Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Hải Phòng

Tài liệu giáo GDĐP lớp 6 Hải Phòng. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Hải Phòng. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Hải Phòng lớp 6

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Hải Phòng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Hải Phòng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Hải Phòng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Hải Phòng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Hải Phòng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Hải Phòng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Hải Phòng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Hải Phòng

 

CHỦ ĐỀ 5: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN HẢI PHÒNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

-       Biết được vị trí địa lí của thành phố Hải Phòng.

-       Nhận biết được đặc điểm cơ bản của tự nhiên Hải Phòng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.

Năng lực riêng:

-       Năng lực sử dụng bản đồ.

-       Năng lực quan sát, nhận xét và chọn lọc thông tin.

3. Phẩm chất

-       Yêu quê hương, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với GV

-       Giáo án Giáo dục địa phương (Hải Phòng)

-       Bản đồ hành chính tỉnh Hải Phòng.

-       Tranh, ảnh, tư liệu, tài liệu sưu tầm.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với HS

-       Tài liệu Giáo dục địa phương (Hải Phòng).

-       Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi Đuổi hình bắt chữ:

- GV nêu luật chơi: HS quan sát hình ảnh GV chiếu trên bảng và cho biết tên địa điểm đang được nhắc tới là đâu?

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS yêu cầu HS tham gia trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 6 HS trả lời câu hỏi:

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Biển Đồ Sơn

Núi Voi

Đảo Hòn Dấu

Hình 4

Hình 5

Hình 6

Quần đảo Cát Bà

Đảo Bạch Long Vĩ

Vườn quốc gia Cát Bà

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét(nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hải Phòng có lịch sử hình thành, phát triển tự nhiên lâu dài và phức tạp. Kết quả của các quá trình tự nhiên đã tạo nên thiên nhiên của thành phố rất đa dạng, bao gồm cả núi, sông, biển và đồng bằng. Nhưng đã bao giờ em tự hỏi: Khí hậu Hải Phòng có đặc điểm gì? Ở Hải Phòng, địa hình đồi núi phân bố ở khu vực (quận, huyện) nào? Hải Phòng có những sông nào chảy qua. Để tìm hiểu những thông tin đó, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề 5: Địa lí tự nhiên Hải Phòng.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu và nắm rõ về vị trí địa lí của Hải Phòng.

b. Nội dung: Đọc thông tin mục 1 – SGK tr.31, 32 và tìm hiểu về vị trí địa lí của Hải Phòng.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được vị trí địa lí của Hải Phòng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.31 và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày đặc điểm về vị trí địa lí của Hải Phòng.

+ Vị trí địa lí đó đã có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng?

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng: Sau khi tìm hiểu về vị trí địa lí của Hải Phòng, em hãy hoàn thành bảng sau:

Địa điểm

Phía Bắc

Phía Nam

Phía Tây

Phía Đông

Nơi tiếp giáp phần đất liền của Hải Phòng

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

1. Vị trí địa lí:

- Là thành phố ven biển, thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng.

- Tiếp giáp:

+ Phía Bắc: tỉnh Quảng Ninh.

+ Phía Tây: tỉnh Hải Dương.

+ Phía Nam: tỉnh Thái Bình.

+ Phía Đông: Vịnh Bắc Bộ.

- Đường bờ biển: 125 km, có nhiều biển đảo như đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ,…

- Nằm trên trục đường giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển.

- Tiêu biểu: quốc lộ 5A, 10, 37, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội, Cảng Hải Phòng, Cảng cửa ngõ Quốc tế Lạch Huyện.

→ Ảnh hưởng:

- Phát triển kinh tế biển.

- Có vị trí chiến lược, phát triển mạng lưới giao thông.

- Tạo nên sự gắn kết toàn diện của Hải Phòng với các tỉnh, thành khác trong nước và quốc tế.

 

Địa điểm

Phía Bắc

Phía Nam

Phía Tây

Phía Đông

Nơi tiếp giáp phần đất liền của Hải Phòng

Quảng Ninh

Thái Bình

Hải Dương

Vịnh Bắc Bộ

 

Hoạt động 2: Địa hình rất đa dạng có cả đồi núi, đồng bằng và biển, đảo

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu và nắm rõ về điều kiện địa hình của Hải Phòng.

b. Nội dung: Đọc thông tin mục 2 – SGK tr.32, 33, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm và tìm hiểu về địa hình Hải Phòng.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được đặc điểm địa hình của Hải Phòng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể tên những đồi núi và biển đảo ở Hải Phòng mà em biết (Núi Voi, vịnh Lan Hạ, đảo Hòn Dấu, quần đảo Long Châu, đảo Bạch Long Vĩ)

- GV yêu cầu HS đọc mục 2, quan sát Hình 5.1-5.3 – SGK tr.32, 33 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm và nêu sự phân bố các dạng địa hình chủ yếu của Hải Phòng. Kể tên một số địa phương có đồi núi còn sót, vùng núi đá vôi ở Hải Phòng.

 

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Sự ra đời của các công cụ bằng sắt và bằng đồng có ý nghĩa như thế nào đối với cư dân thời bấy giờ?

- GV cho HS xem video về địa hình Hải Phòng: https://youtu.be/pAqYiWChVyI (3:11 - 6:00)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

2. Địa hình rất đa dạng có cả đồi núi, đồng bằng và biển, đảo

- Là vùng đất cổ thuộc miền uốn nếp Việt – Trung.

- Địa hình đa dạng: đồng bằng, đồi núi, ven biển, vùng ngập triều, nghiêng nhẹ về phía đông – đông nam (0,8 – 1,2m).

- Địa hình đồng bằng:

+ Chiếm 85% diện tích đất tự nhiên.

+ Là nơi sản xuất lương thực chủ yếu.

+ Có một số đồi núi còn sót lại ở quận Kiến An, quận Đồ Sơn.

- Địa hình núi đá vôi:

+ Chiếm 10% diện tích đất tự nhiên.

+ Phân bố: đảo Cát Bà, phía Bắc huyện Thủy Nguyên.

- Địa hình bãi bồi ven biển:

+ Chiếm diện tích đáng kể.

+ Phân bố: Vinh Quang, Đông Hưng, Tây Hưng, Tân Trào, Đình Vũ.

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ thống sông, hồ

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu và nắm rõ về hệ thống sông, hồ ở Hải Phòng.

b. Nội dung: Đọc thông tin mục 3 – SGK tr.33, 34, quan sát hình ảnh và nêu đặc điểm sông, hồ ở Hải Phòng.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được đặc điểm của hệ thống sông, hồ ở Hải Phòng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ Hình 5.4 và thực hiện nhiệm vụ: Kể tên các con sông chảy qua Hải Phòng. (sông Lạch Tray, sông Thái Bình, sông Cấm, sông Bạch Đằng, sông Văn Úc, sông Hóa)

- GV yêu cầu HS đọc mục 3 – SGK tr.33, 34, thảo luận nhóm và tìm hiểu về đặc điểm sông, hồ ở Hải Phòng:

+ Nhóm chẵn: Tìm hiểu về hệ thống các con sông.

+ Nhóm lẻ: Tìm hiểu về hệ thống các hồ, ao.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết? – SGK tr.37 để hiểu những sự kiện lịch sử diễn ra tại các vùng cửa sông.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

3. Hệ thống sông, hồ

a. Sông

- Hệ thống sông ngòi dày đặc.

- Tổng chiều dài: 300 km và mật độ trung bình: 0,18 km/km2.

- Hướng sông: tây bắc – đông nam.

- Các cửa sông chính: Nam Triệu, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình.

- Năm 1981: nước sông Cấm dồn cả ra cửa Nam Triệu.

- Năm 2019: mở rộng từ sông Bạch Đằng qua kênh Cái Tráp để thông luồng ra cửa Lạch Tray.

- Có các sông nhánh: sông Rế, sông Giá, sông Mới, sông Tam Bạc, sông Đa Độ,…

- Việc sử dụng tài nguyên nước phụ thuộc vào chế độ thủy triều, chế độ dòng chảy nên cần khai thác và sử dụng hợp lí.

b. Hồ

- Nằm xen kẽ trong khu dân cư đông đúc.

- Một số đầm, vụng ven đê đang được bồi đắp dở dang.

- Vai trò:

+ tạo cảnh quan đô thị và điều hòa khí hậu.

+ nuôi trồng thủy sản.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về đất đai của Hải Phòng.

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu và nắm rõ về đặc điểm đất đai ở Hải Phòng.

b. Nội dung: Đọc thông tin mục 4 – SGK tr.34 và tìm hiểu về đặc điểm đất đai ở Hải Phòng.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được đặc điểm đất đai ở Hải Phòng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc mục 4 – SGK tr.34 và trả lời câu hỏi: Ở Hải Phòng có mấy loại đất chính? Trình bày khái quát đặc điểm đất đai ở Hải Phòng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

4. Đất đai

- Diện tích: 57 000 ha.

- Nguồn gốc: phù sa của sông Thái Bình và nằm ven biển nên phần lớn mang tính chất đất chua phèn và mặn.

- Có 3 loại đất chính:

+ Đất chua:

Ÿ Phân bố: ở phía trong đê.

Ÿ Có nguồn gốc đất phù sa do hệ thống sông bồi đắp.

Ÿ Thuận lợi trồng lúa, thuốc lào.

+ Đất chua mặn:

Ÿ Phân bố: nằm ngoài đê.

Ÿ Chiếm diện tích nhiều nhất.

Ÿ Chịu ảnh hưởng của thủy triều

Ÿ Thuận lợi trồng rau màu

+ Đất mặn:

Ÿ Phân bố: vùng sát biển.

Ÿ Thích hợp trồng cây sú, vẹt.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Hải Phòng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Hải Phòng

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay