Giáo án lịch sử 4 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn lịch sử lớp 4 bộ sách "kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 2345. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án lịch sử 4 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 4 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 4 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 4 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 4 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 4 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 4 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 4 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 4 kết nối tri thức

Bản xem trước: Giáo án lịch sử 4 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một số nét văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (lễ hội Gầu tào, lễ hội Lồng tồng, hát Then, múa Xòe Thái, chợ phiên vùng cao,…)
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tìm tòi khám phá thông qua việc mô tả một số nét văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống : đề xuất những việc nên làm để giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa vùng cao.
  • Có khả năng sưu tầm và khai thác thông tin về những nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phục vụ bài học.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng giá trị văn hóa truyền thống.
  • Có trách nhiệm bảo vệ và phát huy những giá trị của văn hóa vùng cao.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
  • Video tranh ảnh về một số lễ hội , chợ phiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Video/audio trích đoạn hoặc một bài hát Then.
  • Bảng sơ đồ tư duy.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về lễ hội, chợ phiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hoặc địa phương sưu tầm qua sách, báo, internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình 1 SHS tr.89 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hình dưới đây giúp em hiểu biết điều gì về về văn hóa của dân tộc Mông ở Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

+ Hãy nêu hiểu biết của em về một số nét văn hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

+ Gầu Tàu là một lễ hội tiêu biểu nhất của người Mông với mục đích là cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ đã ban cho gia đình sự sức khỏe, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc ban cho những người dân trong bản Mông một năm mới mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng. Lễ hội hứa hẹn một năm mới mùa màng bội thu, một cuộc sống của bà con các dân tộc thiểu số trên Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung và dân tộc Mông nói riêng có một cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

+ Một số nét văn hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ: lễ hội hoa ban Điện Biên, hội xuân hát giao duyên của người Dao đỏ, lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) của người Tày -Nùng hay các chợ phiên miền núi nổi tiếng như Bắc Hà, Tả Phìn, Mèo Vạc, Đồng Đăng…

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Lễ hội

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Kể được tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Mô tả được một lễ hội mà em ấn tượng nhất.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin mục 1, kết hợp quan sát hình 2 – 3 SHS tr.29 và trả lời câu hỏi: Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Lễ hội cầu an bản Mường ở Mai Châu (Hòa Bình), lễ hội hoa ban, lễ hội đền Gióng,...

+ Tất cả các lễ hội đều cầu mong cho mọi người có một năm mới nhiều may mắn, khỏe mạnh, mùa màng bội thu,...

- GV trình cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lễ hội hoa Ban (Điện Biên)

Lễ hội hát giao duyên của người Dao đỏ

Lễ hội xuống đồng

ngày xuân Tây Bắc

Lễ hội hái mận

Mộc Châu

https://www.youtube.com/watch?v=cx1NaRXoOJg

(1p25 - 7p30)

- GV tiếp tục tổ chức cho HS thảo luận và kể tên các lễ hội khác ở địa phương mình, mô tả hoạt động trong lễ hội.

+ GV khuyến khích HS giới thiệu lễ hội bằng tranh ảnh, video (đã sưu tầm trước).

- GV mời đại diện các nhóm mô tả về lễ hội của địa phương mình. Các nhóm khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Hát múa dân gian

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giới thiệu được những nét cơ bản về múa xòe Thái, hát Then của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Nêu được ý nghĩa của loại hình nghệ thuật đó.

b. Cách tiến hành

* Hát then

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, hướng dẫn HS quan sát hình 4, kết hợp đọc thông tin mục 2 SHS tr.29 và trả lời câu hỏi: Giới thiệu nét cơ bản về hát Then của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lên giới thiệu trước lớp những nét cơ bản về hát Then (khuyến khích HS sử dụng tranh ảnh, tài liệu chuẩn bị trước). Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Hát Then là loại hình nghệ thuật dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, Thái, được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

+ Hát Then được tổ chức vào những dịp lễ quan trọng, thể hiện mong muốn của người dân về cuộc sống may mắn, tốt lành.

- GV cho HS nghe thêm video về điệu hát Then.

https://www.youtube.com/watch?v=iAHrAtQcur8

(0p14 – 2p00)

* Múa xòe

- GV tổ chức cho HS xem clip múa Xòe và quan sát hình 5 SHS tr.30.

https://www.youtube.com/watch?v=LHDcW2BBkRs

(0p12 – 1p00)

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Xòe Thái là loại hình nghệ thuật của dân tộc nào?

+ Xòe Thái được biểu diễn vào những dịp nào?

+ Người Thái mong muốn điều gì qua những điệu xòe?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc của người Thái, thường được tổ chức vào các dịp lễ, Tết, ngày vui của gia đình, dòng họ, bản mường,...

+ Những điệu múa xòe chứa đựng ước mơ, khát vọng và niềm tự hào của người Thái.

Hoạt động 3: Chợ phiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Mô tả được cảnh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Nêu được đặc điểm khác biệt của chợ đêm Bắc Hà,

b. Cách tiến hành

* Chợ Phiên

- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát hình 6 – 7 SHS tr.30, 31, kết hợp đọc thông tin mục 3 và trả lời câu hỏi:

+ Chợ phiên họp vào thời gian nào?

+ Chợ phiên thường bán những gì?

+ Ngoài việc mua bán, trao đổi hàng hóa, người dân đến chợ phiên làm gì?

  

- GV mời đại diện một số nhóm mô tả trước lớp cảnh chợ phiên vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nói cảm nghĩ của mình về chợ Phiên. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Chợ Phiên là nét văn hóa độc đáo của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa và nơi giao lưu, gặp gỡ của mọi người, nơi kết bạn của các bạn thanh niên.

* Chợ phiên Bắc Hà

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, quan sát hình 7 SHS tr.31 và trả lời câu hỏi: Mô tả cảnh chợ phiên Bắc Hà (thời gian họp chợ, các mặt hàng mua bán, trao đổi, điểm khác biệt của chợ phiên Bắc Hà so với chợ nơi em đang sống mà chợ mà em biết).

- GV mời đại diện một số nhóm mô tả trước lớp cảnh chợ phiên Bắc Hà. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Chợ phiên Bắc Hà được đánh giá là chợ đẹp và hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Hiện nay, nhiều du khách chọn chợ phiên Bắc Hà là điểm hẹn không thể thiếu khi đến Lào Cai.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về một số nét văn hóa ở trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu bài tập phần Luyện tập SHS tr.31 và thực hiện nhiệm vụ vào vở: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hóa nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV mời đại diện một số HS giới thiệu sơ đồ tư duy đã hoàn chỉnh trước lớp. Các HS khác quan sát, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và trình chiếu bảng tư duy hoàn thiện về một số nét văn hóa nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: So sánh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với chợ nơi em sống hoặc nơi khác.

- GV hướng dẫn các nhóm thảo luận:

+ Chợ nơi em sống thường họp vào ngày nào?

+ Những hàng hóa nào được mua bán, trao đổi trong chợ?

+ Điểm nổi bật của chợ quê em là gì?

+ Chỉ ra điểm khác biệt giữa chợ quê em và chợ phiên vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

- GV mở rộng kiến thức: Theo em, cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị của văn hóa vùng cao?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Để bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị của văn hóa vùng cao cần:

+ Tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của vùng cao.

+ Tham gia các hoạt động để tuyên truyền về bản sắc văn hóa vùng cao.

+…

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Một số nét văn hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Có hành động bảo vệ và phát huy những giá trị của văn hóa vùng cao.

+ Đọc trước Bài 7 – Đền Hùng và lễ giỗ Tổ đền Hùng (SHS tr.32).

 

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

- HS xem video, hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS làm việc nhóm.

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS  làm việc nhóm.

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS làm bài vào vở.

 

 

 

- HS trình bày sơ đồ tư duy.

 

- HS quan sát, hoàn chỉnh sơ đồ vào vở.

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

Giáo án lịch sử 4 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 4 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án lịch sử 4 kết nối tri thức, giáo án word lịch sử 4 sách kết nối, tải giáo án lịch sử 4 KNTT, GA lịch sử 4 kết nối 2023

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Chat hỗ trợ
Chat ngay