Giáo án PowerPoint Toán 6 Cánh diều Chương II Bài 2: Tập hợp các số nguyên (3 tiết)

Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách Cánh diều. Giáo án Chương II Bài 2: Tập hợp các số nguyên (3 tiết). Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 Cánh diều Chương II Bài 2: Tập hợp các số nguyên (3 tiết)


KHỞI ĐỘNG

Ngày

28/1

29/1

30/1

31/1

1/2

2/2

3/2

Nhiệt độ

1oC

1oC

-2oC

0oC

0oC

-3oC

-2oC

 Bảng thống kê nhiệt độ cao nhất của thành phố Mosca (Matxcova) trong các ngày từ 28/1/2021 – 3/2/2021

- Viết tập hợp các số chỉ nhiệt độ trong bảng thống kê nhiệt độ.

A = { 1; -2; 0; -3}

- Tập hợp đó gồm các loại số nào?

+ Số nguyên âm: -2; -3.

+ Số tự nhiên: 0; 1.

BÀI 2: TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN (3 TIẾT)

NỘI DUNG

Tiết 1

  1. Tập hợp các số nguyên
  2. Biểu diễn số nguyên trên trục số

Tiết 2

III. Số đối của một số nguyên

  1. Số đối của một số nguyên

Tiết 3

Luyện tập

  1. Tập hợp các số nguyên

Bản tin dự báo thời tiết dưới đây cho biết nhiệt độ thấp nhất ở thành phố Niu Y-óoc (New York) trong các ngày từ 06/01/2020 (Thứ Hai) đến 12/01.2020 (Chủ nhật):

  1. a) Viết tập hợp các số chỉ nhiệt độ trong bản tin dự báo thời tiết ở trên.

A = { 0; 2; -2; -5;  1; 11; 6}

  1. b) Tập hợp đó gồm các loại số nào?

+ Số nguyên âm: -2; -5.

+ Số tự nhiên: 0; 2; 1; 11; 6

- Số tự nhiên khác 0 còn được gọi là số nguyên dương.

- Các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương tạo thành tập hợp các số nguyên.

- Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là .

Chú ý:

- Số 0 không phải là số nguyên âm, cũng không phải là số nguyên dương.

- Các số nguyên dương 1, 2, 3,… đều mang dấu “+” nên còn được viết là +1, +2, +3,…

  1. Biểu diễn số nguyên trên trục số
  2. a) Trục số nằm ngang

Ta có thể biểu diên số nguyên trên trục số.

Số 0 không phải số nguyên dương, cũng không là số nguyên âm

=> Điểm gốc của trục số.

Đơn vị đo độ dài trên trục số là độ dài đoạn thẳng nối điểm 0 với điểm 1

Chiều dương hướng từ trái sang phải (được đánh dấu bằng mũi tên)

  1. b) Trục số thẳng đứng

Chiều dương hướng từ dưới lên trên (được đánh dấu bằng mũi tên).

Đơn vị đo độ dài trên trục số là độ dài đoạn thẳng nối điểm 0 với điểm 1

Điểm gốc của trục số là điểm 0 (biểu diễn số 0)

  1. a) Quan sát những điểm biểu diễn các số nguyên -5, -4, -2, 3, 5 trên trục số nằm ngang rồi nêu nhận xét vị trí của những điểm đó so với điểm gốc 0.

- Điểm -5 nằm bên trái điểm gốc 0, cách điểm gốc 5 khoảng.

- Điểm -4 nằm bên trái điểm gốc 0, cách điểm gốc 4 khoảng.

- Điểm -2 nằm bên trái điểm gốc 0, cách điểm gốc 2 khoảng.

- Điểm 3 nằm bên phải điểm gốc 0, cách điểm gốc 3 khoảng.

- Điểm 5 nằm bên phải điểm gốc 0, cách điểm gốc 5 khoảng.

  1. b) Nêu số đo nhiệt độ được chỉ trong mỗi nhiệt kế và biễu diễn các số đó trên trục số thẳng đứng ở Hình 4

- Trên trục số nằm ngang, điểm biểu diễn số nguyên âm nằm bên trái điểm 0, điểm biểu diễn số nguyên dương nằm bên phải điểm 0.

- Trên trục số thẳng đứng, điểm biểu diễn số nguyên âm nằm phía dưới điểm 0, điểm biểu diễn số nguyên dương nằm phía trên điểm 0.

Luyện tập 2:  Biểu diễn các số  -7; -6; -4; 0; 2; 4 trên một trục số.

Chú ý: Khi nói “ trục số” mà không giải thích gì thêm, ta hiểu là nói về trục số nằm ngang

Quan sát trục số và trả lời câu hỏi :

  1. a) Điểm biễu diễn số 4 cách điểm gốc 0 bao nhiêu đơn vị?

- Điểm 4 cách điểm gốc 0: 4 đơn vị

  1. b) Điểm biễu diễn số -4 cách gốc 0 bao nhiêu đơn vị?

- Điểm -4 cách điểm gốc 0: 4 đơn vị

  1. c) Có nhận xét gì về khoảng cách từ điểm biễu diễn các số -4 và 4 đến điểm gốc 0?

Khoảng cách từ điểm biểu diễn số 4 và - 4 đến điểm gốc 0 bằng nhau.

- Trên trục số, hai số nguyên (phân biệt) có điểm biểu diễn nằm về hai phía của gốc 0 và cách đều gốc 0 được gọi là hai số đối nhau.

- Số đối của 0 là 0.

Nhận xét

  • -4 và 4 là hai số đối nhau.
  • -4 là số đối của 4 và 4 là số đối của -4.

Luyện tập 3:  Cho ví dụ về hai số nguyên đối nhau và hai số nguyên không đối nhau.

Tổ 1 và Tổ 3

- 6 ví dụ về hai số nguyên đối nhau.

Tổ 2 và Tổ 4

- 6 ví dụ về hai số nguyên không đối nhau.

  1. So sánh các số nguyên
  2. So sánh hai số nguyên
  3. a) Quan sát hai điiểm -3 và 2 trên trục số nằm ngang và cho biết điểm -3 nằm bên trái hay bên phải điểm 2.

- Điểm -3 nằm bên trái điểm 2.

  1. b) Quan sát hai điểm -2 và 1 trên trục số thẳng đứng và cho biết điểm -2 nằm phía dưới hay phía trên điểm 1.

- Điểm -2 nằm phía dưới điểm 1.

- Trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái diểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.

- Trên trục số thẳng đứng, nếu điểm a nằm phía dưới điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.

- Nếu a nhỏ  hơn b thì ta viết a < b hoặc b > a.

Lưu ý:

- Số nguyên dương luôn lớn hơn 0.Số nguyên âm luôn nhỏ hơn 0.

-  Nếu a < b và b < c thì a < c.

Luyện tập 4:  Viết các số sau theo thứ tự tăng dần:

-6; -12; 40; 0; -18.

Thứ tự tăng dần của các số là: - 18 ; - 12 ; - 6 ; 0 ; 40.

  1. Cách so sánh hai số nguyên
  2. So sánh hai số nguyên khác dấu

Biểu diễn các số: -6 và 4 trên trục số.

Từ đó hãy so sánh : -6 và 4

Có: -6 nằm bên trái điểm 0 => -6 < 0

0 nằm bên trái điểm 4 => 0 < 4

Số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương.

  1. So sánh hai số nguyên cùng dấu

So sánh: -244 và -25

Để so sánh hai số nguyên âm -244 và -25, ta làm như sau:

Bước 1: Bỏ dấu “-” trước cả hai số âm -244 và -25

Bước 2: So sánh hai số nguyên dương trên: Số nguyên dương nào nhỏ hơn thì số nguyên âm ban đầu sẽ lớn hơn.

Luyện tập 5:  Viết các số sau theo thứ tự giảm dần:

-154; -618;-219; 58

Thứ tự giảm dần của các số là: 58; - 154 ; - 219 ; -618.

LUYỆN TẬP

  1. Biểu diễn các số -7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2 vào các vạch tương ứng trên trục số sau:

TRÒ CHƠI: Viết số nguyên biểu thị tàu ngầm chạy  dưới mực nước biển 100m so với mực nước biển.

-100

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ghi nhớ kiến thức trong bài
  • Hoàn thành các bài tập còn lại SGK + làm them SBT
  • Đọc và chuẩn bị trước bài mới: “Phép cộng số nguyên

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Toán 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay