Đáp án tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức Bài 21: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn
File đáp án Tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức Bài 21: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 21. CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CƠ QUAN TUẦN HOÀNMỞ ĐẦU
Câu hỏi: Em đã bao giờ bị tức ngực, tim đập nhanh chưa? Em bị như vậy khi nào?
Trả lời:
Em đã từng bị tức ngực, tim đập nhanh. Em bị như vậy khi vận động quá mạnh, mất sức như chạy,…
KHÁM PHÁ
Câu 1: Quan sát hình 1 và cho biết tên một số thức ăn, đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan tuần hoàn trong hình sau:
Trả lời:
Một số thức ăn, đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan tuần hoàn:
- Những thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tuần hoàn: dầu ăn, lạc, cà rốt, dưa hấu, thịt bò, bông cải trắng, bắp cải, sữa, đậu Hà Lan, trứng, cá, nước lọc, cam, phô mai...
- Những thức ăn, đô uống không có lợi cho cơ quan tuần hoàn: rượu, bia, nước ngọt, khoai tây chiên, gà quay, đường,...
Câu 2: Kể thêm một số thức ăn, đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan tuần hoàn.
Trả lời:
Kể tên:
- Những thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tuần hoàn: quả lựu, hành tây, tỏi, quế, củ cải, rau xanh, nghệ, cam, quýt, bưởi, cà chua, gừng, dâu,
- Những thức ăn, đô uống không có lợi cho cơ quan tuần hoàn: rượu, bia, nước ngọt, đồ chiên rán,...
Câu 3: Quan sát các hình dưới đây và trả lời câu hỏi: Việc nào cần làm, việc nào cần tránh để bảo vệ cơ quan tuần hoàn?
Trả lời:
- Những việc cần làm để bảo vệ cơ quan tiêu hóa: tập thể dục và vận động thường xuyên (hình 2), đá bóng (hình 3), luôn vui vẻ (hình 4), đi khám bác sĩ thường xuyên (hình 6).
- Những việc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa: đi giày quá chật (hình 5), vận động khi bị mệt (hình 7), ăn mặn (hình 8).
Câu 4: Hãy kể tên một số việc cần làm và việc cần tránh để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
Trả lời:
- Những việc cần làm để bảo vệ cơ quan tiêu hóa: chơi thể thao vừa sức, tắm gội thường xuyên, ăn uống đúng cách, sống vui vẻ,...
- Những việc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa: vận động quá sức, ngồi lâu, thức khuya, luôn lo lắng, căng thẳng,...
THỰC HÀNH
Câu 1: Cùng thảo luận về những việc cần làm, cần tránh để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn theo gợi ý sau:
Trả lời:
Việc cần làm | Việc cần tránh |
Tập thể dục | Chạy nhảy quá mạnh |
Tắm gội thường xuyên | Ngồi lâu |
Chơi thể thao đều đặn | Sử dụng các chất kích thích |
Câu 2: Chia sẻ với các bạn lí do vì sao cần làm hay cần tránh.
Trả lời:
Chia sẻ lí do:
- Mình nên tắm gội thường xuyên để giải tỏa căng thẳng, lo âu, bực bội. Tắm gội thường xuyên giúp thư giãn và giúp máu tuần hoàn tốt hơn, giảm trầm cảm và các vấn đề về giấc ngủ.
- Mình nên chơi thể thao thường xuyên vì có thể làm tăng tính đàn hồi của máu, mạch máu sẽ co giãn tốt hơn.
- Mình không nên ngồi lâu vì khi ngồi lâu cơ bắp đốt cháy ít chất béo và máu tuần hoàn chậm hơn. Điều này sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim như tắc nghẽn tim và có thể dẫn đến đột quỵ.
Câu 3: Nêu những việc bạn đã làm ở nhà, ở trường để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
Trả lời:
Những việc em đã làm ở nhà, ở trường để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn:
- Tập thể dục thường xuyên.
- Chơi thể thao đều đặn.
- Tắm gội thường xuyên.
- Luôn vui vẻ, lạc quan.
- Ăn nhiều thực phẩm tốt cho tim.
VẬN DỤNG
Câu 1: Cùng thảo luận và cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta:
- Vận động quá sức.
- Ăn quá nhiều muối, đồ chiên rán.
Trả lời:
Vận động quá sức sẽ dẫn đến nhịp tim bất thường, gia tăng nguy cơ đột quỵ do trụy tim.
Ăn quá nhiều muối, đồ chiên rán sẽ khiến chúng ta phải uống nhiều nước, làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và khiến tim làm việc nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài làm tâm thất trái to lên, dẫn đến hiện tượng suy tim. Ngoài ra, ăn quá nhiều muối còn dẫn đến tăng huyết áp và có nguy cơ đột quỵ.
Câu 2: Chia sẻ với người thân những việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
Trả lời:
Những việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn:
- Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lí.
- Vận động và chơi thể thao vừa sức.
- Tắm gội thường xuyên.
- Không sử dụng các chất kích thích.
- Không lo lắng, căng thẳng, bực bội.
=> Giáo án TNXH 3 kết nối bài 21: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn