Giáo án PowerPoint Toán 6 Cánh diều Chương V Bài 7: Phép nhân, phép chia số thập phân (2 tiết)

Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách Cánh diều. Giáo án Chương V Bài 7: Phép nhân, phép chia số thập phân (2 tiết). Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 Cánh diều Chương V Bài 7: Phép nhân, phép chia số thập phân (2 tiết)


Độ dài đường chéo của màn hình tivi là bao nhiêu mét?

Inch (đọc là in-sơ, kí hiệu là in) là tên của một đơn vị đo độ dài: 1 in = 2,54 cm. Một chiếc ti vi màn hình phẳng có độ dài đường chéo là 52 in.

BÀI 7: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA SỐ THẬP PHÂN (2 TIẾT)

NỘI DUNG BÀI HỌC

  • Phép nhân số thập phân
  • Phép chia số thập phân
  1. Phép nhân số thập phân
  2. Nhân hai số thập phân

Đặt tính để tính tích 5,285 . 7,21

Như vậy để nhân hai số thập phân dương, ta làm như sau:

Bước 1. Viết thừa số này ở dưới thừa số kia như đối với phép nhân các số tự nhiên

Bước 2. Thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên

Bước 3. Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái, ta nhận được tích cần tìm.

Làm ví dụ sau để hình dung lại quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu:

Tính:  (-5) . (-18)       27 . (-12)

(-5) . (-18) = 5 . 18 = 90

17 . (-12) = - (27 . 12) = - 324

Nêu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu; khác dấu.

Quy tắc nhân hai số thập phân (cùng dấu hoặc khác dấu) được thực hiện giống như quy tắc nhân hai số nguyên.

  • Tích của hai số thập phân cùng dấu luôn là số dương;
  • Tích của hai số thập phân khác dấu luôn là một số âm;
  • Khi nhân hai số thập phân âm, ta nhân hai số đối của chúng;
  • Khi nhân hai số thập phân khác dấu, ta chỉ thực hiện phép nhân giữa số dương với số đối của số âm rồi thêm dấu “-” trước kết quả nhận được.

Luyện tập 1: Tính tích

  1. 8,15 . (- 4,26)
  2. 19,427 . 1,8 = 34,9686

Giải:

  1. a) 8,15 . (- 4,26) = - (8,15 . 4,26) = - 34,719
  2. b) 19,427 . 1,8 = 34,9686
  3. Tính chất của phép nhân số thập phân

Hãy nêu các tính chất của phép nhân số nguyên

Trả lời:

Giống như phép nhân số nguyên, phép nhân số thập phân cũng có các tính chất: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng và phép trừ.

Luyện tập 2: Tính một cách hợp lí

  1. 0,25. 12
  2. 0,125 . 14 . 36

Giải

  1. a) 0,25. 12 = 0,25 . 4 . 3 = 1 . 3 = 3
  2. b) 0,125 . 14 . 36 = 0,125 . 2 . 7 . 4 . 9

= (0,125 . 2 . 4) . (7 . 9) = 1 . 63 = 63

  1. Phép chia số thập phân

Đặt tính để tính thương: 247,68 : 144.

Như vậy, để phân chia hai số thập phân dương, ta làm như sau:

Bước 1. Số chia có bao nhiêu chữ số sau dấu “,” thì ta chuyển dấu “,” ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số (nếu số bị chia không đủ vị trí để chuyển dấu thì ta điền thêm những chữ số 0 vào bên phải của số đó)

Bước 2. Bỏ đi dấu ở số chia, ta nhận được số nguyên dương

Bước 3. Đem số nhận được ở Bước 1 chia cho số nguyên dương nhận được ở Bước 2, ta có thương cần tìm.

Làm ví dụ sau để hình dung lại quy tắc chia hai số nguyên cùng dấu, khác dấu trong trường hợp chia hết:

Tính:  (-435) : (-5)                  72 : (-12)

Giải

(- 435) : (-5) = 435 : 5 = 87

72 : (-12) = - (72 : 12) = - 6

KẾT LUẬN

Quy tắc chia hai số thập phân (cùng dấu hoặc khác dấu) được thực hiện giống như quy tắc chia hai số nguyên.

Thương của hai số thập phân cùng dấu luôn là số dương

Khi chia hai số thập phân âm, ta chia hai số đối của chúng

Thương của hai số thập phân khác dấu luôn là một số âm

Khi chia hai số thập phân khác dấu, ta chỉ thực hiện phép chia giữa số dương với số đối của số âm rồi thêm dấu “-” trước kết quả nhận được.

Luyện tập 3: Tính thương

  1. (- 17,01) : ( 12,15)
  2. (- 15,175) : 12,17

LUYỆN TẬP

Bài 1 (SGK – tr55): Tính

  1. 200 . 0,8
  2. b) (- 0,5) . (- 0,7)
  3. c) (- 0,8) . 0,006
  4. d) (- 0,4) . (- 0,5) . (- 0,2)

Giải

  1. a) 200 . 0,8 = 200 . 0,2 . 4 = 40 . 4 = 160
  2. b) (- 0,5) . (- 0,7) = 0,5 . 0,7 = 0,35
  3. c) (- 0,8) . 0,006 = 0,1 . (-8) . 6 . (0,001)

    = (0,1 . 0.001) . (- 8) . 6 = 0,001 . (- 48) = - 0,0048

  1. d) (- 0,4) . (- 0,5) . (- 0,2) = (- 0,4) . (0,5 . 0, 2)

    =  (- 0,4) . 0,1 = - 0,04

Bài 3 (SGK - tr55): Tính

  1. 46,827 : 90
  2. (- 72,39) : (- 19)
  3. (- 882) : 3,6
  4. d) 10,88 : (- 0,17)

Bài 6 (SGK - tr56): Một thửa ruộng dạng hình chữ nhật có chiều dài, chiều rộng 78m. Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó, cứ 1 ha thu hoạch được 71,5 tạ thóc. Cả thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?

Giải:

Diện tích thửa ruộng là: 110 . 78 = 8580 (m2)

Ta có 8580 m= 8580 . 0,0001 = 0,858 ha

Cả thửa ruộng đó thu hoạch được số thóc là: 

0,858 . 71,5 = 61,347 (tạ)

Bài 7 (SGK - tr56): Bác Hà có hai tấm kính hình chữ nhật. Chiều rộng của mỗi tấm kính bằng  chiều dài của nó và chiều dài của tấm kính nhỏ đúng bằng chiều rộng của tấm kính lớn. Bác ghép hai tấm kính sát vào nhau và đặt nó lên mặt bàn có diện tích 0,9 m2 thì vừa khít. Tính diện tích của mỗi tấm kính.

Giải:

Gọi chiều rộng và chiều dài của tấm kính lớn lần lượt là a và b

Chiều rộng và chiều dài của tấm kính nhỏ lần lượt là c và d

Ta có: a = b => b = 2a => Diện tích tấm kính lớn bằng: a . 2a

          c =  a (do a = d) => Diện tích tấm kính nhỏ bằng: a .  a

Theo đề bài ta có: a . 2a + a .  a = 0,9

                              2a2 +  a2 = 0,9

                          a = 0,6 (m) => d = a = 0,6 (m); b =2a = 2. 0,6 =1,2 (m)

                          c =  a =  .0,6 = 0,3 (m)

VẬN DỤNG

Em hãy hoàn thành các bài tập sau:

Bài 1: Tính diện tích hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 3,12 m và 6,4 m.

Bài 2: Một thửa ruộng có dạng hình chữ nhật có chiều dài 98 m, chiều rộng 75 m. Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó, cứ 1 ha thu hoạch được 68,5 tạ thóc. Cả thửa ruộng đó thu hoạch dược bao nhiêu tạ thóc?

Giải

Bài 1: Diện tích hình thoi là: 3,12 . 6, 4 = 19,968 (m2)

Bài 2:

Diện tích thửa ruộng là: 98 . 75 = 7 350 (m2)

Ta có 7 350 m= 7 350 . 0,0001 = 0,735 ha

Cả thửa ruộng đó thu ahoạch được số thóc là: 

0,735 . 68,5 = 50,3475 (tạ)

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học trong bài
  • Hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong SBT
  • Chuẩn bị bài mới “Ước lượng và làm tròn số”.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Toán 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay