Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên

Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên


BÀI 13: GIAO LƯU THƯƠNG MẠI VÀ VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á

 

KHỞI ĐỘNG

CÂU CHUYỆN “MỘT THÀNH PHỐ CHỨA ĐẦY CHÂU BÁU”

Di tích Óc Eo nay thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉn An Giang, đất bồi đẩy vào sâu, cách biển 20 km. Nhưng ngược về đầu CN, Óc Eo nằm ở vị trí bước một bước ra tới biển. Những năm 40 của thế kỉ XX, nhiều người dân khi làm ruộng nhặt được khá nhiều vật quý như chuỗi vòng đá quý, nhẫn vàng bạc, mặt ngọc, nhìn không khác mấy với những đồ nữ trang trưng bày trên cửa hàng vàng bạc thời nay.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. QUÁ TRÌNH GIAO LƯU THƯƠNG MẠI

Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa Trung Quốc, Ấn Độ, Địa Trung Hải đã mở ra tuyến đường thương mại quan trọng trên vùng biển Đông Nam Á.

Thuyền buôn của nhiều nước trên thế giới đã có mặt tại đây, mở ra quá trình giao lưu thương mại giữa Đông Nam Á với thế giới bên ngoài.

Quan sát Lược đồ 13.4

Mô tả con đường thương nhân nước ngoài đi qua vùng biển ĐNA 10 kỉ đầu Công nguyên?

Quan sát Hình 13.1, 13.2, 13.3

Những hiện vật trong các tư liệu dưới đây kể lại chuyện gì đã xảy ra trong lịch sử khu vực những thế kỉ đầu Công nguyên?

Những hiện vật trong các tư liệu này là minh chứng cho việc một số nơi ở Đông Nam Á đã có hoạt động buôn bán, có sự hiện diện của thương nhân nước ngoài những thế kỉ đầu Công nguyên.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Trình bày hoạt động giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên.

Giao lưu thương mại đã dẫn đến những thay đổi nào ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên?

Hoạt động giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên

  • Là nơi cung cấp nước ngọt, lương thực.
  • Là nơi trao đổi những sản vật có giá trị như: hồ tiêu, đậu khấu, ngọc trai, san hô, đặc biệt là trầm hương – một mặt hàng có giá trị cao.

Hệ quả của việc giao lưu thương mại

  • Thúc đẩy sự ra đời của những trung tâm thương mại tại khu vực Đông Nam Á, dẫn đến sự phát triển nhanh của lịch sử khu vực.
  • Tác động trực tiếp đến sự ra đời của những vương quốc cổ nằm trên con đường giao lưu đó.
  1. QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA
  • Theo chân những con thuyền buôn bán đến từ nước ngoài, văn hoá bên ngoài cũng có mặt ở khu vực Đông Nam Á.
  • Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là nền văn hóa Ấn Độ.

Quan sát Hình 13.6. 13.7, 13.8

Nhận xét về quá trình giao lưu văn hóa ở  khu vực Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên?

Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn hoá Ấn Độ một cách hoà bình, trên cơ sở chủ động lựa chọn những yếu tố phù hợp trong quá trình lập quốc và phát triển, chủ yếu trong các lĩnh vực tôn giáo, chữ viết, văn học, nghệ thuật.

Tôn giáo

  • Hin-đu giáo và Phật giáo nhanh chóng hoà quyện với tín ngưỡng bản địa, ảnh hưởng lớn đến nền văn hoá của các vương quốc trong khu vực.
  • Phù Nam, các vương quốc trên đảo Xu-ma-tra, đảo Gia-va và vương quốc Pa-gan của người Miến chịu ảnh hưởng từ Phật giáo.
  • Chăm-pa, Chân Lạp chịu ảnh hưởng của Hin-đu giáo.

Chữ viết

  • Chữ Phạn trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc trong buổi đầu thành lập.
  • Về sau, đã dần cải biến chữ Phạn thành chữ viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ,...

Nghệ thuật

Khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam) và quần thể Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a) là hai công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X.

LUYỆN TẬP

Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc buôn bán với Đông Nam Á chủ yếu qua đường nào?

  1. Sông
  2. Biển
  3. Bộ
  4. Sắt

Đáp án B

Tôn giáo đã theo chân các nhà buôn du nhập vào Đông Nam Á:

  1. Phật giáo
  2. Đạo giáo
  3. Thiên chúa giáo
  4. Hồi giáo

Đáp án A

Nêu một ví dụ cho thấy sự sáng tạo của cư dân Đông Nam Á khi tiếp thu văn hóa Ấn Độ.

  • Chữ Phạn trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc trong buổi đầu thành lập.
  • Về sau, đã dần cải biến chữ Phạn thành chữ viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ,...

VẬN DỤNG

Em hãy cho biết con đường thương mại ở Đông Nam Á đi qua những vùng biển, đại dương nào ngày nay.

  • Biển An-da-man ở Đông nam vịnh Ben-ga-, miền Nam Mi-an-ma, miền Tây Thái Lan và miền Đông quần đảo An-da-man thuộc Ấn Độ Dương.
  • Vịnh Ben-gan là điểm bắt đầu của con đường biển nối miền Nam Ấn Độ với eo Kra và bán đảo Ma-lai-xi-a.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Làm bài tập Bài 13 Sách bài tập

Đọc trước Bài 14 – Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay