qua mạng.

Khai thác thông tin mục 1 – Đọc và quan sát, SGK tr.40, 41 và trả lời câu hỏi: Trình bày một số tác hại, nguy cơ của Internet đối với người sử dụng Internet.

Nghiện Internet:

  • Mất thời gian cho việc truy cập web, chơi trò chơi trực tuyến.
  • Gặp các vấn đề về sức khỏe, tâm lí.
  • Ảnh hưởng đến kết quả làm việc, học tập.
  • Nảy sinh trộm cắp, nói dối để có tiền, thời gian dùng Internet.

Phá hoại cân bằng hóa học ở não thanh thiếu niên

Loại bệnh lý thần kinh gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Video: Nghiện Internet và những hệ lụy

Phần mềm độc hại:

  • Tội phạm đánh cắp thông tin, mã hóa dữ liệu trong máy tính, yêu cầu người dùng trả tiền để lấy lại thông tin, dữ liệu.

Phần mềm độc hại xâm nhập ăn cắp thông tin và làm tê liệt hệ thống

Thông tin cá nhân, tập thể bị lợi dụng:

  • Thông tin bị lợi dụng để thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo,…
  • Thương hiệu, thông tin khuyến mại, danh sách khách hàng doanh nghiệp,… bị tội phạm lợi dụng lừa đảo.

Tình trạng đánh cắp, rò rỉ thông tin cá nhân trên môi trường số đang xảy ra ngày càng phổ biến

Video: Rủi ro từ việc lộ thông tin cá nhân

Xung đột, bạo lực, bắt nạt trên mạng:

  • Trao đổi qua mạng dễ bị hiểu nhầm, mâu thuẫn, xung đột.
  • Người trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm giải quyết mâu thuẫn, xung đột dễ bị bế tắc.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí.

Bạo lực mạng với nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau đã và đang vi phạm nghiêm trọng các quyền con người cơ bản

Video: Nỗi sợ mang tên ‘Bạo lực học đường’ trên không gian mạng

Nội dung xấu, xuyên tạc:

  • Người dùng Internet, đặc biệt là giới trẻ dễ bị ảnh hưởng, lôi kéo vào lối sống không lành mạnh, thiếu văn hóa.
  • Vô ý trở thành người vi phạm pháp luật khi truy cập, chia sẻ, cổ xúy nội dung không phù hợp.

Một lượng không nhỏ hình ảnh, video độc hại tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi người sử dụng mạng xã hội

Lừa đảo qua mạng:

  • Tội phạm đánh lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân.
  • Tội phạm sử dụng những thông tin cá nhân của người dùng để làm việc xấu.

Lừa đảo trực tuyến là vấn đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội

Hoạt động Làm (SGK tr.41)

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là SAI?

A. Tội phạm có thể tạo trang web, thư điện tử giả mạo để đánh lừa người dùng Internet.

B. Trên Internet, người dùng có xu hướng dễ dãi đưa ra những phát ngôn thiếu văn hoá, bạo lực.

C. Sử dụng Internet càng nhiều càng tốt.

Hoạt động Làm (SGK tr.41)

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là SAI?

D. Trên Internet có những thông tin xuyên tạc, sai sự thật, cổ xúy cho thói hư, tật xấu, bạo lực.

E. Họ và tên, ngày sinh, ảnh chụp, tài khoản trên mạng của một người là thông tin cá nhân.

G. Thương hiệu, chương trình khuyến mại, lịch công tác, tài khoản trên mạng của một đơn vị là thông tin tập thể.

Hoạt động Làm (SGK tr.41)

Câu 2: Có bạn cho rằng thông tin cá nhân, tập thể chia sẻ trên Internet có thể dễ bị lợi dụng để làm những việc xấu. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Vì sao?

Nhiều cá nhân, tập thể dễ dãi chia sẻ thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội.

Tiếp tay cho tội phạm mạng có cơ hội lợi dụng để thực hiện mục đích xấu.

Hoạt động Làm (SGK tr.41)

Cuộc gọi làm phiền.

Dùng địa chỉ để tiến hành bắt cóc tống tiền.

Lấy cắp danh tính để thanh toán, rút tiền trong tài khoản, vay nợ, lừa đảo tiền người quen,…

Câu hỏi mở rộng

Liên hệ thực tế, tìm hiểu thêm thông tin và trả lời:

Kể một trường hợp cụ thể về tác hại, nguy cơ của Internet đối với người sử dụng Internet.

Bạn Hoài Nam (sinh viên Trường Đại học An Giang) cho rằng, bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ không phù hợp với đạo đức xã hội để bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của 1 cá nhân hay 1 tập thể trên không gian mạng. Từ đó, gây ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý cho cá nhân hay tổ chức bị tấn công. “Tôi có 1 người bạn từng là nạn nhân của bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội.

ĐỌC THÊM:

Trước đây, bạn ấy từng bị 1 tổ chức cho vay nặng lãi chuyển 10 triệu đồng vào tài khoản. Sau đó, họ lên mạng xã hội lấy thông tin và cắt ghép hình ảnh đăng lên nhiều trang mạng xã hội khác nhau, kèm theo các ngôn từ, như: “Nếu không trả tiền sẽ tới đốt nhà...”. Bị áp lực về dư luận, tâm lý bạn ấy hoang mang đến nỗi phải nghỉ học 1 tuần”.

(Nguồn: baoangiang.com.vn)

ĐỌC THÊM:

Tác hại, nguy cơ trên Internet:

• Nghiện Internet ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe, học tập.

• Lây nhiễm phần mềm độc hại dẫn đến mất thông tin, dữ liệu.

• Thông tin cá nhân, tập thể bị thu thập, bị lợi dụng để lừa đảo, bắt nạt, tống tiền.

• Trở thành nạn nhân của xung đột, bạo lực, bắt nạt trên mạng.

• Bị tác động, bị lôi kéo bởi nội dung không lành mạnh, thiếu văn hóa.

• Bị lừa cung cấp thông tin cá nhân dẫn đến bị chiếm đoạt tiền, tài sản.

GHI NHỚ

2

AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN INTERNET

THẢO LUẬN NHÓM

Khai thác thông tin mục 2 - Đọc và quan sát SGK tr.42 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu một số biện pháp phòng tránh tác hại, nguy cơ khi tham gia Internet.

  • Nhóm 1: Biện pháp cảnh giác.
  • Nhóm 2: Biện pháp bảo mật thông tin cá nhân, tập thể.
  • Nhóm 3: Biện pháp tôn trọng, tích cực.
  • Nhóm 4: Biện pháp trách nhiệm.
  • Nhóm 5: Biện pháp nhờ sự giúp đỡ.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN INTERNET

Biện phápCách thực hiện
Cảnh giác 
Bảo mật thông tin cá nhân, tập thể 
Tôn trọng tích cực 
Trách nhiệm 
Nhờ sự giúp đỡ 

Biện pháp: Cảnh giác

  • Không mở thư điện tử lạ; không truy cập hay tải phần mềm, tài liệu từ trang web không tin cậy.
  • Cảnh giác với những thông báo trúng thưởng, mời tham gia câu lạc bộ, chương trình ưu đãi,…
  • Không kết bạn trên mạng với người không quen biết.

Biện pháp: Cảnh giác

Biện pháp: Bảo mật thông tin cá nhân, tập thể

  • Thận trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân, tập thể trên mạng.
  • Không cung cấp thông tin cá nhân, gia đình, tập thể theo yêu cầu trên mạng khi không biết lí do.
  • Sử dụng mật khẩu dễ nhớ nhưng khó đoán.
  • Không sử dụng tính năng lưu mật khẩu khi sử dụng máy tính dùng chung.

Biện pháp: Tôn trọng tích cực

  • Thể hiện sự tôn trọng, khiêm tốn.
  • Lan tỏa suy nghĩ tích cực, cách ứng xử có văn hóa khi tham gia bình luận, trao đổi trên mạng.
  • Sử dụng tiếng Việt có dấu và hạn chế viết tắt, dùng từ lóng để tránh hiểu nhầm.
  • Không truy cập, sử dụng thông tin cá nhân của người khác khi chưa có sự đồng ý của người đó.

Biện pháp: Trách nhiệm

  • Không truy cập, chia sẻ, phát tán trang web, bài viết, tin tức có nội dung xấu, xuyên tạc, nói xấu.
  • Chỉ đưa lên mạng những thông tin chính xác, tin cậy, tích cực.
  • Tự thiết lập, tuân thủ quy định về thời gian cho hoạt động học tập, giải trí, vận động thể chất ngoài trời.
  • Tránh dùng Internet, trò chơi trực tuyến quá mức.

Biện pháp: Nhờ sự giúp đỡ

  • Nhờ người lớn chặn thư rác, cài đặt phần mềm chống virus.
  • Thông báo cho bố mẹ, thầy cô giáo khi bị dụ dỗ, bắt nạt hay bất cứ điều gì trên mạng làm em băn khoăn, lo lắng.

Câu hỏi mở rộng

Làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

Theo em, trong các biện pháp trên,

biện pháp nào quan trọng nhất? Vì sao?

Cảnh giác, chủ động phòng tránh các nguy cơ ngay từ đầu.

Video: Những điều bắt buộc phải nhớ để bảo mật thông tin cá nhân

Câu 1: Việc nào dưới đây giúp hoặc không giúp bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân của em?

a) Nhờ người lớn cài đặt phần mềm phòng chống virus trên máy tính em sử dụng.

b) Đồng ý để trình duyệt lưu mật khẩu truy cập hộp thư điện tử khi em sử dụng máy tính ở phòng thực hành tin học của nhà trường.

c) Đặt mật khẩu có độ dài ít nhất là 8 kí tự, có chữ viết hoa, chữ số và kí tự đặc biệt.

d) Cung cấp họ và tên, ngày sinh, địa chỉ nhà ở, ảnh chụp của em khi được yêu cầu.

HOẠT ĐỘNG LÀM (SGK TR.42, 43)

Câu 2: Việc nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm? Tại sao?

a) Quan sát kĩ địa chỉ gửi, tiêu đề thư điện tử nhận được, nếu thấy đáng ngờ thì xóa ngay hoặc báo cho bố mẹ.

b) Chia sẻ với người lớn mà em tin tưởng khi gặp những vấn đề trên mạng làm em lo lắng, sợ hãi.

c) Hùa theo số đông khi tham gia bình luận, trao đổi trên mạng.

d) Lấy trộm mật khẩu của bạn khác bằng cách quan sát bạn nhập mật khẩu.

e) Chia sẻ liên kết đến trang web có nội dung không phù hợp với lứa tuổi của em.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Chia sẻ bài viết, liên kết đến trang web có nội dung xấu là hành vi thiếu văn hóa, trái đạo đức, vi phạm pháp luật.

B. Sử dụng thông tin tập thể, thông tin cá nhân của người khác với mục đích xấu là vi phạm pháp luật.

C. Do không phải là chất gây nghiện nên người dùng sẽ không bị nghiện Internet.

D. Tránh chia sẻ thông tin, đưa ra những bình luận trên mạng gây tổn thương người khác.

 

THNên/Không nênGiải thích
a)  
b)  

TRẢ LỜI CÂU 1:

Cài đặt phần mềm phòng chống virus trên máy tính giúp tránh việc các file thông tin đã lưu trong máy bị mất; loại bỏ những tính năng đáng nghi (ăn cắp thông tin cá nhân) và các phần mềm quảng cáo;…

Để trình duyệt lưu mật khẩu truy cập hộp thư điện tử khi sử dụng máy tính ở trường có thể tạo điều kiện cho người khác dùng tài khoản của mình để gửi nội dung không hay hoặc lừa đảo người khác.

 

THNên/Không nênGiải thích
c)  
d)  

Đặt mật khẩu có độ dài ít nhất là 8 kí tự, có chữ viết hoa, chữ số và kí tự đặc biệt giúp bảo vệ dữ liệu cho người dùng máy tính, là phòng tuyến đầu tiên chống lại hành vi truy nhập trái phép vào các tài khoản, thiết bị và tệp trực tuyến.

Chỉ cung cấp thông tin và ảnh chụp của bản thân khi được yêu cầu, thông báo với người thân và xác nhận chính xác danh tính người yêu cầu.

 

THNên/Không nênGiải thích
a)  
b)  

TRẢ LỜI CÂU 2:

Khi nhận được thư điện tử lạ, nếu nghi ngờ, không nên mở, không truy cập hay tải phần mềm, tài liệu. Nên xóa ngay hoặc báo cho bố mẹ, tránh rơi vào trường hợp bị lừa đảo, đe dọa,…

Cần chia sẻ với người lớn khi gặp những vấn đề trên mạng để có được lời khuyên đúng đắn, giải tỏa được căng thẳng, lo lắng, sợ hãi.

 

THNên/Không nênGiải thích
c)  
d)  
e)  

Hùa theo số đông khi tham gia bình luận, trao đổi trên mạng tạo ra tâm lý lệch lạc, đánh mất khả năng tự nhận thức đúng sai.

Lấy trộm mật khẩu là hành vi xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân cần lên án, không học theo.

Chia sẻ liên kết đến trang web nội dung không phù hợp với lứa tuổi sẽ tiếp xúc với thông tin độc hại, thậm chí bị đe dọa, lừa đảo. Tuyệt đối không chia sẻ liên kết và báo cho bố mẹ nếu thấy nghi ngờ.

TRẢ LỜI CÂU 3:

Phát biểu nào dưới đây là SAI?

A. Chia sẻ bài viết, liên kết đến trang web có nội dung xấu là hành vi thiếu văn hóa, trái đạo đức, vi phạm pháp luật.

B. Sử dụng thông tin tập thể, thông tin cá nhân của người khác với mục đích xấu là vi phạm pháp luật.

C. Do không phải là chất gây nghiện nên người dùng sẽ không bị nghiện Internet.

D. Tránh chia sẻ thông tin, đưa ra những bình luận trên mạng gây tổn thương người khác.

Quy tắc an toàn khi sử dụng Internet:

Thông tin phải giữ AN TOÀN.

Chớ nên GẶP GỠ bạn vừa mới quen.

Không CHẤP NHẬN, chớ có quên.

Tăng độ TIN CẬY, điều nên giữ gìn.

NÓI RA với người bạn tin.

Năm QUY TẮC đó nên in vào lòng.

An toàn thông tin trên Internet:

• Cảnh giác với thư điện tử lạ, thông báo trúng thưởng, ưu đãi trên mạng.

• Không cung cấp thông tin cá nhân, tập thể khi không rõ lí do.

• Tôn trọng, khiêm tốn và lan tỏa suy nghĩ tích cực khi tham gia bình luận.

• Chỉ chia sẻ, đăng tải nội dung chính xác, tin cậy và tích cực.

• Nhờ người lớn giúp đỡ khi em bị dụ dỗ, đe dọa, bắt nạt.

GHI NHỚ

LUYỆN TẬP

(Nhiệm vụ 1. Câu hỏi trắc nghiệm)

Câu 1. Đâu không phải là lý do giải thích tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, tập thể trên Internet?

A. Kẻ xấu có thể sử dụng thông tin đánh cắp được để đe dọa, tống tiền, lừa đảo.

B. Tội phạm có thể sử dụng thông tin cá nhân, tập thể để chiếm đoạt tài khoản trên mạng và sử dụng vào mục đích xấu.

C. Cá nhân, tập thể có thể bị mạo danh khi thông tin của họ bị kẻ gian lợi dụng.

D. Pháp luật cho phép mọi người có quyền tự ý sử dụng thông tin tập thể, thông tin cá nhân của người khác để làm bất kì điều gì.

Câu 2. Đâu không phải cách giúp em chia sẻ thông tin của bản thân, tập thể an toàn, hợp pháp?

A. Xác định rõ đối tượng, mục đích trước khi chia sẻ thông tin cá nhân, tập thể.

B. Không chia sẻ thông tin cá nhân ngoài mục đích, đối tượng cần chia sẻ.

C. Công khai thông tin cá nhân, tập thể trên Internet.

D. Chia sẻ thông tin cá nhân, tập thể khi được phép.

Câu 3. Việc làm nào dưới đây được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên Internet?

A. Mở thư điện tử do người lạ gửi.

B. Tải các phần mềm miễn phí trên Internet không có bản quyền.

C. Liên tục vào các trang xã hội để cập nhật thông tin.

D. Vào trang web tìm kiếm để tìm tư liệu làm bài tập về nhà.

Câu 4. Tìm phương án sai:

Khi dùng Internet có thể:

A. Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh.

B. Máy tính bị nhiễm virus hoặc mã độc.

C. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng.

D. Bị lừa đảo hoặc lợi dụng.

Câu 5. Lời khuyên nào sai khi muốn bảo vệ máy tính của mình?

A. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết.

B. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử.

C. Không cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.

D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.

Câu 6. Việc làm nào dưới đây có thể khiến em gặp nguy cơ bị hại?

A. Mở liên kết được cung cấp trong thư điện tử biết rõ nguồn gốc.

B. Tải phần mềm, tệp miễn phí, không rõ nguồn gốc.

C. Báo cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo biết khi có kẻ dọa mình trên mạng.

D. Định kì thay đổi mật khẩu của tài khoản cá nhân trên mạng xã hội và thư điện tử.

LUYỆN TẬP

(Nhiệm vụ 2. Luyện tập SGK tr.44)

Quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi sau:

Hình 1. Nhận diện thư điện tử quảng cáo, lừa đảo

a) Theo em, những thư điện tử nào có thể là thư quảng cáo, thư có nội dung không phù hợp với lứa tuổi của em, thư lừa đảo?

Nhóm chẵn

b) Đối với các thư điện tử quảng cáo, lừa đảo ở trên, phương án xử lí nào dưới đây là không phù hợp?

A. Mở thư.

B. Xóa thư.

C. Báo cáo thư rác (Spam).

D. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo xử lí giúp.

Nhóm lẻ

Giả sử khi truy cập Internet, em gặp tình huống như ở Hình 2. Em sẽ chọn phương án xử lí nào dưới đây?

A. Thực hiện theo hướng dẫn.

B. Đóng cửa sổ trình duyệt.

C. Nhờ người thân giúp thực hiện theo hướng dẫn.

Hình 2. Minh họa tình huống có thể gặp trên Internet

TRẢ LỜI:

Hình 1. Nhận diện thư điện tử quảng cáo, lừa đảo

Nhóm chẵn

Những thư điện tử có thể là thư quảng cáo, thư có nội dung không phù hợp với lứa tuổi, thư lừa đảo:

TRẢ LỜI:

Nhóm chẵn

b) Đối với các thư điện tử quảng cáo, lừa đảo ở trên, phương án xử lí nào dưới đây là không phù hợp?

A. Mở thư.

B. Xóa thư.

C. Báo cáo thư rác (Spam).

D. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo xử lí giúp.

A. Mở thư.

TRẢ LỜI:

Nhóm lẻ

Giả sử khi truy cập Internet, em gặp tình huống như ở Hình 2. Em sẽ chọn phương án xử lí nào dưới đây?

A. Thực hiện theo hướng dẫn.

B. Đóng cửa sổ trình duyệt.

C. Nhờ người thân giúp thực hiện theo hướng dẫn.

Hình 2. Minh họa tình huống có thể gặp trên Internet

VẬN DỤNG

Trao đổi với bạn về trường hợp bị đe dọa, bắt nạt, lừa đảo qua mạng mà em biết hoặc nghe kể lại. Cho biết cách xử lí của em nếu gặp tình huống tương tự.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học:
  • Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.
  • Làm bài tập SBT.
  • Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 10: Định dạng và in văn bản.

CẢM ƠN CẢ LỚP ĐÃ LẮNG NGHE!

Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint tin học 6 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint tin 6 chân trời sáng tạo, GA trình chiếu tin 6 chân trời sáng tạo, GA điện tử tin 6 CTST

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay