Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức

Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Tự nhiên và xã hội 3 Kết nối tri thức 

PHẦN 1:  SOẠN GIÁO ÁN WORD TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 KẾT NỐI TRI THỨC 

CHỦ ĐỀ 1. GIA ĐÌNH

BÀI 1. HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH (3 TiẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại

  • Viết cách xưng hô hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ trong gia đình họ nội, họ ngoại

  • Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ

2. Năng lực

  • Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.

  • Năng lực tự nhiên xã hội: 

  • Năng lực nhận thức tự nhiên xã hội: Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thộc họ nội, họ ngoại. Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại

  • Năng lực sử dụng tự nhiên xã hội: Vẽ được thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc thời gian quan trọng đối với gia đình

3. Phẩm chất

  • Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.

  •  Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGV Tự nhiên xã hội 3, SGK Tự nhiên xã hội 3. 

  • Sơ đồ các thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại của Hoa (trang 8) trong SGK phóng to (nếu có)

  • Đường thời gian (hoạt động 3, trang 10) trong SGK phóng to (nếu có)

b. Đối với học sinh

  • SGK Tự nhiên xã hội 3.

  • Ảnh các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, họ hàng bên ngoại (nếu có).

  • Bút màu, giấy trắng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

-  GV chiếu cho HS xem video về các thành viên trong gia đình: https://www.youtube.com/watch?v=UEAMz4VonNE

- GV đặt câu hỏi cho HS: Nói về một người họ hàng mà em yêu quý. Em đã làm gì để thể hiện tình cảm với người đó?

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong số chúng ta, ai cũng có những người họ hàng mà mình gắn bó và yêu quý nhất. Vì vậy, chủ đề về Gia đình là một nội dung vô cùng thú vị và hấp dẫn. Bài học đầu tiên trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và ghi nhớ được những ngày kỉ niệm đặc biệt của gia đình. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình 

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định gia đình họ hàng nội, ngoại

a. Mục tiêu: HS nêu được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. 

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1, 2, 3, 4 SGK tr.8, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Quan sát các hình về họ hàng của Hoa và cho biết

+ Những người nào là họ hàng bên nội?

+ Những người nào là họ hàng bên ngoại?

A person and person sitting on a couch looking at a piece of paper

Description automatically generatedA cartoon of a person and person sitting at a table

Description automatically generated

A cartoon of a family walking on a path

Description automatically generatedA cartoon of two people sitting on a yellow couch

Description automatically generated

- GV mời 3-4 HS lên bảng, chỉ hình và trả lời câu hỏi.  

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá. 

- GV kết luận: Họ hàng là những người có mối quan hệ dựa trên huyết thống. Những người có mối quan hệ huyết thống với bố là họ hàng bên nội, với mẹ là họ hàng bên ngoại. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với bố là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với mẹ là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại.   

 

Hoạt động 2: Xưng hô với những người trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại

a. Mục tiêu: HS biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 5, 6 SGK tr.7 và đặt câu hỏi cho HS thảo luận: Em hãy nêu cách xưng hô của Hoa với một số thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại.

Cartoon a cartoon of a child and child talking

Description automatically generatedA cartoon of a family

Description automatically generated

- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời câu hỏi. 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá. 

- GV kết luận:

+ Họ hàng nội, ngoại bao gồm ông bà, anh chị em ruột của bố hoặc mẹ và con ruột của họ.

+ Ở mỗi vùng miền có cách xưng hô khác nhau đối với những thành viên trong họ hàng

 

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: HS nói được cách xưng hô của Hoa với các thành viên họ hàng bên nội và bên ngoại theo sơ đồ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu từng nhóm HS làm việc theo nhóm, quan sát Hình 7 trong SGK tr.8, thảo luận và trả lời các hỏi sau:

+ Các thành viên trong gia đình họ hàng bên nội, bên ngoại của Hoa theo sơ đồ bao gồm những ai?

+ Nói cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình họ hàng bên nội và bên ngoại trong đồ đó.

A family tree diagram with cartoon characters

Description automatically generated

- GV gọi một số nhóm đại diện trình bày trước lớp, yêu cầu các nhóm khác bổ sung và GV chỉnh sửa.

- GV nhận xét, đánh giá

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét và tóm tắt lại những kiến thức trọng tâm bài học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. 

 

 

 

 

- HS quan sát và lắng nghe

 

 

 

- HS trao đổi và chia sẻ câu trả lời

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi. 

- HS quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chỉ hình và trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.:

+ Họ hàng bên nội của Hoa: Ông bà nội của Hoa; gia đình anh trai của bố Hoa.

+ Họ hàng bên ngoại của Hoa: ông bà ngoại của Hoa; gia đình em gái của mẹ Hoa.

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ.

- HS trả lời câu hỏi:

+ Hoa gọi anh trai của bố là bác trai; vợ của bác trai là bác gái; con trai và con gái của các bác là anh họ và chị họ.

+ Hoa gọi em gái của mẹ là dì; chồng của dì là chú (theo cách gọi của người miền Bắc); con gái của dì và chú là em họ.

- HS trình bày câu trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trao đổi, thảo luận và trình bày:

+ Thành viên trong gia đình họ hàng bên nội của Hoa: ông nội – bà nội (bố mẹ của bố Hoa); bác trai – bác gái (anh trai và vợ của anh trai của bố, theo cách gọi của người miền Bắc); anh, chị họ (con của bác trai và bác gái).

+ Thành viên trong gia đình họ hàng bên ngoại của Hoa: ông ngoại – bà ngoại (bố mẹ của mẹ Hoa); dì – chú (em gái và chồng của em gái của mẹ Hoa, theo cách gọi của người miền Bắc); em họ (con của dì và chú).

 

 

 

- HS trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung

 

- HS chăm chú lắng nghe 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

- HS chăm chú lắng nghe và phát huy điểm mạnh, sửa chữa điểm yếu

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 KẾT NỐI TRI THỨC 

BÀI 18: CƠ QUAN TIÊU HÓA

TIẾT 1

KHỞI ĐỘNG

Điều gì sẽ xảy ra với thức ăn khi chúng ta ăn vào cơ thể?

KHÁM PHÁ

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

  1. Hãy chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa.
  2. Cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào?

 - Các bộ phận của cơ quan tiêu hóa gồm:

  • Miệng
  • Tuyến nước bọt
  • Thực quản
  • Gan
  • Túi mật
  • Tụy
  • Dạ dày
  • Ruột non
  • Ruột già
  • Hậu môn
  • Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc tại hậu môn, dài đến 7 mét, gấp 4 lần chiều cao của người trưởng thành.
  • Thực quản là một ống dài khoảng 25 xen-ti-mét.
  • Dạ dày là thành phần phình to nhất của ống tiêu hóa, làm thành cái túi có thể tích khoảng 1200 xen-ti-mét khối.
  • Ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa, dài từ 4 đến 6 mét ở người trưởng thành. Ruột già dài khoảng 1-1,5 mét.

THỰC HÀNH

  1. Ghép các thẻ chữ thích hợp vào sơ đồ cơ quan tiêu hóa.
  2. Hãy chỉ vị trí một số bộ phận của cơ quan tiêu hóa trên cơ thể em.

TIẾT 2

KHỞI ĐỘNG

Chỉ và nêu tên một số bộ phân chính của cơ quan tiêu hóa.

KHÁM PHÁ

  • Học sinh quan sát Hình 4 SGK tr.76 và trả lời câu hỏi:

Chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ dưới đây.

Hãy nói về tiêu hóa thức ăn ở một số bộ phận của cơ quan tiêu hóa.

Đường đi của thức ăn:

  • Tại khoang miệng: thức ăn được răng cắt, nghiền nhỏ; lưỡi nhào trộn; nước bọt tẩm ướt cho dễ nuốt.
  • Tại dạ dày: co bóp, nhào trộn thức ăn thành dạng lỏng; một phần thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng.

Đường đi của thức ăn:

  • Tại ruột non: hầu hết thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng nhờ mật, dịch tụy và dịch ruột. Chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu đi nuôi cơ thể.
  • Tại ruột già: Hấp thụ phần lớn nước, chất cặn bã chuyển thành phân.

EM CÓ BIẾT?

  • Mỗi ngày tuyến nước bọt tiết ra khoảng từ 800 ml đến 1200 ml nước bọt. Khi nhai, ngửi, nhìn thấy thức ăn ngon, nước bọt có thể được tiết ra nhiều hơn. Khi ngủ, nước bọt tiết ra ít hơn.
  • Nước bọt có vai trò chống vi khuẩn ở khoang miệng.

THỰC HÀNH

Chơi trò chơi “Đó là bộ phận nào?”

TRÒ CHƠI: AI LÀ TRIỆU PHÚ

Thực quản là một ống dài khoảng bao nhiêu cm?.

  • 25 cm
  • 27 cm
  • 26 cm
  • 28 cm

Bộ phận nào co bóp, nhào trộn thức ăn thành dạng lỏng?

  • Miệng
  • Dạ dày
  • Túi mật
  • Gan

Bộ phận nào là thành phần phình to nhất của ống tiêu hóa?

  • Túi mật
  • Thực quản
  • Dạ dày
  • Tụy

Thức ăn được răng cắt, nghiền nhỏ và lưỡi nhào trộn tại đâu?

  • Tại hậu môn
  • Tại thực quản
  • Tại dạ dày
  • Tại khoang miệng

VẬN DỤNG

  1. Hãy viết lại việc ăn, uống và thải chất cặn bã của em trong 3 ngày gần đây theo gợi ý sau:
  2. Nhận xét về việc ăn, uống, thải chất cặn bã của em và chia sẻ với các bạn.

Miêu tả bức tranh, lời thoại nhắc nhở em điều gì?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại nội dung Bài 18.
  • Đọc và chuẩn bị trước Bài 19 – Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

------Còn tiếp-----------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 KẾT NỐI TRI THỨC 

Bộ trắc nghiệm Tự nhiên và xã hội 3 Kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

BÀI 1: HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Người sinh thành ra bố của mình được gọi là gì?

A. Ông nội và bà nội.

B. Ông nội và bà ngoại.

C. Ông ngoại và bà ngoại. 

D. Ông ngoại và bà nội. 

Câu 2: Người sinh thành ra bố của mình được gọi là gì?

A. Ông nội và bà nội.

B. Ông nội và bà ngoại.

C. Ông ngoại và bà ngoại. 

D. Ông ngoại và bà nội. 

Câu 3: Em trai của mẹ được gọi là gì?

A. Bác trai.

B. Cậu. 

C. Chú. 

D. Dượng. 

Câu 4: Em trai của bố được gọi là gì?

A. Bác trai.

B. Cậu. 

C. Chú. 

D. Dượng. 

Câu 5: Em gái của mẹ được gọi là gì?

A. Cô.

B. Bác gái.

C. Mợ.

D. Dì. 

Câu 6: Em gái của bố được gọi là gì?

A. Cô.

B. Bác gái.

C. Mợ.

D. Dì. 

Câu 7: Vợ của em trai của mẹ được gọi là gì?

A. Thím.

B. Bác.

C. Mợ.

D. Dì. 

Câu 8: Các sự kiện trong gia đình sẽ giúp cho mọi người

A. Gắn bó, yêu thương nhau. 

B. Tranh cãi với nhau.

C. Chia rẽ tình cảm nội bộ. 

D. Có thời gian kể các tật xấu của nhau.

Câu 9: Các bạn nhỏ khi tham gia lễ khai giảng sẽ cảm thấy như thế nào?

A. Lo lắng, hồi hộp. 

B. Ủ rũ, buồn bã.

C. Chán nản, khó chịu. 

D. Vui vẻ, phấn khích.

Câu 10: Khi muốn bày tỏ tình cảm với người thân trong gia đình, em sẽ làm gì?

A. Quan tâm. 

B. Nắm tay, ôm ấp.

C. Nói lời yêu thương. 

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Ông nội và bà nội là người đã sinh ra

A. Mẹ, bác trai, bác gái, cậu, dì.

B. Mẹ, thím, mợ, cậu, dì.

C. Bố, bác trai, bác gái, cô, chú. 

D. Bố, bác trai, bác gái, thím, dì.

Câu 2: Ông ngoại và bà ngoại là người đã sinh ra 

A. Mẹ, bác trai, bác gái, cậu, dì.

B. Mẹ, thím, mợ, cậu, dì.

C. Bố, bác trai, bác gái, cô, chú. 

D. Bố, bác trai, bác gái, thím, dì.

Câu 3: Gia đình là nơi như thế nào?

A. Là nơi mọi người yêu thương, chăm sóc lẫn nhau. 

B. Là nơi mọi người trở về nghỉ ngơi sau môt ngày dài làm việc mệt mỏi.

C. Là nơi mọi người tụ tập ăn uống trong mỗi dịp lễ, tết. 

D. Là nơi mọi người tự chăm sóc cho bản thân của mình.

Câu 4: Các việc làm thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình

A. Lắng nghe, chia sẻ, quan tâm, hỏi han.

B. Kể thói hư tật xấu của mọi người.

C. Chơi các trò chơi mà mình yêu thích.

D. Rủ mọi người đi chơi các chỗ mình thích.

Câu 5: Em ở cùng ông bà và bố mẹ, khi ăn cơm, em sẽ mời như thế nào?

A. Con mời bố mẹ, ông bà ăn cơm. 

B. Con mời ông, mời, bố, mời bà, mời mẹ ăn cơm.

C. Con mời ông, mời, bố ăn cơm. 

D. Con mời ông bà, bố mẹ ăn cơm.

----------Còn tiếp-----------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 KẾT NỐI TRI THỨC 

Bộ đề Tự nhiên và xã hội 3 Kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 3 – KẾT NỐI TRI THỨC 

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 35 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bộ phận chân của động vật được sử dụng để?

A. Nằm.

B. Ngủ.

C. Tiêu hóa.

D. Di chuyển.

Câu 2. Nhóm thực vật có ích cho con người là?

A. Cây chè, cây thuốc lá, cây lúa.

B. Cây lúa, cây khoai, cây chè.

C. Cây chè, cây su hào, cây cần sa.

D. Cây thuốc phiện, cây cần sa, cây thuốc lá.

Câu 3. Răng có vai trò gì? 

A. Trộn thức ăn khi nhai. 

B. Làm mềm thức ăn khô. 

C. Tạo ra cảm giác ngon miệng. 

D. Nghiền nhỏ thức ăn. 

Câu 4. Tại sao không nên ăn quả ngay khi vừa vặt ở trên cây xuống?

A. Quả trên cây bị dính nhiều bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường và các chất hoá học khi chăm sóc cây.

B. Em không thích ăn loại quả đó.

C. Quả chưa chín nên ăn không ngon.

D. Chưa gọt vỏ.

Câu 5. Tim đập liên tục khoảng bao nhiêu lần mỗi ngày?

A. 85 000 lần.

B. 100 000 lần.

C. 90 000 lần.

D. 95 000 lần.

Câu 6. Bệnh tuần hoàn nào dưới đây dễ mắc ở lứa tuổi học sinh tiểu học?

A. Bệnh nước ăn chân.

B. Bệnh thấp tim.

C. Bệnh tay chân miệng.

D. Bệnh á sừng.

Câu 7. Phản xạ do bộ phận nào trong cơ thể điều khiển?

A. Tuỷ sống.

B. Não.

C. Dạ dày

D. Tim

Câu 8. Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?

A. Trời rét tự giác mặc áo cho ấm.

B. Chạm tay vào vật nóng vội rụt tay lại.

C. Chạy bộ thì người đổ mồ hôi.

D. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt.

Câu 9. Ngày thế giới phòng chống ma túy là

A. 24.6.

B. 25/6.

C. 26/6.

D. 27/6.

Câu 10. Cho biết trên la bàn nam châm kí hiệu N chỉ hướng nào?

A. Bắc.

B. Đông.

C. Nam.

D. Tây.

Câu 11. Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở

A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây.

B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.

C. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.

D. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.

Câu 12. Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo

A. Vị trí của thủ đô.

B. Kinh tuyên giữa.         

C. Biên giới quốc gia.       

D. Điểm cực đông.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm) Em hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.

Câu 2. (2 điểm) Theo em, tác hại của thuốc lá đối với hệ thần kinh là gì? Nếu có người rủ em hút thuốc lá, em sẽ làm gì?

----------Còn tiếp-----------

Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)

Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối, soạn giáo án word và powerpoint Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối, soạn Tự nhiên và Xã hội 3 kết nối

Tài liệu giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội tiểu học

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay