Đề thi thử lịch sử tốt nghiệp THPTQG 2023 (Sở giáo dục Hà Nội)

Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2023 Sở giáo dục Hà Nội sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập cho học sinh để chuẩn bị kiến thức tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi với dạng câu hỏi quen thuộc, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Dưới đây là đề thi thử mới, mời thầy cô và các em tham khảo

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2023 MÔN LỊCH SỬ CỦA SỞ HÀ NỘI

Câu 1. Kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người được mở đầu bằng sự kiện nào sau đây?

  1. Tàu vũ trụ Phương Đông đưa Gagarin bay vòng quanh trái đất.
  2. Tàu vũ trụ Apollo đưa Neil Armstrong đổ bộ lên mặt trăng.
  3. Mĩ xây dựng thành công cơ quan Hàng không và Vũ trụ NASA.
  4. Các cường quốc liên kết thành lập trạm vũ trụ quốc tế ISS.

Câu 2. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia từ những năm 80 của thế kỉ XX là một trong những biểu hiện của xu thế nào sau đây?

  1. Bảo hộ thuế quan.
  2. Toàn cầu hóa.
  3. Hợp tác đa phương.
  4. Nhất thể hóa.

Câu 3. Trong thời kì 1945 - 1954, thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”?

  1. Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950).
  2. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè (1953).
  3. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947).
  4. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Câu 4. Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thi hành chính sách kinh tế nào sau đây?

  1. Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể.
  2. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân.
  3. Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo.
  4. Thành lập các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân.

Câu 5. Sự kiện nào sau đây đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới?

  1. Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).
  2. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917).
  3. Quốc tế Cộng sản được thành lập (1919).
  4. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939).

Câu 6. Từ sau khi giành độc lập, quốc gia Nam Á nào sau đây đã tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp?

  1. Thái Lan.
  2. Ai Cập.
  3. Trung Quốc.
  4. Ấn Độ.

Câu 7. Trong đông - xuân 1953 - 1954, Pháp - Mĩ đã triển khai ở Đông Dương kế hoạch quân sự nào sau đây?

  1. Kế hoạch Rơve.
  2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
  3. Kế hoạch Giônxơn - Mác Namara.
  4. Kế hoạch Nava.

Câu 8. Sau năm 1975, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là

  1. tiến hành cải cách ruộng đất.
  2. xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
  3. chỉ tập trung khôi phục kinh tế.
  4. chú trọng phát triển nông thôn.

Câu 9. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã chủ trương thành lập mặt trận nào sau đây?

  1. Mặt trận Liên Việt.
  2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  3. Mặt trận Việt Minh.
  4. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Câu 10. Thắng lợi nào sau đây đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam Việt Nam?

  1. Chiến dịch Tây Nguyên (1975).
  2. Chiến thắng Phước Long (1975).
  3. Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).
  4. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (1975).

Câu 11. Thắng lợi nào sau đây của quân dân ta đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973?

  1. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
  2. Chiến dịch Lam Sơn - 719.
  3. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
  4. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long.

Câu 12. Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX kết thúc sau khi thực dân Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?

  1. Khởi nghĩa Yên Thế.
  2. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
  3. Khởi nghĩa Ba Đình.
  4. Khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 13. Khó khăn về chính trị của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

  1. ngân sách nhà nước trống rỗng.
  2. hơn 90% dân số không biết chữ.
  3. nạn đói chưa được khắc phục.
  4. chính quyền cách mạng còn non trẻ.

Câu 14. Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương dựa vào lực lượng chủ yếu nào sau đây để tiến hành cuộc cách mạng bạo lực?

  1. Công nhân và dân nghèo lao động ở thành thị.
  2. Học sinh, sinh viên yêu nước ở các đô thị lớn.
  3. Binh lính người Việt Nam trong quân đội Pháp.
  4. Một bộ phận người Pháp có tư tưởng dân chủ.

Câu 15. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đã xác định đội tiên phong của giai cấp nào sau đây nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

  1. Giai cấp nông dân.
  2. Giai cấp địa chủ.
  3. Giai cấp công nhân.
  4. Giai cấp tư sản.

Câu 16. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 là

  1. đòi một số quyền lợi về kinh tế.
  2. đòi tăng lương, giảm giờ làm.
  3. chia lại ruộng đất cho nông dân.
  4. giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Câu 17. Từ năm 1950 đến năm 1973, khu vực nào sau đây đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới?

  1. Đông Âu.
  2. Tây Âu.
  3. Nam Á.
  4. Đông Bắc Á.

Câu 18. Năm 1953, để xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện

  1. cải cách ruộng đất.
  2. thực hành tiết kiệm.
  3. giảm tô, giảm thuế.
  4. tăng gia sản xuất.

Câu 19. Trong những năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu có hoạt động yêu nước nào sau đây?

  1. Thành lập Việt Nam Quang phục hội.
  2. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.
  3. Vận động thay đổi về trang phục.
  4. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

Câu 20. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải thừa nhận sự thất bại của chiến lược nào sau đây?

  1. Chiến tranh cục bộ.
  2. Phản ứng linh hoạt.
  3. Việt Nam hóa chiến tranh.
  4. Chiến tranh đặc biệt.

Câu 21. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945 là

  1. đánh đổ đế quốc và tay sai, giành ruộng đất cho nông dân.
  2. đánh đổ địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.
  3. đánh đổ đế quốc, phát xít và tay sai, giành độc lập dân tộc.
  4. chống chế độ phản động thuộc địa giành tự do, dân chủ.

Câu 22. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), kinh tế Việt Nam có biểu hiện nào sau đây?

  1. Phát triển cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp.
  2. Phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
  3. Phát triển độc lập và cạnh tranh với nền kinh tế Pháp.
  4. Kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu du nhập vào Việt Nam.

Câu 23. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là

  1. khởi nghĩa vũ trang.
  2. đấu tranh ngoại giao.
  3. khởi nghĩa từng phần.
  4. công khai, hợp pháp.

Câu 24. Điều khoản nào sau đây không phải là nội dung của Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (3/1946)?

  1. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, quân đội riêng.
  2. Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam, giữ nguyên quân đội tại vị trí cũ.
  3. Chính phủ Việt Nam cho 15.000 quân Pháp ra Bắc và rút dần trong vòng 5 năm.
  4. Pháp cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Câu 25. Yếu tố khách quan thuận lợi nào sau đây đã giúp một số nước Đông Nam Á giành được chính quyền năm 1945?

  1. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
  2. Nhân dân đã sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền.
  3. Lực lượng vũ trang nhân dân đã phát triển lớn mạnh.
  4. Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập.

Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

  1. Mở đầu quá trình giải quyết khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
  2. Khẳng định giai cấp vô sản Việt Nam trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
  3. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
  4. Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam.

Câu 27. Nội dung nào sau đây là đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX?

  1. Đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống và sản xuất.
  2. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ kinh nghiệm sản xuất.
  3. Kĩ thuật là động lực thúc đẩy khoa học phát triển.
  4. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 28. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  2. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
  3. Chi phí dành cho quốc phòng và an ninh thấp.
  4. Vai trò quản lý, điều tiết kinh tế của nhà nước.

Câu 29. Việc kí kết Hiệp ước an ninh giữa Mỹ và Nhật Bản (1951) đã

  1. giúp Nhật Bản khắc phục khó khăn về nguyên liệu.
  2. đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai quốc gia.
  3. khiến Nhật Bản trở thành đối trọng quân sự với Mĩ.
  4. giúp Nhật Bản khắc phục được thảm họa thiên nhiên.

Câu 30. Nội dung nào sau đây không phải là xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

  1. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm.
  2. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng đa cực.
  3. Mĩ và Liên Xô ra sức chạy đua vũ trang, củng cố trật tự hai cực Ianta.
  4. Hòa bình thế giới đang được củng cố, nhưng xung đột khu vực vẫn còn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề Lịch sử thi thử tốt nghiệp THPTQG năm 2023 các trường chất lượng - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay