Giáo án GDĐP lớp 6 Hải Phòng Chủ đề 7: nghề truyền thống ở Hải Phòng

Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 6 Hải Phòng . Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa họcChủ đề 7: nghề truyền thống ở Hải Phòng, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

CHỦ ĐỀ 7: NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HẢI PHÒNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

-       Kể tên được các nghề truyền thống ở Hải Phòng.

-       Lập được kế hoạch tìm hiểu một nghề truyền thống ở Hải Phòng và thực hiện được kế hoạch đó.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.

Năng lực riêng:

-       Năng lực thuyết trình và sử dụng Internet để tìm hiểu nghề truyền thống của Hải Phòng.

-       Năng lực quan sát, chọn lọc thông tin.

3. Phẩm chất

-       Có thái độ trân trọng, ý thức gìn giữ, phát triển nghề truyền thống ở Hải Phòng.

-       Yêu quê hương, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với GV

-       Giáo án Giáo dục địa phương (Hải Phòng)

-       Bản đồ hành chính tỉnh Hải Phòng.

-       Tranh, ảnh, tư liệu, tài liệu sưu tầm.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với HS

-       Tài liệu Giáo dục địa phương (Hải Phòng).

-       Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video sau: https://youtu.be/jqo3OWaxr_I

- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể tên các làng nghề truyền thống ở quận (huyện) của em. Em đã từng đi tham quan các làng nghề truyền thống đó chưa. Giới thiệu một số thông tin về làng nghề truyền thống đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi theo ý kiến.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nghề truyền thống là nghề đã hình thành từ lâu đời, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay. Sản phẩm của nghề truyền thống không chỉ có giá trị sử dụng mà còn thể hiện phong tục tập quán và nét đẹp văn hóa dân tộc. Hải Phòng là thành phố có nhiều nghề truyền thống độc đáo, giàu ý nghĩa lịch sử và văn hóa. Nghề truyền thống ở Hải Phòng thuộc các nhóm nghề khác nhau với sản phẩm đa dạng. Hiện nay, nghề truyền thống vẫn được bảo tồn và phát triển ở nhiều làng nghề, phân bố rộng khắp trên địa bàn thành phố. Điều này góp phần không nhỏ trong sự tăng trưởng kinh tế, xã hội cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa của Hải Phòng. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề 7: Nghề truyền thống ở Hải Phòng.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nghề truyền thống ở Hải Phòng

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu và nắm rõ về nghề truyền thống ở Hải Phòng.

b. Nội dung: Đọc thông tin mục 1 – SGK tr.44-46, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm và tìm hiểu về về nghề truyền thống ở Hải Phòng.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được nghề truyền thống ở Hải Phòng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Kể tên một số nghề truyền thống ở Hải Phòng mà em biết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 HS và tổ chức trò chơi Ghép hình.

- GV chiếu hình ảnh và nêu luật chơi: Mỗi nhóm hãy gắn thẻ tên các làng nghề truyền thống với hình ảnh phù hợp trong vòng 3 phút. Đội nào sắp xếp nhanh và đúng nhất sẽ dành được chiến thắng.

 

 

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi: Ngoài các nghề xuất hiện trong trò chơi, em hãy kể tên một số nghề truyền thống khác ở Hải Phòng.

- GV cho HS xem video về Làng nghề làm mắm ở Cát Hải: https://youtu.be/qgKFHlI_lrA

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

1. Dấu tích người nguyên thủy trên vùng đất Hải Phòng.

a. Kể tên một số nghề truyền thống ở Hải Phòng mà em biết

* Kết quả trò chơi:

- Hình 1. G: Nghề làm mắm ở Cát Hải.

- Hình 2. C: Nghề làm hương ở Kiền Bái, Thủy Nguyên.

- Hình 3. D: Nghề đúc gang ở Mỹ Đồng, Thủy Nguyên.

- Hình 4. E: Nghề tạc tượng ở Bảo Hà, Vĩnh Bảo.

- Hình 5. A: Nghề làm bánh đa ở An Dương.

- Hình 6. B: Nghề đan mây, tre ở Chính Mỹ, Thủy Nguyên.

* Các ngành nghề khác:

- Làng trồng hoa sứ Kiều Trung.

- Làng nghề làm đăng đó ở Hồng Thái.

- Làng nghề mộc Kha Lâm Kiến An.

- Làng nghề cau Cao Nhân, Thủy Nguyên.

- Làng gốm Dưỡng Động, Thủy Nguyên.

- Làng nghề chăn trâu chọi Đồ Sơn.

- Làng chiếu cói Lật Dương, Tiên Lãng.

- Làng hoa Đằng Hải, Hải An.

Nhiệm vụ 2: Lập kế hoạch tìm hiểu một nghề truyền thống ở Hải Phòng.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (4 - 6 HS) và nêu nhiệm vụ: Thảo luận và lập kế hoạch tìm hiểu một nghề truyền thống ở Hải Phòng. Có thể chọn nghề gợi ý trong phần a.

- GV gợi ý:

+ Xác định nghề truyền thống cần tìm hiểu: dự định tìm hiểu nghề truyền thống nào?

+ Nội dung tìm hiểu:

Ÿ Nghề truyền thống đó có từ khi nào?

Ÿ Cơ sở làm nghề ở đâu?

Ÿ Hoạt động đặc trưng, dụng cụ lao động và sản phẩm chính là gì?

Ÿ Vai trò của nghề đó với địa phương như thế nào?

+ Cách thức tìm hiểu: tổ chức hoạt động nào để tìm hiểu nghề truyền thống.

+ Thời gian, địa điểm: tìm hiểu nghề truyền thống vào thời gian nào, ở đâu?

+ Báo cáo kết quả: nội dung, hình thức báo cáo kết quả như thế nào?

+ Phân công nhiệm vụ: các thành viên trong nhóm/lớp có nhiệm vụ cụ thể như thế nào

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

b. Lập kế hoạch tìm hiểu một nghề truyền thống ở Hải Phòng.

Gợi ý:

* Xác định nghề truyền thống cần tìm hiểu: Nghề làm bánh đa ở An Dương.

* Nội dung tìm hiểu:

- Thời gian: có từ thời xa xưa.

- Cơ sở làm nghề: Nông Xá, Tân Tiến, An Dương.

- Hoạt động đặc trưng: làm bánh tráng đỏ.

- Dụng cụ lao động: nồi bánh tráng bằng tay hoặc máy tráng bánh.

- Vai trò:

+ Giúp người dân nâng cao đời sống.

+ Phát triển truyền thống làng nghề ở địa phương.

+ Cung cấp sản phẩm cho khắp nơi trên thế giới.

* Cách thức tìm hiểu: tham quan trải nghiệm tại cơ sở làm nghề truyền thống và trò chuyện với người làm nghề truyền thống.

* Thời gian, địa điểm: tại làng nghề Nông Xá, An Dương.

* Báo cáo kết quả: trình bày báo cáo thành một bài thuyết trình.

* Phân công nhiệm vụ.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Chat hỗ trợ
Chat ngay