Giáo án GDĐP lớp 6 Hải Phòng Chủ đề 3: truyện cổ dân gian Hải Phòng

Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 6 Hải Phòng Chủ đề 3: truyện cổ dân gian Hải Phòng . Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

 CHỦ ĐỀ 3: TRUYỆN CỔ DÂN GIAN HẢI PHÒNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

-       Bước đầu có kĩ năng đọc hiểu một truyện cổ dân gian.

-       Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của truyện cổ dân gian Hải Phòng.

-       Có thái độ trân trọng, tự hào và ý thức giữ gìn, phát huy vốn truyện cổ dân gian Hải Phòng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.

Năng lực riêng:

-       Năng lực phân tích.

-       Năng lực đọc hiểu và chọn lọc kiến thức.

3. Phẩm chất

-       Trân trọng, tự hào phát huy vốn truyện cổ dân gian Hải Phòng.

-       Yêu quê hương, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với GV

-       Giáo án Giáo dục địa phương (Hải Phòng)

-       Bản đồ hành chính tỉnh Hải Phòng.

-       Tranh, ảnh, tư liệu, tài liệu sưu tầm.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với HS

-       Tài liệu Giáo dục địa phương (Hải Phòng).

-       Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Lâm Thị Mỹ Dạ, Tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011, tr203)

          Truyện cổ dân gian đóng một vai trò quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị văn hóa của cha ông, bồi đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ. Trong mạch nguồn truyền cổ dân gian chung của dân tộc, mỗi địa phương lại có mạch nguồn riêng, ghi lại nguồn cội, gốc tích quê hương, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của con người địa phương đó.

- GV đặt câu hỏi: Em đã được đọc/ được nghe kể một truyện cổ dân gian Hải Phòng nào chưa? Hãy cùng chia sẻ với bạn cùng bàn về truyện cổ dân gian đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi gợi mở của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận:Một số truyện cổ dân gian Hải Phòng là: sự tích đền Bà Đế Hải Phòng, truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Kiến Thụy, Hải Phòng, đồng tiền Vạn Lịch,…

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Chủ đề 3 – Truyện cổ dân gian Hải Phòng.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về truyện cổ dân gian Hải Phòng.

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu vài nét về truyện cổ dân gian Hải Phòng.

b. Nội dung: Đọc thông tin mục 1 – SGK tr.19, 20, thảo luận nhóm và tìm hiểu vài nét về truyện cổ dân gian Hải Phòng.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày vài nét về truyện cổ dân gian Hải Phòng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi dẫn dắt: Theo em, yếu tố nào góp phần tạo nên sự phong phú cho kho tàng truyện cổ dân gian Hải Phòng?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I, thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy giới thiệu với bạn một vài nét về hình thức và nội dung truyện cổ dân gian Hải Phòng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

1. Vài nét về truyện cổ dân gian Hải Phòng

a. Giới thiệu chung:

- Yếu tố:

+ Hải Phòng là nơi sinh cơ lập nghiệp của cư dân nhiều tỉnh, thành phố.

+ Văn hóa, phong tục, tập quán phong phú và góp phần hình thành cả một kho tàng văn học dân gian khá đồ sộ.

- Truyện cổ dân gian Hải Phòng chủ yếu tập hợp những truyện trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Nội dung: có nguồn gốc dân gian, mang dấu ấn mảnh đất và con người Hải Phòng.

- Thể loại chủ yếu: truyền thuyết, truyện cổ tích.

b. Về nội dung:

- Đề tài: công cuộc lấn biển, những tri thức ngư nghiệp, văn hóa và đời sống tâm linh, tín ngưỡng, khát vọng tự do,…

- Tiêu biểu: truyền thuyết về Nữ tướng Lê Chân, truyện cổ Quận He,…

c. Về nghệ thuật:

- Lối kể hấp dẫn, thể hiện trí tưởng tượng phong phú.

- Có cốt lõi lịch sử, đan xen với yếu tố hoang đường, kì ảo tạo nên sự thi vị.

- Sử dụng yếu tố kì ảo.

- Vừa mang những nét chung của truyện cổ dân gian Việt Nam, vừa mang dấu ấn riêng gắn liên với mảnh đất và con người Hải Phòng.

 

Hoạt động 2: Thực hành đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về câu chuyện Đồng tiền Vạn Lịch.

b. Nội dung: Đọc thông tin mục 2 – SGK tr.21-24, đọc văn bản và tìm hiểu về câu chuyện Đồng tiền Vạn Lịch.

c. Sản phẩm học tập: HS đọc hiểu văn bản.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc văn bản Đồng tiền Vạn Lịch và trả lời câu hỏi:

+ Đọc diễn cảm và tóm tắt truyện Đồng tiền Vạn Lịch.

+ Xác định nội dung chính của câu chuyện.

+ Truyện kể về những nhân vật nào?

+ Xác định những sự kiện chính trong truyện.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

2. Thực hành đọc hiểu

a. Đọc văn bản và tìm hiểu khái quát

- Ngôi kể: Ngôi thứ ba.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự.

- Nội dung chính: "Đồng tiền Vạn Lịch" là truyện cổ tích kể về một phú thương giàu sang nhưng bạc tình bội nghĩa và giải thích về nguồn gốc của đồng tiền Vạn Lịch. Truyện còn là bài học giáo dục sâu sắc về sự tin tưởng lẫn nhau trong mối quan hệ vợ chồng.

- Tóm tắt chuyện: Vạn Lịch là một người lái buôn to, giàu có và có người vợ tên là Mai thị. Một hôm, thuyền buôn đậu ở bãi vắng, có anh đánh giậm đến xin một miếng trầu, Mai thị thương hại đem trầu cho thì bị Vạn Lịch nghi ngờ không thực lòng nên vứt cho một thỏi vàng và đuổi khỏi thuyền. Sau đó, nàng gặp lại anh đánh giậm và nên duyên vợ chồng. Ba năm sau, trong một lần nói chuyện, người chồng nói cho vợ nghe về số vàng ở chỗ mình đánh giậm. Mai Thị sử dụng số vàng để xây nhà, cửa, sắm mặc cho người chồng ngờ nghệch. Trong một lần, anh chồng đánh giậm xô đổ bức tượng ở ngôi đền, nhà vua bị đau nửa người. Bao nhiêu danh y không chữa được. Sau đó, anh đánh giậm nâng tượng đứng lên được nên vua ban cho chức vụ tuần ty. Trong một lần thuyền của Vạn Lịch qua đây đã gặp lại Mai thị nên Vạn Lịch vô cùng xấu hổ và biệt tích từ đó. Mai thị bèn đem tất cả tài sản của Vạn Lịch tâu vua xin đúc “tiền Vạn Lịch” rồi phát cho người nghèo.

- Nhân vật trong truyện: Mai thị, anh đánh giậm, Vạn Lịch, vua,…

- Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “không xô xát với nhau bao giờ”: Giới thiệu gia cảnh và tính tình Vạn Lịch và chuyện Mai thị đi khỏi nhà Vạn Lịch, lấy anh đánh giậm.

+ Phần 2: Từ “ba năm trôi qua,…” đến
“… giàu có trong vùng.”: Mai thị và cuộc sống với người chồng đánh giậm.

+ Phần 3: Từ “Một hôm…” đến hết: Mai thị gặp lại Vạn Lịch và sự biệt tích của Vạn Lịch.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chi tiết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc phần 1 và tìm hiểu:

+ Nhân vật Vạn Lịch trong truyện có gia cảnh và tính tình như thế nào? Em thích hay không thích tình cách của nhân vật này? Vì sao?

+ Cuộc sống của Mai thị sau khi bị Vạn Lịch đuổi đi sướng hay khổ? Tìm dẫn chứng về cuộc sống của Mai thị sau khi bị đuổi khỏi thuyền.

- GV yêu cầu HS đọc phần 2 và tìm hiểu:

+ Tìm những câu văn thể hiện những khó khăn trong cuộc sống của người dân vùng sông nước.

+ Sự kiện gì xảy ra đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của hai vợ chồng Mai thị?

+ Chỉ ra những chi tiết kì ảo trong truyện Đồng tiền Vạn Lịch.

- GV yêu cầu HS đọc phần 3 và cho biết: Em có nhận xét gì về kết thúc truyện Đồng tiền Vạn Lịch?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

b. Tìm hiểu chi tiết

* Phần 1:

- Gia cảnh:

+ buôn to, giàu có hạng nhất nhì trong nước.

+ Có một trăm chiếc thuyền để chở hàng.

+ Thuyền không khác gì nhà trên đất.

+ Đồ dùng toàn bằng vàng bạc.

- Tính cách: nghi ngờ, hay ghen, nóng nảy, xét nét, xỉ vả Mai thị thậm tệ.

- Em không thích nhân vật này vì tính tình nóng nảy và vũ phu.

- Cuộc sống của Mai thị sau khi bị đuổi khỏi thuyền:

+ Bơ vơ một mình trên bãi biển.

+ Lấy anh đánh giậm làm chồng.

+ Ở nhà quét dọn, khâu vá,chăn nuôi gà vịt.

+ Nghèo nhưng êm ấm, không xô xát.

* Phần 2:

- Những câu văn thể hiện sự khó khăn trong cuộc sống của người dân vùng sông nước:

+ Sinh sống và an cư tại ven bờ sông.

+ Gặp bão, thuyền đắm.

- Sự kiện làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của hai vợ chồng Mai thị là việc chồng Mai thị nâng được pho tượng rỗng giúp nhà vua khỏi bệnh.

- Chi tiết kì ảo:

+ Vợ chồng Mai thị nhặt được vàng.

+ Người chồng vào đền chơi còn xô đổ pho tượng phỗng trong đền, dẫn đến việc đau bại một nửa người của nhà vua.

+ Mấy cơ lính không nâng nổi pho tượng nhưng anh đánh giậm động tay vào, tượng lại đứng lên được, nhà vua khỏi bệnh.

* Phần 3: Kết thúc truyện Đồng tiền Vạn Lịch là kết thúc truyện hợp lí, không gay cấn mà hợp lí.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Chat hỗ trợ
Chat ngay